Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Mấy chú làm ở đây ra giao lưu vài chén, được cái rượu ở đây khá giống Lạng Sơn, Cao Bằng... thường cất độ khá nhẹ, chỉ tầm 25o nên cũng quăng được mấy cái trước khi đi ngủ

Có cái bản đồ du lịch Chiêm Hóa

40283697065_640ffde44e_h.jpg
40283701685_37001e72f8_h.jpg
 
Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Càng ngày càng già càng khó ngủ, tờ mờ sáng tiếng chim hót, tiếng thác chảy nên không ngủ nướng được. Đi vòng quanh 1 vòng, cả khu vẫn chìm trong yên lặng

41030816631_570402ec85_h.jpg
 
Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Sau bát mỳ không người lái, báo tính tiền rồi quay về tiếp tục hành trình ngày chủ nhật. Kể ra giá cũng hợp lý: 180-220K/1 phòng. Tổng ăn uống 2 bữa trưa tối + 2 phòng + ăn sáng: 1.450K

Tiếp tục con đường quay ra

40330427774_4b245afb46_h.jpg
 
Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Trung tâm xã Trung Hà, dân đang tổ chức thi cắm trại, lâu lắm mới thấy lấy lá cọ để làm trại

40321965734_5774727625_h.jpg
40997069022_69fde49610_h.jpg
 
  • Like
Reactions: Kirinman
Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Lần theo con đường DT176 và DT 189 để quay ra QL 2. Trên đường đi ghé chùa Bảo Ninh Sùng Phúc - một trong những điểm hay đi kèm theo tua đi Hà Giang

39220979850_81c6c8219f_h.jpg
 
  • Like
Reactions: Kirinman
Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là ngôi chùa cổ nhất hiện còn tìm thấy ở Tuyên Quang, là nơi còn lưu giữ được tấm bia thời Lý quý giá trên phạm vi cả nước. Ngôi chùa do một dòng họ thế tập đứng ra xây dựng mà người chủ trì là Hà Hưng Tông, hậu duệ đời thứ 15 giữ chức châu mục châu Vị long.

26159969647_c2fc2f0d4f_h.jpg
 
Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Chùa được xây dựng vào năm 1107 dưới thời vua Lý Nhân Tông (Càn Đức) niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa.

40330444074_647f034e54_h.jpg
 
  • Like
Reactions: Kirinman
Hạng B2
20/2/16
218
294
63
Năm2013, bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia. Tấm bia được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Bia có chiều cao 1,45m, rộng 0,8 m và dày 0,18m. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá. Rùa có chiều dài 1,50 m, rộng 0,9 m và cao 0,32 m. Cổ và đầu rùa dài 0,38 m. Rùa được đặt trên mặt đất, bốn chân rùa được tạc nổi, mỗi chân có 5 móng. Đuôi rùa nhỏ, được tạc uốn cong, vắt lên lưng. Đầu rùa ngẩng cao, vẻ uy nghi đường bệ. Toàn thân rùa cũng được tạc từ một phiến đá xanh nguyên khối, nét chạm rất tinh tế, mềm mại, hình khối cân đối và vững chãi. Lưng rùa nhẵn và tròn trịa, giữa lưng có đục một mộng ghép hình chữ nhật để ghép khớp với chân bia đá. Chính mộng ghép này đã giữ cho bia đá có thể đứng ngay ngắn trên lưng rùa trong suốt hơn 900 năm. Trán bia khắc dòng chữ lớn: “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi” nghĩa là bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc.

26159970837_0338806cac_h.jpg