Hạng B2
2/11/04
168
0
0
Theo quyết định 115 của bộ công nghiệp, các nhà sản xuất ô tô dưới 16 chỗ phải có hệ thống sơn điện ly (E-coat) và gây khó khăn cho một loạt các nhà sản xuất mới thành lập. Vậy hệ thống sơn đó là gì, xin mời tham khảo thêm khái niệm, lịch sử hình thành và qui trình sơn đó như sau:

What is E-coat? Sơn điện ly là gì?
Sơn điện ly (ED) là chất polyme hữu cơ được tạo ra bám vào bề mặt thân xe dưới một hiệu điện thế trung bình (khoảng 250 ~ 350 V) và dòng điện tương đối cao (800 ~ 1000 A). Lớp sơn điện ly có tác dụng chống ăn mòn rất tốt và là lớp sơn đầu tiên trong số vài lớp phủ lên xe ôtô. Trong qui trình sơn ED, thân xe được nhúng hoàn toàn xuống bể sơn. Dòng điện một chiều sẽ chạy qua hệ thống và tạo ra lớp sơn mỏng bao phủ toàn bộ các chi tiết thân xe kể cả những khu vực ngóc nghách nhất. Cũng giống như qui trình mạ điện phân, dung dịch sơn chính là dung dịch điện ly và thân xe chính là cực âm của quá trình mạ đó.

Lịch sử phát triển.
Việc nghiên cứu và phát triển sơn điện ly được bắt đầu năm 1957 tại hãng Ford, dưới sự điều hành của Dr. George Brewer. Và mục đích của việc nghiên cứu này là cải tiến phương pháp chống ăn mòn các chi tiết phức tạp có nhiều ngóc ngách (hard-to-reach parts) khó tiếp cận của xe. Các nhà sản xuất ô tô đều biết rất rõ những khu vực nào trong thân xe dễ bị gỉ sét (ví dụ: hốc bậc cửa xe – rocker panels, các cột chống – pillars, phần dưới cửa xe – lower doors), những chỗ nào không bị (ví dụ: trần xe – roof). Mặc dù theo qui trình sơn nhúng thông thường các lớp sơn có thể chui được vào ngóc ngách của chi tiết, nhưng chúng thường không triệt để và dễ bị chảy sệ xuống trong khi sấy khô bởi sự bốc hơi của dung môi. Vì thế nhóm nghiên cứu của Dr. George đã cố gắng tạo ra một loại sơn mà thành phần dung môi không thể thoát ra được trong qui trình ứng dụng. Công việc của họ bắt đầu chuẩn bị cho một xu hướng mới để phát triển loại sơn điện ly (electrocoat). Bể sơn điện ly đầu tiên của hãng Ford hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 1961 chỉ để sơn cho mấy cái vành bánh xe, đến năm 1963 bể sơn điện ly đầu tiên đã được ứng dụng cho cả thân xe ô tô. Mặc dù thị trường cho loại sơn này vẫn phát triển đều đặn sau khi giới thiệu, nhưng mãi cho đến tận năm 1973 khi mà hệ thống sơn âm cực (cathodic) ra đời thì công nghệ sơn này mới được phát triển đại trà. Năm 1965 chỉ có một phần trăm xe ô tô có lớp sơn lót điện ly, năm 1970 có khoảng mười phần trăm nhưng đến nay thì 100% xe đã ứng dụng công nghệ sơn lót điện ly này.

Ưu điểm.
- Tạo ra được lớp màng sơn chui sâu vào trong các hốc, ngóc ngách trong thân xe bảo vệ chống gỉ sét cho thân xe.
- Hiệu suất chuyển đổi tốt hơn, giảm được đến 95% lượng sơn thất thoát trong quá trình làm việc, đặc biệt khi so sánh với phương pháp phun.
- Là loại sơn gốc nước nên giảm thiểu được những mối nguy hiểm cháy nổ, ô nhiễm môi trường trong khi vận chuyển cũng như sản xuất. Và đương nhiên giảm được chi phí lắp đặt hệ thống PCCC, xử lý chất thải.
- Độ nhớt của dung dịch thấp (tương đương với nước), dễ dàng bơm vận hành cũng như khả năng thoát nhanh khỏi xe sau khi nhúng.
- Lớp màng sơn sau khi tạo thành không thể hòa tan trong nước, cho phép rửa và thu hồi lượng sơn bám trên xe.
- Lớp sơn này đủ khô cho phép chạm vào khi vận chuyên vào lò sấy.
- Không giống như sơn phun, lớp sơn tĩnh điện này sẽ không bị chảy sệ trong khi sấy khô.
- Qui trình này hoàn toàn tự động, giảm được chi phí lao động trực tiếp cho doanh nghiệp.
Nhược điểm.
Mặc dù những ưu điểm của qui trình sơn điện ly hoàn toàn lấn át những nhược điểm của nó, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế. Sơn điện ly chỉ có thể thực hiện được trên các vật liệu có tính dẫn điện. Khi một chi tiết đã được sơn phủ và sơn điện ly lớp thứ hai là không thể thực hiện được. Vì thế lớp sơn điện ly chỉ được sử dụng cho lớp sơn lót đầu tiên, những lớp sơn màu tiếp theo sẽ sử dụng những phương pháp công nghệ khác.

Qui trình tạo nên lớp sơn.
Electrolysis/Sự điện phân:
Sự điện phân là sự phân ly chất lỏng thành các ion âm và ion dương khi có dòng điện một chiều chạy qua.
Anode: 2 H2O -> O2 / + 4H+ + 4e-
Cathode: 2 H2O + 2 e- -> H2 / + 2 OH-
Electrophoresis/Sự điện di:
Sự điện di là sự di chuyển các phần tử sơn, keo nhựa mang điện tích trong môi trường dẫn điện bởi tác động của một hiệu điện thế. Các phần tử sơn sẽ dịch chuyển đến các điện cực theo qui trình sau:
CH3COO- H+ + R-NH2 -> CH3COO- + R-NH3+
CH3COO-  move towards the anode
R-NH3+  move towards the cathode
Anode: CH3COO- + H+ -> CH3COOH
Cathode: R-NH3+ + 2 OH- -> R-NH2 \ + H2O
Electrodeposition/Sự kết tủa điện phân:
Sự kết tủa điện phân là sự kết dính những phân tử sơn tại một điện cực. Các phần tử mang điện tích dương sẽ kết tủa tại cực dương, các phân tử mang điện tích âm sẽ tụ tập tại cực dương. Vì là qui trình sơn âm cực, nên sự kết tủa chỉ sảy ra tại cực âm mà thôi.
Cathode: R-NH3+ + 2 OH- -> R-NH2 \ + H2O
Electroendosmosis/Sự điện thẩm:
Sự điện thấm là bước cuối cùng của qui trình này. Các hạt sơn bị hút về phía cực âm và kết dính tại đó, tạo nên lớp sơn bán thấm semi-permeable. Nước tại khu vực xung quanh âm cực sẽ bị đẩy qua lớp màng sơn này, đó là nguyên nhân khử nước của lớp sơn. Tạo ra màng sơn có khả năng chống lại sự va chạm vật lý (ta có thể chạm tay vào bề mặt sơn mà không bị hỏng).

Ghi chú: Vì không gõ dấu được nên em để ký hiệu "/" là bay hơi, "\" là kết tủa, và số ghi hóa trị không cho lên trên hay xuống dưới được ... mong các bác đừng mắng [&:].
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
1/8/05
228
5
18
57
Khu Qui Hoach Treo
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Bác xebo cho em biết bác trích nguồn tham khảo ở đâu không? Hay là do bác tự nghiên cứu về công nghệ sơn tĩnh điện vậy. Vấn đề có tính học thuật nên em muốn biết cho rõ thôi.
Cám ơn bác
 
Hạng B2
2/11/04
168
0
0
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Trích đoạn: Tad

Bác xebo cho em biết bác trích nguồn tham khảo ở đâu không? Hay là do bác tự nghiên cứu về công nghệ sơn tĩnh điện vậy. Vấn đề có tính học thuật nên em muốn biết cho rõ thôi.
Cám ơn bác

Công việc của em hơn 10 năm nay liên quan đến nó, nhưng em chỉ dám viết qua chút ít vậy thôi. Chi tiết cụ thể hơn nữa em không dám đưa ra vì sợ ... nhiều thứ :).
Bác có thể tham khảo thêm tại đây: [link]http://www.algor.com/news_pub/tech_white_papers/e-coat_paint_process/default.asp[/link]
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Em sai đâu thì nhờ bác xebo chỉ giáo nha, vì em không chuyên về hóa lý.

Sơn "tĩnh điện > ? <điện ly" trên xe ô tô.

Nghe bác tả thì đúng là giống quy trình sơn điện ly, mạ kim loại.

Theo em nhớ mang máng thì E-coating và powder coating là hai quá trình khác nhau.
Sơn tĩnh điện là Powder coating.

Thực tế em đã đi xem tận nơi, sờ tận tay cái bể điện ly và cái dây chuyền sơn tĩnh điện.

Đối với bể điện ly thì chỉ cần 1 bể nhỏ vừa đủ tối thiểu nhúng được 1 vỏ xe (2 hay 10 vỏ cùng lúc là tùy bác xây to thêm).

Còn dây chuyền tĩnh điện thì nếu chỉ sơn 1 vỏ khung xe người ta vẫn cần cả dây chuyền dài dằng dặc, tất nhiên là có thể sơn nhiều khung xe trên cùng 1 dây chuyền.
Quá trình sơn tĩnh điện, người ta phun bột sơn (bột phức hợp gốc kim loại) (nên còn gọi là sơn bột - powder coating) lên bề mặt cần sơn rồi đẩy vào dây chuyền ủ sơn có nhiệt độ thay đổi nóng dần đến nhiệt độ nóng chảy của bột đó (khá cao), ủ rồi nguội dần, và ra đầu kia. (em không nhớ là phun trước hay vừa phun vừa chạy trên dây chuyền).
Trên dây chuyền có dùng điện cao thế, có thể là tạo ra điện thế "tĩnh điện" nên việt nam gọi là sơn tĩnh điện.

Vì vậy nên dây chuyền này chiếm nhiều không gian, thiết bị phức tạp hơn và phải đồng bộ. Là 1 dấu hỏi khi doanh nghiệp tính toán đầu tư -> trốn không đầu tư.
Mà xe ô tô sơn tĩnh điện cũng sơn nhiều lớp tĩnh điện đấy chứ bác nhỉ?
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
98.606
113
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Tui đọc bài của bác xebo cảm thấy có điều không ổn mà không biết là gì!!! :D
Bây giờ đọc bài của bác Datsun mới nhớ ra. Đó là sơn tĩnh điện có thể sơn lên rất nhiều vật liệu khác nhau (không cần phải là chất dẫn điện) và có thể sơn nhiều lớp. Còn sơn điện ly thì thú thực là bây giờ tôi mới biết. :D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Gửi các bác quan tâm 1 cái link, thông tin khá đơn giản, phân biệt E- coating và powder coating.

Với ô tô ngày nay, người ta dùng cả sơn điện ly cho 1 số phụ kiện (parts). Sơn tĩnh điện và các công nghệ sơn khác đều có ứng dụng, vấn đề là tiền bao nhiêu thôi?
Chịu khó tìm thì trong đó có các clip về quy trình, dây chuyền.
Chỉ tiếc là tiếng anh.

http://www.industrialex.com/sub/powder/
 
Hạng B2
2/11/04
168
0
0
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Trích đoạn: Datsun

Sơn "tĩnh điện > ? <điện ly" trên xe ô tô.

Nghe bác tả thì đúng là giống quy trình sơn điện ly, mạ kim loại.

Theo em nhớ mang máng thì
Sơn tĩnh điện là Powder coating.

He he, bác nói đúng đó chính xác phải gọi là sơn điện ly. Chẳng qua là mấy ông ở chỗ em quen mồm nói là sơn tĩnh điện làm lây sang cả em. Cám ơn bác!

E-coating và powder coating là hai qui trình khác nhau, nhưng theo qui định 115 của bộ CN thì phải yêu cầu có hệ thống sơn điện ly E-coating chứ không phải là sơn tĩnh điện Powder coating.
 
Hạng C
19/7/05
593
4
0
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Bây giờ thì em hiểu rõ hơn về sơn điện ly rồi. Nhưng vẫn chưa hiểu tại sao bộ CN cứ nằng nặc bắt các nhà sản xuất phải tự làm sơn điện ly nhể? Hãng tự làm hay thuê bên ngoài khác gì nhau, miễn là xe có sơn điện ly là được chứ gì. Đâu cái điền quá...
 
Hạng D
25/7/05
2.875
22
38
RE: Sơn tĩnh điện (điện ly) trên xe ô tô.

Aaaaaaaa, hay quá còn đến gần 7 ngày
Bộ Công nghiệp yêu cầu, trước 31/12/2005, các DN sản xuất, lắp ráp ôtô phải gửi bản giải trình những hạng mục đầu tư dở dang, những tiêu chuẩn chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục lên Bộ Công nghiệp để được xem xét và giải quyết

em còn đủ thời gian trao đổi và theo dõi vụ này. Đúng là như bác Tad/ bác tuandq nói, em cũng như các bác ấy lần đầu tiên mới nghe nói đến vụ E-coating (Sơn điện ly) này. Trước giờ em toàn làm mảng Auto Refinish nên cũng ít khi để ý đến O.E.M, cứ tưởng đâu họ chỉ toàn dùng Powder Coatings thôi chứ, ai ngờ còn cái vụ Sơn điện ly này nữa !!!

Em post lại cái link về Quyết định 115 của Bộ Công Nghiệp trước cái đã :
http://www.moi.gov.vn/LDocument/Upload/2004111608114881599062.doc các bác đọc "Điều 5. Dây chuyền công nghệ sơn" nhé.

Đứng về góc độ Kỹ thuật thì không phải bàn cãi gì nữa về sự khác nhau của 3 quy trình Sơn cho xe ôtô :
1. E-coating = Sơn điện ly.
2. Powder coating = Sơn tĩnh điện.
3. Liquid Coating = Sơn dạng lỏng. (tạm dịch như vậy cho dễ hiểu, em nhặt cái từ này từ cái link của bác sun á ! ). Hiện tại thì loại Sơn này là phổ biến nhất vì không đòi hỏi nhiều về máy móc - dây chuyền - thiết bị ... đắt tiền, tay nghề của người thợ khi sử dụng, thời gian sơn, giá thành phải chăng ...

Tuy chưa tìm hiểu kỹ về Sơn điện ly, nhưng em hơi thắc mắc cái thuật ngữ
a) Đối với ô tô con (đến 9 chỗ ngồi): thân xe phải được sơn nhúng điện ly (mạ điện sơn) lớp bên trong (lớp lót); lớp ngoài thân xe có thể được sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực.
==> cái này có giống như lớp phosphate hóa BM trước khi sơn không nhỉ, bên sơn tĩnh điện cũng phải làm như vậy mà??? Bữa nào phải xin vào ôtô T.Hải nhìn tận mắt mới được. DN nào mà được approved cái QĐ 115 này thì chắc chắn phải đầu tư 2 dây chuyền Sơn điện ly lẫn Sơn tĩnh điện rồi.

Có bác nào đã nghiên cứu qua về loại Sơn điện ly này chưa? Giá thành đầu tư toàn bộ dây chuyền Sơn là bao nhiêu vậy? Sơn được trên những BM nào? Giá Sơn? Mức độ tiêu hao Sơn? Độ bền lớp sơn? Màu sắc & yếu tố thẩm mỹ ntn?

Buồn ngủ quá rồi, em sẽ trở lại sau ...
 
VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Sơn điện ly (E-coat) trên xe ô tô.

Trích đoạn: xebo

What is E-coat? Sơn điện ly là gì?
Sơn điện ly (ED) là chất polyme hữu cơ được tạo ra bám vào bề mặt thân xe dưới một hiệu điện thế trung bình (khoảng 250 ~ 350 V) và dòng điện tương đối cao (800 ~ 1000 A).
Dạ, phân biệt giữa E_coating và P_coating các bác đã nói rõ ở trên
em chỉ xin làm rõ 1 chi tiết nhỏ về mặt Kỹ thuật

với E thì điện áp nhỏ ( theo tui biết là 30-50V DC và dòng điện lớn 1000A DC)

ngược lại P thì lớp sơn là các hạt bụi sơn li ti phóng tới bám lên bề mặt của vật cần sơn dưới tác dụng của điện trường lớn , cho nên sẽ cần điện áp lớn và dòng điện nhỏ!!!