Hạng D
10/1/13
2.147
1.619
113
Thật ra cấm xe máy là việc hoàn toàn đúng ở những thành phố đông dân , nhiều nơi đã làm rồi !

Đã nói thì phải nói cho hết. Cấm thì người dân đi bằng gì cha nội? Nhiều nơi là nơi nào? Họ làm ra sao?

Móa, phương tiện cc đíu có gì mà cứ đòi cấm. Ô tô riêng thì càng chết. Xe buýt thì....... cứ đi thử xem. Chả lẽ đi taxi?

Chừng nào mà hệ thống giao thông cc đáp ứng được thì hãy cấm.
 
  • Like
Reactions: litono
Hạng C
12/2/08
551
459
63
SAI GON
Đã nói thì phải nói cho hết. Cấm thì người dân đi bằng gì cha nội? Nhiều nơi là nơi nào? Họ làm ra sao?

Móa, phương tiện cc đíu có gì mà cứ đòi cấm. Ô tô riêng thì càng chết. Xe buýt thì....... cứ đi thử xem. Chả lẽ đi taxi?

Chừng nào mà hệ thống giao thông cc đáp ứng được thì hãy cấm.
Bớt nóng , bớt nóng đi anh ! mình nói cấm là đúng nhưng cấm như thế nào thì lại là 1 câu chuyện dài....
- bắt buộc phải có mạng lưới tàu điện ngầm .
- cải tạo lại các tuyến xe buýt .
- di dời các văn phòng , nhà máy , trường đại học ra ngoại ô .
- Tạo thói quen đi bộ cho người dân ở những đoạn đường ngắn , mà cụ thể là từ nhà ở đến các trạm giao thông cc .
- Xoá hoàn toàn tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường , hình thành những khu chợ , mua sắm tập trung biệt lập với khu dân cư .
- Chấm dứt đào đường vô tội vạ .
.........
còn nhiều lắm , làm biếng gõ lắm . nói chung là sẽ ảnh hưởng đến mưu sinh của nhiều người do thói quen tập tục lâu nay nên sẽ......khó làm lắm !
-
-
 
Hạng C
7/5/15
741
975
93
37
Sài Gòn
Lúc trước mình có thằng bạn nói "muốn giảm kẹt xe thì phải mở ra cho người ta đi ô tô thật nhiều vào chứ đừng cấm".

Lâu rồi ngẫm nghĩ lại thấy đúng !

Cái gốc rễ của việc kẹt xe ở các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội là do mật độ người đổ vào trung tâm quá đông, con đường cũ thì diện tích chỉ có thế, nên xảy ra kẹt xe là đương nhiên. Có X người, có Y con đường, diện tích đường chỉ tải được tối đã là Z người, nếu X / Y >> Z thì hiển nhiên phải kẹt.

Giải pháp dùng phương tiện giao thông công cộng cũng chỉ là một phần thôi vì không ai ép mọi người đi phương tiện công cộng được, phương tiện công cộng có nhiều bất tiện hơn tự chủ phương tiện. Ở nước ngoài phương tiện công cộng tốt vậy nhưng có khi 80% vẫn là phương tiện cá nhân, nếu tính về số lượng. Xứ Vịt mình cũng không giỏi hơn bon tư bổn được khi mà làm phương tiện công cộng.

Nếu bung ra cho mọi người có xe hơi thì:

a) tư tưởng sẽ đổi khác, một khi đi xe hơi rồi thì tư tưởng nó khác với anh đi xe máy. Cái tư tưởng nó khác nhiều lắm.

b) sẽ tự động dãn dân ra vì đi xa một tí cũng không thành vấn đề nữa, tư tưởng đi xe máy cứ phải ở gần chỗ làm, còn đi xe hơi thì chạy khoảng 30 phút đường to như đại lộ võ văn kiệt hay cao tốc long thành dầu giây là OK

c) các công ty tự động thấy đặt văn phòng ở trung tâm không có chỗ đậu xe, kẹt xe sẽ tự động chuyển sang các khu mới to rộng như Quận 7, Quận 2

Em thật nếu có nhiều công ty chuyển văn phòng sang quận 2 hay quận 7, đừng có cố mà chui vào quận 1, quận 3 thì lưu lượng người vào trung tâm cũ giảm được có khi đến 1/3 !

Nên ngẫm ra thèng bạn nói lại có lý. Đừng có cấm đoán, hãy để nó phát triển tự nhiên.
Đồng ý với bác phải hoàn thành Metro , cải thiện phương tiện công cộng như xe buýt !
Ko đồng ý về chuyện giàu nghèo họ sống thế nào - Khi có lộ trình rõ ràng thì người dân sẽ tự tìm hướng đi mới cho phù hợp với bản thân ! Tận 10 năm chứ ít sao bác ? Đâu phải cái rụp phát mai là cấm đâu mà bất ngờ :D !
Làm gì cũng phải có lộ trình rõ ràng - Phải chấp nhận đổi mới may ra mới khá lên được bác ạ ! Cứ cổ hủ mãi thì mình cứ tụt xa so với các nước bạn !
Tiếp đến là vụ nhà có ô tô - VD nhà 2VC , 2 đứa con - Mà có 1 chiếc hà , cơ quan 2VC ko có chỗ đỗ => Thì cũng phải dùng xe đạp đưa con đi học hoặc phương tiện công cộng thôi ạ ! Ý ở đây mình muốn nói là ko phải nhà có ô tô là sướng hơn nhà ko có khi luật cấm xe máy đc thông qua ! Như nhà mình cũng có ô tô đó , nhưng mua về từ tháng 5/2015 tới h đi có 33xx km thôi , đi làm vẫn 2B mà - Bây h cấm thì nhà mình qua xe đạp , đạp ngày 2 - 3km cũng vừa phải ! Ô tô chỉ để đi chơi xa là chủ yếu :D - Đôi lời tâm tư cùng bác :3dcuoigif:
Bác John nói rất hay. Em cũng thông cảm với bác Reventon vì nhà em cũng vậy, có xe nhưng tí đi chủ yếu là công việc chứ vi vu thì toàn 2b. Cái gì cũng có Lý nhưng phải đặt nặng chữ Tình, nếu cấm người lao động nghèo họ sẽ rất khó khăn, Xã Hội sẽ đại loạn. Lúc đó những thằng trong nhà có 4b như ae mình ra đường sẽ bị ném đá đến chết =]]]]]]]]
Em vẫn giữ quan điểm không được cấm. :D
 
Hạng D
10/1/13
2.147
1.619
113
Bớt nóng , bớt nóng đi anh ! mình nói cấm là đúng nhưng cấm như thế nào thì lại là 1 câu chuyện dài....
- bắt buộc phải có mạng lưới tàu điện ngầm .
- cải tạo lại các tuyến xe buýt .
- di dời các văn phòng , nhà máy , trường đại học ra ngoại ô .
- Tạo thói quen đi bộ cho người dân ở những đoạn đường ngắn , mà cụ thể là từ nhà ở đến các trạm giao thông cc .
- Xoá hoàn toàn tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường , hình thành những khu chợ , mua sắm tập trung biệt lập với khu dân cư .
- Chấm dứt đào đường vô tội vạ .
.........
còn nhiều lắm , làm biếng gõ lắm . nói chung là sẽ ảnh hưởng đến mưu sinh của nhiều người do thói quen tập tục lâu nay nên sẽ......khó làm lắm !
-
-

Cứ chờ Mết Tờ Rô, Sấp Quây ..... đi bác.

Cứ làm theo kiểu này thì 20 chục năm nữa chưa biết ra sao. Rồi sẽ có nhưng ông sui da như NN Sĩ, rồi quan nhớn như Chần Dăng 6, Chần Cuốc Đông....... cạp sạch thì con cháo chúng ta phải còng lưng ra chả nợ.
 
  • Like
Reactions: litono
Hạng F
2/3/14
12.227
129.187
113
Bác John nói rất hay. Em cũng thông cảm với bác Reventon vì nhà em cũng vậy, có xe nhưng tí đi chủ yếu là công việc chứ vi vu thì toàn 2b. Cái gì cũng có Lý nhưng phải đặt nặng chữ Tình, nếu cấm người lao động nghèo họ sẽ rất khó khăn, Xã Hội sẽ đại loạn. Lúc đó những thằng trong nhà có 4b như ae mình ra đường sẽ bị ném đá đến chết =]]]]]]]]
Em vẫn giữ quan điểm không được cấm. :D
Em có xe 4b nhưng bình thường cũng đi 2b vì thực tế nó thế, đi 2b trong phố tiện hơn. Nếu mà công ty em ở Q7 thì em sẽ đi 4b nhiều hơn.

Cấm đoán là cái hạ sách, không nghĩ ra cách gì mới cấm đoán. Nếu cấm toàn bộ xe máy ở Thành phố thì dân biểu tình là cái chắc, có phải ai cũng mua được ô tô đâu kể cả 5-10 năm nữa.

Một biện pháp khác tỷ dụ như là ưu đãi thuế chút cho những công ty đặt ở ngoài trung tâm chẳng hạn để kéo công ty ra ngoài trung tâm, phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm với chính sách ưu đãi rõ ràng.

Nói chung có nhiều cách, nhưng phải nhìn rõ vấn đề là dãn công ty ra bên ngoài, dãn dân ra bên ngoài là giải quyết gốc chứ để càng ngày càng nhiều người đổ vào trung tâm để đi làm rồi nghĩ ra cách cấm xe thì cũng không giải quyết được vấn đề.
 
Hạng C
12/2/08
551
459
63
SAI GON
Các anh có thấy bây giờ hầu như tất cả các nhà mặt tiền đều mở cửa hàng , cũng mua cũng bán ,cũng đậu xe xuống hàng và lên hàng , điều này có phù hợp không ? có nên thay đổi không ?
 
Hạng F
2/3/14
12.227
129.187
113
Các anh có thấy bây giờ hầu như tất cả các nhà mặt tiền đều mở cửa hàng , cũng mua cũng bán ,cũng đậu xe xuống hàng và lên hàng , điều này có phù hợp không ? có nên thay đổi không ?
Không nên cấm nhưng đánh thuế tăng lên các trường hợp này :)
 
Hạng B2
9/10/15
285
214
43
50
http://phapluat.net.vn/xa-hoi/se-cam-xe-may-hoan-toan-tai-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh.html#.VpNz2p53E3x

Liên quan đến các phương án thu phí phương tiện được Bộ Giao thông vận tải đưa ra thời gian quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, một quyết định quan trọng mà liên quan đến nhân dân đều phải lấy ý kiến của nhân dân, sẽ quyết định thông qua Quốc hội và Chính phủ.
Sẽ lấy ý kiến người dân
Về lo ngại của nhiều người trước tình trạng phí chồng phí lên phương tiện giao thông, bên lề Hội nghị trực tuyến về công tác an toàn giao thông quý I/2012 với lãnh đạo 63 tỉnh, thành cả nước Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Một chủ trương nào cũng có hai mặt của nó, chúng ta thấy rằng ở một đất nước mà quá nhiều phương tiện trong khi tai nạn giao thông tăng như vậy, chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn, kể cả đó là một thông lệ của quốc tế trong kinh nghiệm quản lý nhà nước”.

“Chính vì vậy mà chúng tôi đang lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan, quyết định cuối cùng vẫn là Quốc hội”, ông Phúc khẳng định.
Đưa quan điểm về những ý kiến cho rằng phí lưu hành phương tiện không thích hợp với thu ở các địa phương nhất là vùng sâu vùng xa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, ông Phúc cho hay, một quyết định quan trọng mà liên quan đến nhân dân đều phải lấy ý kiến của nhân dân, tất cả những biện pháp đưa ra đều phục vụ nhân dân, lo cho tính mạng và tài sản của người dân. Vì vậy, quyết định thế nào sẽ thông qua Quốc hội và Chính phủ.
Đánh giá về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thời gian quan tai nạn giao thông có giảm, mhưng kết quả này chưa bền vững. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông.
Theo ông Phúc, Nhà nước phải có giải pháp tổ chức lại hệ thống giao thông của mình, đặc biệt là khi diện tích mặt đường chưa được tăng lên, thì việc tổ chức lại công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông cần được đặt ra, với các biện pháp như phân luồng, phân làn lòng đường, vỉa hè… Trên tinh thần ai vi phạm phải xử lý nghiêm, cơ sở nào vi phạm phải bị đình chỉ.
“Các địa phương phải có kế hoạch rất cụ thể để xây dựng các công trình giao thông tĩnh ở trên địa bàn của mình, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM và các đô thị lớn, để giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông”, ông Phúc nói.
Ngoài ra, ông Phúc cho biết, thời gian tới Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội để có những quy phạm pháp luật theo hướng tăng chế tài xử phạt, giảm phương tiện cá nhân…

“Các công việc này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân, các biện pháp phải đồng bộ và cụ thể mới có hy vọng năm an toàn giao thông quốc gia sẽ thành công, mhư mong mỏi của Đảng, Quốc hội và nhân dân”, ông Phúc kết luận.
Đúng là có nhiều loại phí
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thừa nhận: “Câu chuyện phí và lên phí hiện nay đúng là có rất nhiều loại phí, giá ô tô của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều lần các nước sản xuất ra xe, vì các loại phí đẩy giá xe cao lên”.
Tuy nhiên, ông Hiệp cho rằng, hiện nay cả nước có 37 triệu phương tiện giao thông, và tiếp tục gia tăng qua các năm, nên cần có biện pháp để hạn chế sự gia tăng phương tiện. Trong các giải pháp đưa ra, có việc ban hành Quỹ bảo trì và sắp tới sẽ thu phí hạn chế phương tiện cá nhân.
“Mỗi một phí một mục tiêu khác nhau, như Quỹ bảo trì đường bộ đưa ra vì hiện nay đường bộ đầu tư rất lớn và để duy trì bảo dưỡng đường bộ, đảm vân hành an toàn thì kinh phí bằng 2/3 kinh phí đầu tư xây mới. Hiện nay nhà nước không có tiền, đầu tư cho bảo trì đường bộ có 17 triệu/1km, số này chưa đủ trả lương cho công nhân chứ chưa nói đến vật liệu, rõ ràng người tham gia giao thông phải có trách nhiệm đống phí bảo trì…”, ông Hiệp thẳng thắn thừa nhận.
Còn về phí hạn chế phương tiện cá nhân, ông Hiệp nhận định, là đánh đúng vào khu vực cần hạn chế phương tiện, đó là đối tượng sử dụng ô tô cá nhân.
Ông Hiệp cũng cho rằng, trước mắt phí vào trung tâm thành phố, phí hạn chế phương tiện cá nhân thì ở những chỗ cần thiết vẫn phải làm và phải làm ngay.
“Nếu không tiến hành ngay, với tốc độ hiện nay thì 3 năm nữa Hà Nội và TP. HCM sẽ không còn chỗ để để xe, chứ không nói là để đi, đấy là điều chắc chắn. Đáng nhẽ phải thu cách đây 10 năm rồi, nếu thu cách đây 10 năm thì tình trạng ùn tắc đã không như thế này”, ông Hiệp khẳng định.
Ngoài ra, theo ông Hiệp, các đô thị phải có lộ trình giảm xe máy, riêng Hà Nội và TP. HCM chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy. Một quốc gia phát triển phải vậy và người dân cũng phải chia sẻ. Đồng thời với đó là phát triển đồng bộ hạ tầng vận tải hành khách công cộng, đảm bảo cho người dân có phương tiện đi lại.
“Đây là chiến lược lâu dài, và phải làm từ 10 tới 15 năm nữa phải cấm xe máy. Cái này phải cóp lộ trình và thông báo trước cho người dân”, ông Hiệp khẳng định.
Phát biểu trình độ dỏm, cấm xe 2B ở HCM và HN giống như cấm dân VN ăn cơm hàng mà chuyển sang ăn bò bít tết .