Hạng B2
12/2/11
461
465
63
45
--> Về vấn đề mâu thuẫn của NĐ với QC :
- QC 41:2012 đã có quy định về hiệu lệnh tín hiệu đèn vàng, QC 41:2016 cũng có quy định về hiệu lệnh tín hiệu đèn vàng và nêu rõ chi tiết hơn so với QC 41:2012.
- QC 41:2012 có NĐ 171 và QC 41:2016 có NĐ 46 --> cả 2 NĐ này đều quy định chế tài đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn GT --> tức chế tài những hành vi không thực hiện hiệu lệnh tín hiệu đèn GT mà QC đã quy dịnh.
==> vậy các NĐ này đâu có trái với QC?

--> Bác lại nghe thông tin klhông đúng bản chất sự việc. Bác chỉ giúp cho em điều nào, khoản nào, điểm nào của quy định pháp luật nào ghi khi gặp đèn vàng không được vượt hay vượt đèn vàng là bị phạt

--> Bác xem lại QC 41:2012, 41:2016, NĐ 171, NĐ46 cũng đã quy định tương tự nội dung bác nêu. Theo em, có sự tranh luận là do việc đưa thông tin không chính xác, theo quy định của NĐ 171 và NĐ 46 hoàn toàn không thể hiện phạt vi phạm khi vượt đèn vàng mà chỉ thể hiện phạt vi phạm khi không chấp hành tín hiệu đèn GT
- Vượt đèn vàng tức khi gặp đèn vàng thì không được vượt qua với bất kỳ tình huống nào --> vượt đèn vàng tương tự như vượt đèn đỏ --> khi nào pháp luật quy định như vậy thì đúng là có vấn đề nhưng thực tế QC, NĐ và cả luật GT hiện hành không có quy định như vậy.
- Không chấp hành tín hiệu đèn GT tức không chấp hành quy định tín hiệu đèn mà pháp luật đã quy định --> pháp luật quy định khi gặp đèn vàng phải : chạy chậm, dừng xe, chạy tiếp .... --> như vậy khi gặp đèn vàng tùy theo tình huống mà phải dừng hoặc phải chạy tiếp --> vì vậy căn cứ theo đúng nội dung của QC, NĐ hiện hành thì chỉ có chế tài với người điều khiển phương tiện đã có đủ thời gian, không gian thực hiện hiệu lệnh đèn vàng nhưng vẫn cố tình vượt đèn, còn khi đã lưu thông đúng theo QC về hiệu lệnh đèn vàng thì không có chế tài.
==> như vậy 2 hành vi này khác nhau hoàn toàn về bản chất và cách thức --> hành vi không chấp hành tín hiệu đèn vàng chỉ bị xử phạt khi không thuộc loại trừ mà QC đã quy định --> không phải cứ gặp đèn vàng thì không được vượt qua hay vượt qua trong bất cứ trường hợp nào cũng bị xử phạt như một số thông tin đưa lên.


Em hiểu ý bác rồi. Đúng là ko có khái niệm vượt đèn vàng trong luật. Có lẽ do em cũng chưa đọc kỹ hết NĐ 46.

NĐ 171 có những điều khoản hết sức nhập nhằng và gây nhiều tranh cãi, nên xxx lấy cơ sở đó để bắt sai nhiều trường hợp. vd:

h) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

Bác đọc có thấy vô lý ko? Trường hợp đã đi quá vạch trước khi đèn vàng bật lên thì nghĩa là qua đèn xanh thì có quái gì mà loại trừ.

Đó là lý do em nói NĐ mâu thuẫn với QC. Còn NĐ 46 hiện tại em chưa nghiên cứu hết nên xin cáo lỗi với bác :)

Nhưng tóm lại là không thể có luật cứ vượt đèn vàng là sai, đúng không bác?
 
  • Like
Reactions: TOAGT
Hạng B2
12/2/11
461
465
63
45
Thật là sai khi em cũng trở thành nạn nhân của báo chí truyền thông cứ giật tít "vượt đèn vàng" :(

Nhưng cũng do cái luật mình nó quá lằng nhằng, cái thì thừa cái thì thiếu. "Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông" bao gồm những khoản nào? Đèn xanh mà vẫn dừng lại thì có bị vô lỗi này không?

Chỉ riêng phần Tín hiệu điều khiển giao thông, thì luật của bang California chi tiết rõ gần như mọi trường hợp ng điều khiển pt tương tác với tín hiệu. http://www.leginfo.ca.gov/cgi-bin/displaycode?section=veh&group=21001-22000&file=21450-21468

Còn mình thì vỏn vẹn mấy dòng. Nên mới có cái cớ sự tranh cãi lằng ngoằn này. Haizz
 
  • Like
Reactions: TOAGT
Hạng B1
6/6/16
57
56
18
Quảng Nam.
Em xin move chủ đề này từ CNL ra đây cho các bác chém nhé.

Thưa các bác, nhân có luật mới về tăng mức phạt khi vượt đèn vàng, em muốn chém gió với các bác về tính đúng đắn, hợp lý của luật này.
Theo ý kiến của em thì nó không đúng.

Trước tiên em xin phép nói rõ, em không ủng hộ những người đã thấy đèn vàng từ xa, nhưng cố tăng tốc để vượt qua.

Thiết kế đèn giao thông có cái đèn vàng, để người tham gia giao thông có khoảng thời gian đủ để dừng phương tiện khi đèn chuyển sang đỏ. Đường này ra luật phạt khi vượt đèn vàng thì coi như bỏ cái đèn vàng đi, phạt khi vượt đèn đỏ cũng vậy.
Em xin nói về tình huống chung trên toàn cầu, trên cả nước, không phân tích trên tp cụ thể nào của VN nhé. Vì nếu phân tích theo thành phố thì hiện nay các đèn tính hiệu ở thành phố HCM đa phần có thêm hệ thống đếm. Nếu có hệ thống đếm thì em công nhận luật này có thể đúng. Nhưng đối với các đèn tính hiệu không có hệ thống đếm. Người giao thông chạy với tốc độ 40 km/h, khi cách đèn giao thông khoảng 10m thì đèn chuyển sang vàng. Để dừng xe kịp trước vạch thì thời gian dừng là 1s, liệu có khả thi không? Và nếu khả thi thì sẽ như thế nào đối với các phương tiện theo phía sau?
Do đó, em không rõ trước đây đã có luật phạt khi vượt đèn vàng chưa? Nhưng nếu giờ sinh ra luật này thì em xin lỗi luật này không làm giao thông tốt hơn mà nhiều khi còn gây ra nhiều vụ tai nạn hơn.
Các bác cho thêm ý kiến nhé.
Cái này để bù thu cho vụ tăng tốc độ lên đây mà. Trái luật mà ban hành được thì con lạy mấy bố. Không có đèn đếm ngược, bố thằng nào dừng khi thấy đèn xanh, có mà tâm thần. Giao thông sẽ loạn vì bị bị thổi loạn.
 
Hạng B1
6/6/16
57
56
18
Quảng Nam.
:3dnhiumay: Các nút giao nhau có cột đèn tín hiệu ko có nhảy số giây càng làm tăng thêm thu nhập cho xxx..
Không cần tuần tra nữa, cứ đứng thấy thằng nào chưa ra khỏi giao lộ khi đèn bật vàng là thịt, ấm no hạnh phúc ngay.
 
Hạng B1
6/6/16
57
56
18
Quảng Nam.
võ văn kiệt từ ql1 vào tới cầu nước lên mình chạy 80, tới dừng đèn đỏ phiá trước vẫn bình thường (không phải thắng gấp), vì nhìn đèn giao lộ từ xa và giảm tốc từ từ thôi
Chạy 80 tới cách vạch dừng 10 m dừng thử xem thằng công ở sau nó làm gì ông, nhớ thử nghe, tôi chờ tin cha
 
Hạng B1
6/6/16
57
56
18
Quảng Nam.
Vậy ý bác là cái ông thi hành pháp luật cũng không hiểu luật, người thi hành luật mà không hiểu luật thì có phải chết cho dân không? Theo ý ông kia khi đèn vàng lên là phải dừng trước vạch, nếu đi lố là chết nhé.
Và bác cho em hỏi trong trường hợp này nhé, theo bác hiểu về luật bác đã nêu ở trên.
Em chạy xe khi đến giao lộ tốc độ 20 km/h (là rất chậm nhé). Cách vạch giao lộ 2m, đèn chuyển sang vàng. Em chạy luôn có bị phạt không? (bác trả lời theo như cách bác hiểu những cái luật bác đã nêu)
Nếu bị phạt trường hợp đó thì em hỏi bác cách để em dừng khi em thấy đèn vàng? Với tốc độ 20km/h, mỗi dây xe đi đc 5m, thì 2m đó làm cách nào để dừng trước vạch.
Bác dừng, thằng chạy sau nó oánh bác vỡ mồm nghe. Bác cứ tính thiệt hơn, phạt thì dung nhan còn, chấp hành thì đi thẩm mỹ viện, 50/50 chọn đi
 
Hạng B2
15/8/14
413
578
93
44
Thật là sai khi em cũng trở thành nạn nhân của báo chí truyền thông cứ giật tít "vượt đèn vàng" :(

Nhưng cũng do cái luật mình nó quá lằng nhằng, cái thì thừa cái thì thiếu. "Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông" bao gồm những khoản nào? Đèn xanh mà vẫn dừng lại thì có bị vô lỗi này không?

Chỉ riêng phần Tín hiệu điều khiển giao thông, thì luật của bang California chi tiết rõ gần như mọi trường hợp ng điều khiển pt tương tác với tín hiệu. http://www.leginfo.ca.gov/cgi-bin/displaycode?section=veh&group=21001-22000&file=21450-21468

Còn mình thì vỏn vẹn mấy dòng. Nên mới có cái cớ sự tranh cãi lằng ngoằn này. Haizz

Báo chí cũng nói đúng mà bác, mấy ông thi hành luật cũng trả lời vậy mà.

Nghị định 46 quy định xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ? Rất nhiều độc giả gửi câu hỏi vậy thế nào là vượt đèn vàng? Xác định thế nào là vượt đèn vàng, có quy tắc nào để dân dễ nhận biết?
Thượng tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an:
Nghị định 171 chưa có quy định về việc vượt đèn vàng, do vậy Nghị định 46 bổ sung là rất cần thiết. Theo quy định mới, nếu đã đi vào khu vực ngã tư rồi thì được đi tiếp. Còn nếu chưa thì thấy đèn vàng phải dừng lại.
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng CSGT Hà Nội giải thích thêm câu chuyện xử lý người tham gia giao thông vượt đèn vàng, đèn đỏ: Đèn vàng là dự lệnh, thông báo chuẩn bị đèn sang màu đỏ. Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông phải chuẩn bị dừng lại. Tín hiệu đèn vàng thì phải dừng lại trước vạch dừng. Trong trường hợp đi qua vạch dừng rồi thì được đi tiếp còn chưa thì phải dừng lại trước vạch dừng.
Trước đây, quy định tách thành 2 hành vi vượt đèn vàng và vượt đèn đỏ. Nhưng với Nghị định 46 thì phạt hai hành vi như nhau. Khi đèn vàng bật thì người điều khiển phương tiện phải dừng trước vạch dừng. Nếu chủ phương tiện tiếp tục đi là không chấp hành quy định giao thông đường bộ. Tôi cho rằng không có gì vướng mắc trong việc quy định dừng đèn vàng hay đèn đỏ.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Các báo đăng câu khách làm rùm beng lên chứ có gì ầm ỉ đâu nè.
E xin túm lại như lày:
Luật GTĐB 2008 qui định:
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

QC 41/2016, có thay đổi cập nhật theo Công ước quốc tế, qui định:



Phạt lỗi vượt đèn vàng, có đúng không?


171/ 2013 qui định:
k) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

Điều này đã lạc hậu, ko còn phù hợp với CUQT nên đã bị bỏ đi và thay thế = NĐ 46/2016.

NĐ 46/2016 chỉ qui định gọn gàng là:
Phạt lỗi vượt đèn vàng, có đúng không?

Như vậy cứ theo QC 41/2016 mới mà chạy. Tức là "tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch dừng" thì nhanh chóng đi tiếp.
Mấy thằng liều báo gây rối.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: TOAGT
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Báo chí cũng nói đúng mà bác, mấy ông thi hành luật cũng trả lời vậy mà.

Nghị định 46 quy định xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ? Rất nhiều độc giả gửi câu hỏi vậy thế nào là vượt đèn vàng? Xác định thế nào là vượt đèn vàng, có quy tắc nào để dân dễ nhận biết?
Thượng tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an:
Nghị định 171 chưa có quy định về việc vượt đèn vàng, do vậy Nghị định 46 bổ sung là rất cần thiết. Theo quy định mới, nếu đã đi vào khu vực ngã tư rồi thì được đi tiếp. Còn nếu chưa thì thấy đèn vàng phải dừng lại.
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng CSGT Hà Nội giải thích thêm câu chuyện xử lý người tham gia giao thông vượt đèn vàng, đèn đỏ: Đèn vàng là dự lệnh, thông báo chuẩn bị đèn sang màu đỏ. Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông phải chuẩn bị dừng lại. Tín hiệu đèn vàng thì phải dừng lại trước vạch dừng. Trong trường hợp đi qua vạch dừng rồi thì được đi tiếp còn chưa thì phải dừng lại trước vạch dừng.
Trước đây, quy định tách thành 2 hành vi vượt đèn vàng và vượt đèn đỏ. Nhưng với Nghị định 46 thì phạt hai hành vi như nhau. Khi đèn vàng bật thì người điều khiển phương tiện phải dừng trước vạch dừng. Nếu chủ phương tiện tiếp tục đi là không chấp hành quy định giao thông đường bộ. Tôi cho rằng không có gì vướng mắc trong việc quy định dừng đèn vàng hay đèn đỏ.
Mấy ảnh bỏ qua dòng chữ " tiến sát đến", có nghĩa là chưa qua vạch dừng.
Mấy anh thi hành luật mà chưa hiểu hết luật hoặc giả ngu để trục lợi.
Lời ảnh nói trả lời báo chưa chính xác.
 
Chỉnh sửa cuối: