Hạng B2
6/7/09
168
113
43
Bác nói trong cùng hệ thống với nhau thì em xin kể câu chuyện thế này:
em có ông anh họ bị bệnh liên quan đến đại tràng, ông vô Hoà Hảo khám và làm tất cả các xét nghiệm tốn rất nhiều tiền, mà Hoà Hảo thì ai cũng biết là noi xét nghiệm có uy tín, sau đó ổng phải vào bệnh viện Bình Dân để mổ, vi day la bv chuyen khoa, tại đây họ ko chấp nhận các xét nghiệm của bên Hoà Hảo mà bắt ổng xét nghiệm lại từ đầu tốn thêm một mớ tiền nữa nhung ket qua thi y chang. Nhu vậy cùng một hệ thống y tế nhưng chả có thằng nào tin thằng nào. Chi tội cho thằng dân, ko tiền thì nếm mùi cay đắng. Quay lai chuyen cai ca vet xe, mua cái xe phải đi vay trả nợ đã khổ rồi lại còn bị đám sau bọ nó hành. Nói như bác CauThi thì chung quy cũng là do cái cơ chế mà ra cả.
Lẽ ra không reply bác, vì ko liên quan đến chủ đề. Nhưng vì mình trong ngành y tế nên giải thích thêm để bác khỏi hiểu nhầm...
1. "Thủ tục hành chính" khác với "Chứng cứ chuyên môn" --> Giấy lưu hành ngân hàng khác với phiếu xét nghiệm chuyên môn của ngành y tế.
2. Giải thích vì sao kết quả Bv Hòa Hảo ko chấp nhận: là vì nó liên quan đến kỹ năng, trình độ soi, chuyên môn của Bác sĩ nội soi. Kết quả giống nhau chỉ là một trong những trùng hợp, nhưng ko vì tỉ lệ trùng hợp cao mà BV lại bỏ qua yếu tố rủi ro khác.
 
Em chào các bác.
Em tên Tùng, tối qua em có lưu thông trên cao tốc Long Thành- Dầu Giây từ SG về VT.
Em bị bắn tốc đọ 87-80 đoạn vô đầu cao tốc.
Do xe của em có thế chấp ngân hàng, và có giấy tờ của ngân hàng quân đội cấp để lưu thông, khi em trình ra, mấy chú cảnh sát giao thông không chấp nhận nói có chứng từ của cơ quan nhà nước xác nhận hoặc công chứng, họ mở cho em văn bản có ghi rằng, nếu xe vay cầm có phải có xác nhận của bên cho thế chấp và chứng từ của nhà nước. Và đòi thu giữ xe em.
Em đứng tranh cãi và nói ngân hàng đã có chức năng đó nên giáy ngân hàng có pháp lý trên toàn quốc.
Mong các bác góp ý xây dựng để em hiểu rõ vấn đề
Chào bác @ngoctung86,

Để giải đáp cho nhựng lăn tăn của bác, em xin có chút kinh nghiệm sau chia sẽ:

1. Không dừng xe trên Cao tốc, ngoại trừ có bảng báo hiệu nguy hiểm và đèn chớp cảnh báo theo đúng Luật.
+ Tụi XXX mà bác thấy có phải là 1 chiếc 4C hoặc 1 chiếc bán tải. Trong đó có 1 thằng Mập hơn con heo và 2 thằng ốm đói?
+ Không xác định là Cướp thật hay là Cướp đường. Nên tuyệt đối không dừng
=> Em đi về đoạn đường này mỗi ngày 4 lần, và bị mấy con Heo đó ngoắc vào, em hạ kính rồi nhấn ga sát người nó luôn...Vì đảm bảo là nó không dí theo đâu, và ở đó có rất nhiều nhánh rẻ xuống đường Vành đai nên vừa thách vừa đố nó dám xuống (nó xuống là nó khỏi leo lên với em luôn.hhehe). Bên cạnh đó, đường Cao tốc là do Bộ CA quản lý nên nếu tụi nó bắn tốc độ thật sự thì sẽ chốt ở Trạm thu phí và có tổ chức bàn ghế ngồi ghi biên bản rõ ràng. Chứ không phải như hiện trạng vác "máy sấy" chạy lăn tăn. Nên trên đường Cao tốc nếu bị yêu cầu dừng xe ở Trạm thu phí hoặc kết thúc đường Cao tốc thì đảm bảo là chính xác.

2. Bên em kinh doanh Cho Thuê xe nên hầu như 100% các xe đều là giấy tờ Ngân hàng cả. Thậm chí còn không có giấy Ngân hàng mà chỉ có Cavet photo công chứng thôi, vì Ngân hàng chưa kịp đóng dấu ký tên. Và điều này hoàn toàn là hợp lệ., trừ trường hợp chỉ photo công chứng, khg có xác nhận (mộc tròn và chữ ký) của ngân hàng.
+ Mỗi ngân hàng có một kiểu xác nhận khác nhau. Và việc này mình không cần lăn tăn. Chỉ cần có con dấu tròn tròn của Ngân hàng là được.
+ Đa phần tâm lý khi bị thổi vào rất lo sợ nên thường bị XXX kiếm chuyện.

===> Nếu XXX làm căng mà bác chủ tự tin là mình đúng thì lập biên bản và ghi hình ảnh lại. Tuyệt đối là kg đưa giấy tờ nếu như kg chứng minh lỗi vi phạm hoặc không dừng xe nếu hiệu lệnh dừng không đúng tiêu chuẩn và thiếu an toàn.
 
Em bổ sung thêm một kinh nghiệm: Các Cty , tổ chức có chức năng tự sao y giấy tờ của mình bằng việc đóng dấu và ký xác nhận trên giấy tờ đó. Và thời gian chứng thực sao y đó không quá 3 tháng.

Trong trường hợp xe cầm cố tại Ngân hàng thì mặc nhiên theo HĐ tín dụng thì trong thời gian hiệu lực Vay thế chấp thì chiếc xe đó là tài sản của Ngân hàng (góp vốn) và giao lại cho đơn vị/ cá nhân khai thác kinh doanh (chủ xe). Nên mặc nhiên càvet xe cũng là tài sản của Ngân hàng (nguồn chứng minh chính là HĐ tín dụng thế chấp) . Vì vậy với một tổ chức tín dụng thì không cần phải ra phường sao y công chứng giống như cá nhân.
 
Hạng D
11/8/15
1.617
1.665
113
Bác cũng giống em, em vay ở đồng nai, bị CSGT thành phố HCM kiểm tra cũng không ý kiến gì (chỉ có photo và đóng dấu của ngân hàng, không có con dấu sao y của phường).
Em hỏi ngân hàng, họ cũng nói không cần.
Và vấn đề là sẽ có lúc bị xxx làm khó và mất bánh mì.
Chỉ cần mộc ngân hàng là đc rồi, ko cần công chứng đâu.
 
Hạng B2
17/5/13
406
696
93
Bác nói trong cùng hệ thống với nhau thì em xin kể câu chuyện thế này:
em có ông anh họ bị bệnh liên quan đến đại tràng, ông vô Hoà Hảo khám và làm tất cả các xét nghiệm tốn rất nhiều tiền, mà Hoà Hảo thì ai cũng biết là noi xét nghiệm có uy tín, sau đó ổng phải vào bệnh viện Bình Dân để mổ, vi day la bv chuyen khoa, tại đây họ ko chấp nhận các xét nghiệm của bên Hoà Hảo mà bắt ổng xét nghiệm lại từ đầu tốn thêm một mớ tiền nữa nhung ket qua thi y chang. Nhu vậy cùng một hệ thống y tế nhưng chả có thằng nào tin thằng nào. Chi tội cho thằng dân, ko tiền thì nếm mùi cay đắng. Quay lai chuyen cai ca vet xe, mua cái xe phải đi vay trả nợ đã khổ rồi lại còn bị đám sau bọ nó hành. Nói như bác CauThi thì chung quy cũng là do cái cơ chế mà ra cả.
bác thử đặt mình là bs , nhận kết quả từ chỗ khác và phải chịu trách nhiệm nếu kết quả đó ko chính xác thì bác sẽ làm gì? Chuyện này cg không có gì là khác lạ hay hành tỏi cả
 
Tập Lái
18/7/14
15
18
3
43
Theo hiểu biết của mình thì:
- Căn cứ vào nghị định 178/1999/NĐ-CP Về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- Căn cứ vào nghị định 85/2002/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- Căn cứ vào Thông tư Số: 06/2000/TT-NHNN1 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 178/1999/NĐ-CP NGÀY 29/12/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
"...khách hàng vay, bên bảo lãnh được dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thế chấp) để lưu hành phương tiện trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Tổ chức tín dụng chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước. Nội dung xác nhận của tổ chức tín dụng trên bản giấy chứng nhận đăng ký là: "Bản chính đang lưu giữ tại... từ ngày..... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng..... năm....." và chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và dấu của tổ chức tín dụng; hoặc chữ ký của Giám đốc (Phó Giám đốc) và dấu đơn vị thành viên của tổ chức tín dụng được uỷ quyền quyết định cho vay."

Nghĩa là:
Thứ các bác cần :
- Ngân hàng sẽ cấp 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký xe (cavet) có chứng thực sao y bản chính của công chứng nhà nước.
- Sau đó ngân hàng phải đóng 1 nội dung như thế này lên bản sao đó "Bản chính đang lưu giữ tại... từ ngày..... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng..... năm....." và giám đốc/ phó giám đốc ký tên & đóng dấu (thường thì phó giám đốc chi nhánh có (được ủy) quyền).


Nếu các bác không có cà vẹt bản sao theo thủ tục như thế thì giam xe hoặc bánh mì. Tất cả giấy tờ khác đều không thể thay thế vì nói chuyện phải theo luật.
 
Hạng C
30/7/14
570
469
63
41
Em làm bên NH đây. Only one : chỉ cần NH foto cái cavet,sau đó đóng dấu tròn bên NH và có ghi thời hạn hết hiệu lực giấy xác nhận hiện xe đang cầm cố cavet tại NH. Có chữ ký lãnh đạo NH.Tầm 3 tháng bác phải xin tờ xác nhận típ theo. Kg cần ra công chứng gì hết.
 
Hạng C
21/11/11
541
576
93
Em làm bên NH đây. Only one : chỉ cần NH foto cái cavet,sau đó đóng dấu tròn bên NH và có ghi thời hạn hết hiệu lực giấy xác nhận hiện xe đang cầm cố cavet tại NH. Có chữ ký lãnh đạo NH.Tầm 3 tháng bác phải xin tờ xác nhận típ theo. Kg cần ra công chứng gì hết.
Chính xác !
Nhưng em bổ sung thêm là thông thường nếu xxx làm căng thì bác đưa ra Hợp đồng gửi giữ giấy đăng ký xe ký giữa chủ xe và ngân hàng. Cái này ngân hàng đưa cho chủ xe lúc cho vay.