Hạng D
2/12/03
1.919
4.538
113
Vietnam
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đề xuất bổ sung thêm các điều kiện đối với tài xế muốn nâng hạng bằng lái.

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 có nhiều nội dung mới. Trong đó, Chính phủ đề xuất bổ sung thêm các điều kiện đối với tài xế muốn nâng hạng giấy phép lái xe (GPLX).

Người sở hữu bằng D1, D2, D phải học hết cấp 2

Theo quy định hiện hành, người có nhu cầu đào tạo nâng hạng GPLX phải có đủ thời gian và số km lái xe an toàn quy định cho từng hạng GPLX.

Chẳng hạn, hạng B1 lên B2 thời gian lái xe an toàn từ 1 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn; hạng B2 lên C, C lên D; D lên E có thời gian lái xe an toàn 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn; hạng B2 lên D, C lên E có thời gian lái xe an toàn từ 5 năm trở lên và có 100.000 km lái xe an toàn ….

Thêm vào đó, người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng GPLX lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.

Tài xế không được nâng hạng bằng lái nếu bị trừ hết điểm, tước bằng lái xe?

Dự luật mới quy định tài xế muốn nâng hạng bằng lái phải đáp ứng nhiều điều kiện. Ảnh: THY NHUNG

Còn tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chính phủ đề xuất người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng GPLX phải có GPLX đang còn hiệu lực, có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng GPLX, không gây tai nạn giao thông đường bộ, không bị tước GPLX và không bị trừ hết điểm GPLX trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nâng hạng.

Đối với người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng bằng lái lên hạng D1, D2, D dự luật quy định tối thiểu phải có trình độ từ trung học cơ sở.

Như vậy so với quy định hiện hành, dự luật bổ sung thêm hai điều kiện đối với tài xế muốn nâng hàng GPLX, đồng thời bổ sung thêm một hạng GPLX bắt buộc phải học hết cấp 2.

"Bổ sung thêm điều kiện là phù hợp"

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng dự luật đưa ra ba điều kiện để được nâng hạng GPLX như nêu trên là phù hợp.

Bởi lẽ, quy định này giúp người lái xe cẩn trọng hơn trong việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng để bị trừ hết điểm GPLX, từ đó kéo giảm tai nạn giao thông.

Cạnh đó, ông Quyền khẳng định lái xe kinh doanh vận tải đa phần tuân thủ luật giao thông, việc người điều khiển phương tiện vi phạm đến mức bị tước bằng lái hay bị trừ hết điểm không nhiều. Vì vậy, quy định trên không trở thành vấn đề “quan ngại” của giới lái xe kinh doanh vận tải trong việc nâng hạng GPLX.

“Thêm vào đó, bản thân doanh nghiệp hiện nay cũng rất mong muốn tài xế chấp hành nghiêm quy định của luật giao thông. Còn người lái xe kinh doanh vận tải họ xem GPLX là “cần câu cơm” nên cũng rất tuân thủ luật, bởi nếu bị tước bằng lái ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chính bản thân họ và gia đình…”- ông Quyền cho hay.

Cùng quan điểm, anh Nguyễn Văn Hà, ngụ ở quận Long Biên, Hà Nội nhận định những người muốn nâng hạng GPLX hầu hết là để lái xe kinh doanh vận tải. Số thời gian chạy trên đường của những người này rất nhiều nên cần có quy định chặt để các tài xế chấp hành nghiêm quy định luật giao thông.

Nếu tài xế vi phạm ba quy định trên thường xuyên mà vẫn được nâng lên hạng cao hơn là bất cập. “Tôi cho rằng dự luật đưa ra quy định vậy là phù hợp và hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng đưa ra điều kiện đối với việc nâng hạng GPLX…”- anh Hà cho hay.

Theo quy định hiện hành, GPLX ô tô gồm các hạng sau: B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

Còn dự thảo Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, GPLX ô tô gồm 12 hạng. Trong đó, hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; các hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

GPLX theo dự luật sẽ có 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ GPLX của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm GPLX biết.

GPLX được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.

Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm, người được cấp GPLX phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng CSGT tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Theo Pháp Luật
>>>> Xem thêm:
 
Hạng D
16/11/20
3.008
9.584
113
38
ông Quyền khẳng định lái xe kinh doanh vận tải đa phần tuân thủ luật giao thông, việc người điều khiển phương tiện vi phạm đến mức bị tước bằng lái hay bị trừ hết điểm không nhiều
Mời anh Quyền ra QL20, nơi tập trung những anh em kinh doanh vận tải cừ khôi để thấy các tài xế xe rau, xe khách "tuân thủ luật" như thế nào nhé.