Luật GTĐB 2008: chương I. điều 3 (-12)
- Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
Trích đối thoại giữa thư ký chắp bút luật và người tham gia giao thông:
Đường cao tốc là:
-
đường dành cho xe cơ giới – Vâng.
-
có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt – chưa đủ.
-
không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác – đồng ý.
-
được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ - thiết bị gì? Nói rõ để khi không có nó thì biết đường mà „ném đá“ đúng chỗ.
-
bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình: Lấy gì bảo đảm? khi tai nạn xảy ra,
ngày lễ..tắc kinh hoàng thì không gọi là cao tốc được không? Hai cái mục này chỉ là „hiệu quả có thể“ chứ không phải là đặc điểm để nhận biết đường cao tốc (để chấp hành đúng luật). Đây là sản phẩm của văn hóa „tự sướng“, lối hành văn của chuyên gia viết báo cáo (phần „khoe“ không bao giờ thiếu)- gạch bỏ!
-
và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định: thêm: Sau khi thu đủ và với mục tiêu thu được phí.
Định nghĩa „đường cao tốc“ của
Công ước Viên (Vn là thành viên)
(j) "Motorway" means a road specially designed and built for motor traffic, which does not serve properties bordering on it, and which: (i) Is provided, except at special points or temporarily, with separate carriageways for the two directions of traffic, separated from each other either by a dividing strip not intended for traffic or, exceptionally, by other means; (ii) Does not cross at level with any road, railway or tramway track, or footpath; and (iii) Is specially signposted as a motorway;
Trong Công ước Viên, chỉ định nghĩa về „Motorway“là gần tương đương với „đường cao tốc“:
Motorway là:
- Đường được thiết kế và xây dựng cho giao thông xe cơ giới, không có công trình vỉa hè.
- Có giải phân cách (không cho phép lưu thông được) riêng biệt cho hai chiều lưu thông và nếu có điểm giao (của hai chiều) thì chỉ là tạm thời.
- Không có giao cắt ngang bằng với các loại đường khác, đường sắt, đường xe điện hay lối đi bộ.
Tò mò, mình thấy định nghĩa Đường cao tốc của một quốc gia ở EU như sau:
„
Đường cao tốc là phần đường bộ được cắm biển báo „Đường cao tốc“.
Mời các bác bình luận, so sánh tính ưu việt và tư duy quản lý.