Hạng F
8/7/16
5.118
10.706
113
Thưa anh chị em mới lái,
Từ lâu mình muốn đóng góp với ae ít bài nhưng sợ văn vẻ không truyền đạt được hết cho ae. Nhân thấy trên VNExpress có bài của anh Hoàng Đức viết quá rõ ràng, dễ hiểu nên giới thiệu với ae với mong muốn sau khi tham khảo bài viết, cùng với sự luyện tập chăm chỉ ae có thể thoải mái điều khiển chiếc xe của mình an toàn tham gia giao thông và có những trải nghiệm thú vị cùng gia đình trong những chuyến đi.
Chúc ae vạn sự tốt lành.
bacai
******

http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/phanh-xe-va-do-deo-the-nao-cho-dung-2200477.html
Thứ ba, 11/10/2016 | 07:55 GMT+7

Phanh xe và đổ đèo thế nào cho đúng

Luôn nhớ giảm đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.
Góc tư vấn này không thể bằng những diễn đàn chuyên về ôtô, nhưng là tờ báo có uy tín, nên có rất nhiều lượt truy cập mỗi ngày. Mặt bằng hiểu biết chung của mọi người rất khác nhau. Những kiến thức tưởng là cơ bản về cơ khí, về vật lý và nguyên lý hoạt động của ôtô nhiều người chưa biết hoặc được đào tạo sai cơ bản. Không ít người hoang mang vì tư vấn thì mỗi người nói một kiểu. Thế nào mới là đúng? Khi phanh thao tác thế nào? Khi đang lái xe thấy khúc cua thì phải làm thế nào? Khi xuống dốc đổ đèo phải thao tác thế nào cho đúng?
Có những cái tưởng đơn giản vậy mà nếu không ai bảo cho ta thì đến lúc gặp ai cũng lúng túng. Khi không biết thì phải "thử nghiệm" rồi dần dần quen với cách lái sai cơ bản. Rồi ta đây "lái xe mấy chục năm" tiếp tục tự tin truyền miệng cho thế hệ sau. Tôi xin phép được trả lời 3 câu hỏi tình huống đặt ra ở trên theo trình tự mức độ quan trọng. Nếu bạn nào cảm thấy không đúng, mong nhận được góp ý bổ sung:
1. Khi phanh thao tác thế nào? (xe số sàn). Phanh xe chỉ việc đạp lên chân bàn phanh với lực vừa phải tùy theo tình huống phanh gấp hay chỉ nhấp nhẹ rà phanh để giảm tốc từ từ, chân trái không động gì vào côn cả. Cho đến khi xe đã giảm tốc đến vận tốc mong muốn thì để ý tốc độ xe hiện tại để đạp côn chuyển số hợp lý, về 1 hoặc 2 hoặc 3 cấp tùy vào vận tốc xe sau khi phanh đang là bao nhiêu. Có bạn bảo, khi nhìn thấy đèn đỏ, nên đạp côn thả trôi để tiết kiệm xăng, điều này không cần thiết.
Khi cần phanh thì càng phải để côn bám và tận dụng sức gìm của động cơ. Nếu thả trôi, phanh sẽ không có động cơ giúp đỡ nên mình nó phải chịu áp lực lớn hơn để hãm. Để côn bám, không những động cơ mà máy nén khí của hệ thống điều hòa cũng góp phần gìm xe.
Nhẹ nhàng, phanh bền hơn. Điều làm các bạn ngộ nhận rằng nếu giảm ga mà không âm côn thả trôi thì xăng vẫn tốn vì động cơ rú to như thế cơ mà, chắc nó vẫn ăn xăng lắm. Sai! Khi bạn nhả hết chân ga, hệ thống chế hòa khí cắt giảm tối đa lượng xăng cung cấp về mức như đang chạy không tải - guaranty - hệt như cắt côn. Dù tiếng máy rú to và vòng tua cao thì đó chỉ là nó quay theo quán tính. Điều ngộ nhận này còn dẫn tới thói quen đạp côn hoặc tắt máy khi đổ đèo dốc vì nghĩ rằng tiết kiệm xăng. Tôi sẽ đề cập tiếp.
2. Phanh gấp bắt đầu thao tác thế nào? Đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cái này giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Lúc phanh không động gì đến chân côn cả. Có nhiều người thao tác không đúng là cứ phanh là họ đạp côn trước!
Cái này có lẽ là bệnh chung của người mới có bằng lái. Nhưng phải thông cảm là do các thầy dạy không đến nơi đến chốn, nên khi ra đường trường vẫn giữ thói quen lái trong sa hình để không bị "chết máy trừ điểm".
Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh thật lực, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô.
3. Kết thúc phanh gấp thì làm gì? Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy. Bây giờ thì động tác lại giống hệt bài thi sa hình với "Tình huống khẩn cấp". Ai đã thi bằng lái đều biết rồi đó, cần phải đạp âm côn để không chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.
Điều thú vị mà các bạn nhận ra ở đây là gì? Đào tạo lái xe ở VN dạy thao tác ở "giai đoạn cuối" chứ không dạy từ đầu nên làm gì. Ngay sau khi phanh gấp tôi thường nhìn gương chiếu hậu ngay tức khắc để chuẩn bị tư thế giảm thiểu chấn thương nếu thấy xe đằng sau đang chuẩn bị lao vào mình.
4. Khi đang lái xe thấy khúc cua thì thao tác thế nào? Nhìn biển báo nếu có. Nếu biển cảnh báo cua gấp, nhất thiết phải rà phanh giảm tốc ngay lập tức trước khi vào cua. Như tôi đã nói lực ly tâm không những phụ thuộc vào góc cua (cua càng gấp lực ly tâm càng lớn), mà còn phụ thuộc vào gia tốc của xe khi đang cua. Nếu ôm cua với tốc độ không đổi thì lực ly tâm là hằng số không đổi, nghĩa là nếu đang cua chưa bị lật thì bạn cứ yên tâm sẽ không bị lật nếu giữ nguyên tốc độ đó.
Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu đạp thêm ga tăng tốc hoặc đạp phanh giảm tốc, khi đó gia tốc bị thay đổi và xe có nguy cơ bị lật rất cao. Hơn nữa, lực ma sát ngang cũng giảm nhiều khi đang cua nên còn có nguy cơ trượt và văng đuôi rất nguy hiểm (các xe hiện đại có hệ thống cân bằng điện tử ESP - Electronic Stability Program để giảm thiểu nguy cơ này).
Vậy nên đừng vào cua tốc độ cao, vào cua tốc độ cao là tự làm khó cho mình, những tài xế nhiều kinh nghiệm họ không dám làm như vậy bao giờ. Có lần trên Youtube cũng đăng cái video xe container bị lật ở Trung Quốc khi cua qua đoạn đèn đỏ đó. Tài xế đang cua bình thường xe không lật nhưng ngay khi tài xế đạp thêm ga tăng tốc trong khi xe vẫn chưa thoát cua lập tức lật. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, có những giới hạn vật lý không thể vượt qua.
Luôn nhớ giảm tốc đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.
5. Đổ đèo thao tác thế nào? (xe số sàn). Kỹ năng đổ đèo là cực kỳ quan trọng nhưng hiếm có trường đào tạo nào nhắc đến. May ra có mỗi bài depart (khởi hành ngang dốc) là có đề cập tới chuyện xe leo dốc làm sao để dừng lại rồi leo tiếp hay rủi ro bị trôi ngược là như thế nào.
Nhưng ngay cả khi tôi hỏi một số bạn học viên là có biết tại sao lại có bài Depart ngang dốc không, nó áp dụng cho tình huống nào, có những người cũng không biết vì sao, chỉ biết là được dạy và phải thi thì tập! Đó là điểm khiếm khuyết của việc đào tạo. Theo tôi kỹ năng đổ đèo cần được đưa vào nội dung chương trình. Có thể bạn không ghép được xe song song hay lùi chuồng móp thân vỏ, nhưng cũng chưa chết người. Trong khi việc đổ đèo mà sai cơ bản thì hậu quả thật khôn lường. Khi đổ đèo tôi thường nhìn biển báo, để còn biết đoạn dốc dài bao nhiêu, độ dốc là bao nhiêu %.
Dùng phanh để giảm tốc độ kết hợp về số.
- Xe bắt đầu thả dốc, giữ khoảng 50 km/h với số 4, vòng tua máy khoảng 2.200 vòng/phút tùy từng xe.
- Thả hoàn toàn chân ga.
- Không đụng đến côn.
- Tiếng máy to dần và xe trôi nhanh dần, vòng tua lên cao hơn 3.500, nhấp phanh để giảm tốc xuống 50 km/h, vòng tua 2.200, lại thả phanh Lặp lại như vậy nếu dốc không quá nghiêng.
Nếu dốc hơn thì phải về số 3, thậm chí số 2, nhưng không được để vòng tua máy lên quá 3.500, sẽ hại đến động cơ, hệ thống làm mát, các chi tiết máy và hộp số. Khi dốc càng gấp thì càng phải đi số thấp và nhấp phanh một cách tiết kiệm. Nghĩ đến phanh như giải pháp cuối cùng.
Tôi đổ đèo dốc kiểu như Tam Đảo hay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng dùng phanh rất hạn chế. Tuyệt đối không thả trôi và không tắt máy khi đổ đèo dốc.
Việc làm đó không hề tiết kiệm xăng như một số bạn nghĩ. Các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với lịch sử hàng trăm năm họ đã có những nghiên cứu khoa học cực kỳ nghiêm túc và cẩn thận. Không lẽ các kỹ sư đó không biết và giờ các bạn sáng tạo kiểu như đổ đèo tắt máy hay âm côn về mo (N) thả trôi để tiết kiệm xăng sao? Trên các tài liệu đặc tả của các loại động cơ, đều đề cập đến chuyện khi chân ga thả hoàn toàn, thì chế hòa khí sẽ cắt giảm tối đa lượng nhiên liệu cung cấp về mức chạy không tải.
Hãy yên tâm là dù có nghe tiếng máy rú ầm lên thì xăng vẫn chẳng tốn hơn tý nào, vì động cơ chỉ quay theo quán tính của xe chứ không ăn thêm xăng. Tắt máy thì khác nào tự sát, hệ thống điện, các hệ thống trợ lực đều bị ảnh hưởng. Còn cái lợi của việc để động cơ gìm giúp xe thì các bạn cũng biết rồi.
Do đó càng đổ đèo thì càng cần phải tận dụng động cơ, máy nén khí điều hòa để gìm xe hỗ trợ cho phanh. Một số bạn lại nói rằng nếu để động cơ gìm xe sẽ làm hại động cơ. Cái này các bạn cũng không phải lo, những chi tiết máy được thiết kế để chịu lực kéo trong phạm vi cho phép, nếu động cơ kéo được bạn lên dốc thì nó cũng đủ bền để gìm bạn xuống cái dốc đó.
6. Đổ đèo thao tác về số thế nào? Kỹ thuật dồn số thấp để "phanh bằng số" yêu cầu phải đồng tốc và làm đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt thì lại cháy côn hoặc vỡ hộp số. Có bạn sẽ hỏi Tại sao lại vỡ hộp số nếu không đồng tốc? Khi không đồng tốc, thì bánh răng nối với cầu chủ động trong hộp số đang quay với tốc độ cao theo đà xe, trong khi động cơ đang chạy ở vòng tua khác. Việc nhả côn sẽ làm cho máy và cầu chủ động khớp vào nhau, động cơ và cầu chủ động xe kết nối, nếu chúng không có cùng vận tốc thì sẽ gây ra lực vặn rất lớn, các bánh răng số có thể bị mẻ gẫy.
Có thể bạn thắc mắc hộp số bền lắm cơ mà? Tôi giải thích nguyên lý của Lực động và Lực tĩnh. Bạn không thể cầm một cái búa to rồi dùng sức ấn cái đinh vào tấm gỗ được. Nhưng với cái búa không to lắm mà giơ lên đập xuống thì đinh thụt vào gỗ rất đơn giản. Lực động là rất lớn, do đó, việc giữ cho côn luôn bám sẽ giảm thiểu hỏng hóc cho hệ thống hộp số và dẫn động của xe. Nếu cần phải tách ly hợp để chuyển số, thì khi tiếp côn phải nhất thiết đồng tốc để tránh sốc. Kỹ thuật đổ đèo là khó và cần được thực hành cẩn thận, tốt nhất là có người có kinh nghiệm kèm cặp là tốt nhất.
Dồn về số mấy? Cái này tùy vào độ dốc, ví dụ bạn thấy con dốc này muốn leo được thì xe phải để số 2, vậy thì khi xuống con dốc này cũng cần đến số 2 mới gìm được xe, còn số cao hơn thì không thể gìm được. Vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo. Rà phanh để xe chậm lại đến khoảng 25-30 km/h (dải tốc độ lý tưởng đảm bảo cho việc về số 2 không bị sốc hộp số và ly hợp không bị trượt nhiều). Về số dứt khoát và thả cho côn bám hết trở lại, nhả phanh cho trôi tiếp, vòng tua máy và tốc độ xe tăng dần mà cao quá thì lại nhấp phanh để hãm nó xuống. Nếu thấy dốc lại dốc hơn nữa, vòng tua máy quá cao, xe thì chở nặng, cần phanh về số thấp hơn nữa, nguyên tắc vẫn thế.
Tóm lại bạn chỉ cần nhớ:
- Nhìn độ dốc để ước lượng nên dùng số mấy để gìm xe - Rà phanh giảm tốc về dải tốc độ phù hợp với mức số rồi chuyển số dứt khoát.
- Quan sát đồng hồ vòng tua máy để đảm bảo máy không chạy với vòng tua quá cao, cao quá thì lại rà phanh. Còn nhiều kỹ thuật nữa trong lái xe. Mong các bạn cùng nhau chia sẻ và giúp hạn chế tai nạn GT.
Chúc mọi người thượng lộ bình an.
Hoàng Đức
************************************

Với xe số tự động thì nguyên lý vẫn vậy, bạn vẫn phải dùng động cơ để hãm xe và dùng phanh thật tiết kiệm. Khi đi số tự động, ko xuống dốc bằng N, cũng ko dùng D mà phải chuyển sang chế độ bán tự động và dùng phanh thật tiết kiệm. Số tự động vẫn có thể "phanh bằng số", cách làm khác chút xíu. Để dễ tưởng tượng ta sẽ cùng nhau "đổ đèo" với 2 xe cụ thể:
1. Kia Morning SLX 4 số tự động:
Bạn đang chuẩn bị đến đoạn phải đổ dốc, rà phanh rồi chuyển từ D sang L2 (L2 là số thấp, với tỷ số truyền khoảng giữa số 2 và 3 khi ở chế độ D), và bạn sẽ thấy xe trôi xuống dốc theo quán tính, vòng tua máy lên cao, nhưng số vẫn ở "số L2" vì đây là chế độ bán tự động, nó ko nhảy số, do đó xe được ghìm lại. Khi vòng tua máy cao, bắt đầu vượt ngưỡng 3000v/ph bạn nên rà phanh cho nó xuống dưới 2000v/phút rồi lại nhả phanh cho trôi. Nếu dốc quá cao thì xe sẽ đạt tốc độ cao rất nhanh và phải rà phanh nhiều để giảm bớt vòng tua máy cho đỡ hại máy, khi đó bạn đã phanh hơi nhiều, lúc này nên rà phanh xuống dưới 2000v/ph rồi về hẳn L1, L1 sẽ giúp xe hãm rất hiệu quả (vì tỷ số truyền nó tương đương với số 1) và nó sẽ ko tự chuyển lên số cao (cái hay là ở chỗ đó, nó sẽ ko chuyển số cao nên xe sẽ bị "ghìm" lại như trường hợp về hẳn số 1 đổ dốc với xe số sàn vậy)
Khi hết đoạn dốc cao giờ dốc thoai thoải hơn, có thể đi nhanh hơn thì bạn lại chuyển lên L2, bạn sẽ thấy xe "thoát" hơn và trôi nhanh hơn nhưng vẫn trong tốc độ an toàn (40km/h ~ 50km/h). Khi hết hẳn dốc thì chuyển sang D lái tiếp như bình thường.
2. Hyundai Sonata 2.0 AT 6 số
Bắt đầu sắp vào đoạn dốc gạt cần số sang trái vào rãnh bán tự động (rãnh có in + và -), nhìn lên taplo sẽ thấy chữ D chuyển thành số hiện tại (ví dụ đang là số 4). Dốc thoai thoải, xe bắt đầu tăng tốc do quán tính, vòng tua máy lên cao trên 3000v/ph, nhưng bạn để ý nó ko tự động lên số 5 vì ta đang đi chế độ bán tự động, rà nhẹ phanh giảm tốc cho xuống 2000v/ph rồi kéo cần số hướng dấu -, nhìn trên taplo sẽ thấy nó hiện số 3 (đang về số 3), xe hơi "ghìm" lại do số thấp sức cản lớn, bạn đang "phanh bằng số", chúc mừng! :)
Cứ thế, quá dốc thì lại về thêm số (kéo về -), độ dốc giảm xe mất đà thì lại đẩy lên + để vào thêm số, sao cho tốc độ cứ trong khoảng 40km/h ~ 50km/h với khúc cua ko quá gắt và ko động vào phanh nhiều là ok. Lưu ý cứ mỗi khi đấm số lên + thì ko cần rà phanh nhưng nếu về số - thì nhất định nên rà phanh để giảm sốc cho hộp số tự động, bạn làm sao xe ko bị "giật" vì hộp số là được, hãy để phanh "ghìm" xe trước, rồi sau đó để hộp số nhẹ nhàng cản xe trôi một cách từ từ.
Chúc bạn thành công!
Hoang Duc - 16:56 18/12/2013
 
Hạng F
8/7/16
5.118
10.706
113
Thân gửi anh @tonyhao,
Mình không dám nói là anh không có tinh thần xây dựng diễn đàn vì anh tham gia cũng đã lâu, hạng bực cũng thuộc lão làng, đóng góp cũng kha khá (113 điểm thành tích).
Nhưng anh buông một câu "dài, dai, dở" làm những ae mới lái ngỡ ngàng, không hiểu. Bằng kiến thức và kinh nghiệm lái xe của mình anh phân tích những cái dở trong bài của tác giả và truyền đạt những cái không dở của mình cho ae mới lái vỡ vạc, lái xe được thoải mái, tham gia giao thông được an toàn chắc sẽ đóng góp cho diễn đàn và cho xã hội được tốt hơn.
Chào anh.
 
Hạng F
30/3/09
6.132
20.141
113
dạ viết dài viết dai thành dở thôi, chứ chả có gì cả,
hy vọng nhiều anh chị em chịu khó đọc hết .

riêng mình thấy khi đề cập đến đè-pa giữa dốc, dừng xe giữa đèo / giữa dốc (xuôi hoặc ngược) mà không đề cập đến cái thắng tay cho người mới lái áp dụng thì dở rồi
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: dongden
Hạng B1
5/6/13
68
793
83
Cảm ơn bác chủ đã chia sẻ kinh nghiệm hay. Nhưng hơi dài chút à, em thì làm biếng đọc :3dcuoigif:, em coi trên Xehay thấý ông Hùng Lâm hướng dẫn cũng dễ hiểu lắm
 
  • Like
Reactions: tonyhao