Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
17/5/13
448
13
18
<h2>Chủ đầu tư (đại diện) phối hợp với ban quản trị (trưởng ban) cùng quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì theo hình thức đồng chủ tài khoản.</h2>Trong nhiều tranh chấp xảy ra gần đây tại các chung cư trên địa bàn TP.HCM (tranh chấp về sở hữu chung riêng, phí quản lý, quỹ bảo trì tòa nhà) thì tranh chấp liên quan đến quỹ bảo trì được xem là vấn đề nóng. Trước tình hình đó, Sở Xây dựng TP vừa hoàn thành dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn, gửi một số cơ quan quản lý, công ty bất động sản góp ý trước khi trình UBND TP ban hành.
Chủ đầu tư tham gia quản lý
Theo quy định của Luật Nhà ở thì quỹ bảo trì chung cư được thành lập từ 2% giá trị các căn hộ được bán. Do đó, tổng kinh phí bảo trì của một chung cư có khi lên đến vài chục tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ Xây dựng về quy chế quản lý sử dụng chung cư, ban quản trị sẽ nắm giữ tài khoản (hai cá nhân của ban quản trị sẽ đồng chủ tài khoản) tiền gửi để quản lý phí bảo trì chung cư.
“Một thành viên ban quản trị cùng lắm chỉ sở hữu một căn hộ trị giá vài tỉ đồng trong khi để họ nắm giữ tài khoản vài chục tỉ đồng là quá rủi ro” - ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Triển Vọng (chuyên về quản lý vận hành chung cư - căn hộ), nhận định.


chung-cu-3112.jpg
Chung cư Nguyễn Ngọc Phương (quận Bình Thạnh, TP HCM) từng bị đơn vị điện, nước “dọa” cắt cung cấp dịch vụ


Theo ông Dũng, chỉ cần một trong hai cá nhân là đồng chủ tài khoản chuyển nhà đi nơi khác, thậm chí là cả hai thành viên bỏ trốn hay cấu kết với nhau rút số tiền đó sử dụng vào việc riêng thì ai chịu trách nhiệm? Như vụ 4/5 thành viên Ban Quản trị chung cư V-Star (quận 7) bán nhà chuyển đi nơi khác sinh sống làm cư dân chung cư bất an; năm 2012 đã xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì chung cư Ehome 2 (quận 9) giữa ban quản trị và chủ đầu tư là Công ty Nam Long; gần đây là trường hợp Ban Quản trị chung cư Nguyễn Ngọc Phương (quận Bình Thạnh) không minh bạch về thu chi khiến cư dân ở đây bị đơn vị điện, nước “dọa” cắt cung cấp dịch vụ khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc để bầu ban quản trị mới.
Để hạn chế rủi ro của tài khoản quản lý phí bảo trì chung cư, dự thảo quy định: “Chủ đầu tư (đại diện) phối hợp với ban quản trị (trưởng ban) cùng quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì theo hình thức đồng chủ tài khoản”. Ông Dũng đồng tình với quy định này và cho rằng việc để chủ đầu tư cùng đứng tên tài khoản quản lý phí bảo trì cũng là tạo điều kiện cho họ có trách nhiệm trong việc làm đẹp “đứa con tinh thần” của mình thông qua việc duy tu, bảo trì chung cư.
Ngăn “xẻ thịt” phần sở hữu chung
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, nói dự thảo đã nêu điều kiện, tiêu chí thành viên ban quản trị, quyền hạn của ban quản trị thì cũng phải quy định trách nhiệm của họ.
“Ban quản trị là đại diện của các chủ sở hữu chung cư, chịu trách nhiệm thuê đơn vị quản lý vận hành thì cũng phải chịu trách nhiệm chính về các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý vận hành tòa nhà. Chứ chủ đầu tư đã bàn giao tòa nhà cho ban quản trị nhưng nếu có phát sinh chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm là vô lý” - ông Đực phân tích.
Từ thực tế quản lý các chung cư tái định cư (TĐC) trên địa bàn, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 đề nghị dự thảo nên có một điều khoản quy định rõ hơn về “xác lập quyền sở hữu đối với phần diện tích sở hữu chung” tại các chung cư TĐC.
Ông Mai Văn Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2, cho biết theo Nghị định 71 của Chính phủ và Luật Nhà ở thì phần diện tích chung của chung cư được giao cho ban quản trị quản lý. Tuy nhiên, quy định này chỉ nên áp dụng với chung cư thương mại (vì phần sở hữu chung đã được tính trong giá bán căn hộ cho khách hàng), còn chung cư TĐC thì UBND TP đã xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với toàn bộ công trình.
Ông Nguyên phân tích: “Đối với chung cư TĐC, nhà nước chỉ bán căn hộ cho người dân và xác lập quyền sở hữu riêng đối với căn hộ còn phần diện tích sở hữu chung thì TP bỏ kinh phí đầu tư nên phải do công ty công ích, đơn vị được UBND TP giao quản lý khai thác, vận hành”.
Song theo ông Nguyên, trên thực tế, do căn cứ vào các quy định hiện nay nên công ty “buộc” phải giao phần diện tích chung tại một số chung cư TĐC cho ban quản trị quản lý và khai thác. Hậu quả xảy ra là không ít ban quản trị sử dụng phần diện tích chung không hiệu quả, thậm chí để xuống cấp. Như chung cư TĐC 5 tầng thuộc khu 16,4 ha Thạnh Mỹ Lợi đã xảy ra tình trạng ban quản trị “xẻ thịt” diện tích chung đem cho thuê.


http://vietstock.vn/2013/12/quan-chat-quy-bao-tri-chung-cu-763-326538.htm
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.959
18.371
113
Sài Gòn - HCM
He he he.
Một câu chuyện đơn giản như ăn kẹo mà cứ lâu lâu lại mang ra dự thảo, bàn và khiếu kiện giữa các bên
1, Chung cư TDC hay TM thì ở Việt Nam chúng ta mới có hơn chục năm nay còn NN thì họ đã sống ở đấy cả trăm năm nay. Sang đấy mượn cuốn luật về tra cứu, chắt lọc rồi áp dụng. Đâu khó lắm nhỉ???
2, Quản lý quỹ bảo trì : Có khó gì đâu chứ, giao cho mấy ông bên BQT ( Quận chấp thuận về tư cách và lý lịch đấy nhé) nắm tài khoản nhưng rõ ràng phải có chế tài là ông được rút bao nhiêu và cần có chủ trương như thế nào trong HN nhà CC???
3, CĐT là ông nào. Ông khoén miếng đất, xây cái CC rồi bán sạch căn hộ. Nắm cái TTTM Ông khai thác một thời gian rồi ông bán mất luôn. Vậy ông nào là CĐT??? ( vì bản chất ông mới chưa chắc đã thích làm CĐT để làm gì khi nhà bắt đầu xuống cấp.
4, Sở hữu chung/riêng : Luật không rõ ràng, chế tài không có thì còn bàn đến tết Công gô. Sao không thẩm định và quy định chặt là Ông xây cái nhà này với 300 căn hộ với 300 chỗ để ô tô và 600 xe máy cho cư dân và vài trăm chiếc vãng lai và cư dân được quyền sử dụng như thế nào. Chưa kể nếu ông xây TTTM thì thêm bao nhiêu chỗ nữa để phục vụ.
Tình trạng như ở 1 số CC là phải mua đứt chỗ để xe hàng tỷ đồng.
Nói thật ra, mấy Bác làm ở BQT CC cũng chả sướng gì. Vác tù và hàng tổng mà bị chửi lên chửi xuống, đụng vào đâu cũng thấy khó ở.
Chung quy là chúng ta chưa có sự khởi đầu trong khi nước khác đã thành thông lệ hàng thế kỷ nay. Đó cũng là lý do mà cư dân ngán ngại vào ở CC

 
Status
Không mở trả lời sau này.