Lotus vốn là hầu duệ của đội đua Renault giờ dùng động cơ Mercedes và Renault vài năm trở lại đây đã coi Redbull chính là “work team” của họ, như cái cách mà Mercedes làm với McLaren trước đây. Thế nhưng sự thay đổi động cơ từ 2.4l V8 sang 1.6l V6 turbo là cú dánh mạnh vào không chỉ Renault mà cả Redbull Racing.[pagebreak][/pagebreak]
Ở chặng đua mở mà của mùa giải 2015 tại Albert Park vừa qua mối lương duyên giữa Redbull Racingh và Renault đã bị đẩy tới gần mép vực hơn bao giờ hết. Tất cả các xe dùng động cơ Renault đã phải điều chỉnh xuống thấp hơn khả năng thực tế để đảm bảo động cơ có thể vận hành một cách an toàn.
Redbull và Renault đều cho rằng lỗi thuốc về bên kia sau kết quả rất đáng thật vọng tại Albert Park. Redbull chỉ trích khả năng yếu kém của Renault còn Renault thì cho rằng họ đang phải gánh hậu quả từ sức ép cải thiện động cơ từ Redbull. Renault cho rằng nguyên nhân nằm ở việc sử dụng các “token” trong việc nâng cấp động cơ mà họ vốn đã có kế hoạch sử dụng cho chặng mở màn. “token” là những điểm số được quy định trong luật của FIA cho phép các đội dùng để nâng cấp động cơ của mình. Mỗi đội chỉ được phép sử dụng số điểm nhất định để nâng cấp động cơ cho cả mùa, ví dụ mùa giải này Ferrari có 10 điểm còn Mercedes có 7 điểm. Những điểm số này thường được dùng để nâng cấp động cơ cho mục đích tăng sức mạnh, những nâng cấp phục vụ mục đích khiến động cơ bền hơn, tin cậy hơn sẽ không bị ràng buộc bởi quy định điểm số này.
Vậy vấn đề của Renaul tại Albert Park là gì? Bắt đầu từ quy định “đóng băng” động cơ (PU) và số động cơ mỗi mùa. Một khi động cơ dùng cho chặng đua được đưa vào sử dụng các đội có thể dùng “token” thoải mái cho tới khi chiếc động cơ đó được khích nổ. Vấn đề nằm ở chỗ mỗi động F1 bao gồm 6 phần chính: động cơ đốt trong (ICE); bộ điều khiển điện tử (EC); bộ tái tạo năng nượng động năng (MGU-K); bộ tái tạo năng lượng nhiệt (MGU-H); bộ tăng áp (TC) và bộ pin mà cả mùa giải thì mỗi phần chỉnh này chỉ có 4 bộ để thay, dùng tới bộ thứ 5 thì chiếc xe đó sẽ phải chịu phạt.
Cách sử dụng “token” của Renault/Redbull dẫn đến việc nguyên khối PU không được thử nghiệm như một khối hoàn chỉnh sau mỗi lần sử dụng “token” theo cách họ dùng tại Albert Park. Ricciardo và có thể cả Verstappen coi như đã “tiêu” 1 trong số 4 ICE của cả mùa ngay tại chặng mở màn. Verstappen hỏng ICE ngay trong cuộc đua còn Ricciardo hỏng ICE tại vòng thử nghiệm hôm thứ 6. Hai trường hợp hỏng ICE lại dẫn đến hai hệ quả khác nhau bởi Verstappen không cần phải thay ICE thứ hai ngay vì đằng nào cũng đã dừng cuộc đua trong khi Ricciardo thì bắt buộc phải thay để còn đua và ICE thay thế phải trùng quy chuẩn với ICE bị hỏng và do vậy động cơ đó vẫn tồn tại những vấn đề và để đảm bảo nó không bị hỏng tiếp Renault buộc phải chỉnh nó xuống dưới khả năng cho an toàn.
Redbull yêu cầu Renault khắc phục ngay những vấn đề tồn tại nhưng đợi đâu như là mỏ với Renault bởi theo quy định “đóng băng” động cơ thì một khi động cơ được đưa vào sử dụng thì mọi thay đổi đều không được phép cho dù là dùng “token” hay nâng cấp vì lý do an toàn hay tăng độ tin cậy. Verstappen và Ricciardo đối diện với hai vấn đề tương đối khác nhau: Verstappen sẽ phải dùng ICE thứ hai cho chặng Malaysia và tất nhiên ICE thứ 2 này sẽ được nâng cấp để đảm bảo độ tin cậy. Ricciardo thì khác, phải lựa chọn giữa việc dùng tiếp ICE (thứ 2) mà anh dùng ở Albert Park với thông số được điều chỉnh thấp hoặc dùng ICE thứ 3 với các nâng cấp như ICE thứ 2 của Verstappen. Xem ra rất có thể các xe dùng động cơ Renault đều sẽ phải dùng nhiều hơn con số 4 bộ PU cho mùa này mà trong đó Ricciardo sẽ là tay đua chịu thiệt nhất.
Vậy tại sao Redbull và Renault lại chọn cách sử dụng “token” nguy hiểm như vậy, nói một cách đơn giản thì họ quyết chơi canh bạc được ăn cả ngã về không. Họ cố gắng nâng cấp PU của mình trước khi mùa giải chính thức bắt đầu, nâng cấp liên tục cho đến tận ngày thứ 6 của chặng đầu tiên và điều này như đã nói khiến khối PU không được thử nghiệm một cách đầy đủ. Nếu mọi nâng cấp đều đem lại kết quả như mong muốn thì họ sẽ tiết kiệm được số lượng “token” mà họ có cho giai đoạn trong mùa giải. Ngược lại, 2015 sẽ là mùa giải rất dài cho họ và tệ hơn có thể là dấu chấm hết cho mối lương duyên Redbull Racing – Renault.