Hạng B1
8 lời nói dối trong đời của người mẹ...

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!


Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối


Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát!! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6


Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ 7.


Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ
ST
 
Hạng C
29/7/10
777
8
18
TP.HCM
Gởi bác Khangngoc

Bác làm em bật khóc khi đọc bài của bác, có mồ côi thì mới hiểu được tình cha nghĩa mẹ nhưng đôi khi đã quá muộn màng. May mắn thay em đã nhận ra điều ấy từ khi còn nhỏ nên ......
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửI hoa rặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
-Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá của một hoa hồng đến 2 đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó:
-Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lờI:
-Dạ chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đừờng cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
-Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
.........................ST............................
 
Hạng D
25/6/09
4.787
697
113
Logo & Avatar
Cảm ơn các bác đã cho em những bài viết hay, thật cảm động biết nhường nào.
Cảm ơn bác chủ thớt B2 đã khơi lại niềm tự hào của những người con khi làm được việc đền đáp ơn nghĩa sinh thành !
Cảm ơn các Đấng Sinh Thành đã tạo dựng cho XH hôm nay những người con ưu tú, sống và làm việc có ích cho XH !
Cảm ơn cha và mẹ đã cho con cơ hội thể hiện lòng hiếu thảo dù chỉ là một thời gia rất ngắn!
 
Hạng F
10/11/07
5.231
404
83
các comment thật hay, thật cảm động như bất cứ khi nào chúng ta nói về mẹ.
không thể đủ lắng dịu trong lòng để viết một cái gì chia xẻ cung mọi người vào lúc này...
mình chỉ mong mọi người hay giúp mình hiểu một chuyện: vì sao ba mẹ đã hơn 70 từ lâu rồi, thế mà mình vẫn không thôi hết sốc, không hết sợ hãi giật mình mỗi khi nhìn thấy sự già nua, lão hoá của ba mẹ... mình bị làm sao thế, cứ như một đứa bé con không lớn được!
 
Hạng D
22/6/08
2.310
550
113
Nhà tui chứ đâu.
Con quỳ con lạy Mẹ Cha
Ơn Cha nghĩa Mẹ con đền được là bao
Năm dài tháng rộng gian nan
Nuôi đàn con khôn lớn nên người
Ân tình sâu đậm Mẹ Cha
Thương con vô bến vô bờ
Công Cha như núi cao vời
Nghĩa Mẹ như nước biển khơi dạt dào

Tặng những ai đang còn Mẹ:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=TuyXOvrvh-
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
29/7/10
777
8
18
TP.HCM
Hôm nay đã là 14 âm lịch, sáng nay đưa vợ và các con lên chùa viếng các cụ, nhìn hình mà rơi nước mắt, đứa con gái lớn hỏi mình : " Ba ơi sao ông bà lại ngồi trong tủ kính hả ba? Sao hình ông bà DƠ dữ vậy ba ". Giải thích cho con mà lòng quặn thắt ................ ba mẹ ơi xin rộng lòng tha thứ, cuộc sống cứ trôi đi với cơm áo gạo tiền nên chúng con đôi khi cũng sao lãng việc lên chùa thắp nhang cho ba mẹ........

Cảm ơn những câu hỏi ngây thơ của con trẻ, cảm ơn bác B2 đã lập nên topic này để chúng ta có thể sẻ chia những cảm nghĩ về công ơn trời biển của các đấng sinh thành và cũng để soi lại mình xem đã tròn chữ hiếu hay chưa?

Xin cảm ơn tất cả mọi người
 
Tập Lái
19/8/10
28
1
0
Cảm ơn bác B2 đã viết một bài cực kỳ ý nghĩa vào những ngày như thế này. Đọc bài của bác mà dân xa nhà như em thấy nghẹn lòng lại. Công cha mẹ sinh thành dưỡng dục đến bao giờ mới báo đáp hết được đây
 
  • Like
Reactions: st151101
Hạng D
3/7/04
2.050
823
113
Cù Lao Ông Chưởng
Ở Việt Nam, chữ "Hiếu" được nêu cao, nhắc nhở cái đạo làm con. Ðó là căn bản của đạo đức gia đình, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhắc chữ "hiếu" có khi người ta thường nói tới "đức cù lao", "chín chữ cù lao" là do câu "cửu tự cù lao" có nghĩa là nhắc nhở đến chín điều cha mẹ nuôi nấng gánh chịu vì con: (1) sinh, (2) cúc (nâng đỡ), (3) phủ (vuốt ve), (4) xúc (cho bú), (5) trưởng (nuôi cho lớn), (6) dục (dạy dỗ), (7) cố (trông nom), (8) phục (săn sóc dạy bảo), (9) phúc (bảo vệ). Trong Kinh Thi có câu: "Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao" có nghĩa là: thương xót thay cha mẹ sinh ta khó nhọc. Trong bài thứ năm, dạy học trò ở cho phải đạo, sách Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi có viết: "Chữ rằng "sinh ngã cù lao", bể sâu khôn ví, trời cao khôn bì".
Ðã chẳng phải mẹ đã ru ta bằng những lời ca dao ngọt ngào sao? "Chim xa rừng còn thương nhớ cội. Người xa người tội lắm người ơi". Ta thấm đẫm từng lời ru của mẹ và ta lớn khôn, bay đi khắp phương trời. Ðúng như lời nhà thơ Nguyễn Duy viết : "Ta đi trọn kiếp con người. Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru".
Ít có người con nào, đã không được từng ngồi trên vai cha, tay nắm tóc, chân nhún nhảy, miệng cười khanh khách. Sự hy sinh của cha thầm lặng mà sâu. Có ai ngờ đâu, bao nhiêu thứ cha phải hy sinh, dành lại cho con những điều tốt đẹp nhất, mà mãi sau này người con mới hiểu.
"Nhìn được cha là ánh sáng tưng bừng, hương ấm áp của mặt trời mọc. Nhìn được mẹ là trăng vàng dịu ngọt, hiền hoà thay cho trăm cánh thêm sinh".
Ðạo hiếu đã thấm sâu vào lòng người Việt Nam. Sâu đến nỗi, việc hệ trọng nào trong gia đình cũng cần có cha có mẹ tham dự quyết định. Còn sống cũng như đã khuất, cha mẹ vẫn là người tham dự vào đời con một cách sâu xa nhất. Những khi buồn rầu hay cả những khi vui mừng, cha mẹ vẫn là những người chia sẻ với con nhiều nhất.
Báo hiếu đâu chỉ dừng lại ở những ngày "thắp đèn trời" kính nhớ, mà việc hiếu đạo còn dạy những người con báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Sách người xưa có dạy: "Hồn định thần tỉnh", ta dịch: "tối viếng sớm thăm", những ngày cha mẹ mắt mờ, tay kém, mắt con là mắt cha mẹ, tay con là bàn tay cha mẹ, đỡ nâng các ngài. Chăm sóc cha mẹ miếng ăn, cái uống, như những khi ta còn thơ bé, cha mẹ ta đã chăm chút cho ta thế nào thì ta cũng cố chăm chút cha mẹ như vậy, trong lúc tuổi chiều xế bóng.
Có một lúc trong tuổi già hiu quạnh, cha mẹ không còn đủ sức đi xa hơn bước chân của mình, không đủ sức đuổi con ruồi, con muỗi, bao nhiêu thứ cứ làm buồn lòng mẹ cha, sự hờ hững của dâu của rể, sự tẻ nhạt của con của cái, sự lơ là của cháu của chắt. Cha mẹ chỉ mong được chết sớm, để khỏi phiền lòng con cái. Cái đức hy sinh của cha mẹ còn đi cho hết đời như vậy, những người con cần ở bên cạnh cha mẹ biết bao. Cũng có những người con, vì lý do tất bật chiều hôm lo kiếm miếng ăn, hay vì một lý do nào đó, đưa cha mẹ vào trong trại dưỡng lão, đối với người Việt, không coi đó là điều đúng với "Hiếu Ðạo". Sự đời vẫn có tiếng chê: "Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày", hay "Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi mẹ kể tháng kể ngày". Thế mới biết báo hiếu đâu chỉ là món quà, đâu chỉ là những cánh thư thăm hỏi, và cũng không chỉ là những ngày thắp nhang kính nhớ. Báo hiếu đó là cả cuộc đời, cả một tấm lòng của người con với cha mẹ. Sống đạo làm con như vậy thật không dễ, không dễ bởi chính cha mẹ cũng cả đời hao mòn vì con cái.
Ngày lễ Vu Lan, ngoài việc báo hiếu cũng còn là ngày Tết của chư Tăng. Theo tinh thần giới luật của Phật, người xuất gia đã vào trong hàng Tăng Bảo, không hạn cuộc vào năm tháng của đời, không lấy ngày Tết của đời để tính thêm tuổi. Người xuất gia chỉ lấy ngày tháng kiết Hạ của mình, mà đánh giá mức tu hành của mình làm tuổi tác, thời gian kiết Hạ là từ rằm tháng Ba đến rằm tháng Bảy Âm Lịch. Rằm tháng Bảy là ngày mãn Hạ, cũng là ngày Tết của chư Tăng, đánh dấu một đoạn đường tu học, mỗi vị Tăng già thêm một tuổi Hạ, gọi là Hạ Lạp. Tuổi Hạ Lạp càng cao càng được tôn kính, như vị Phật sống.
Người Việt quan niệm đời tu cũng thật đơn giản ngay ở trong gia đình: "Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là đi tu".
Với Phật Giáo, cùng một quan niệm như thế trong việc tu tại gia: Quan hệ gia đình, nếu đạo tâm chưa vững, hành trì pháp môn chưa đắc lực, thì kết quả sự tu học của mình và người thân chưa có là bao. Kinh "Tạp A Hàm", Phật bảo các thầy Tỳ khưu, nếu người thọ trì bảy thứ thọ, người ấy sẽ được sinh lên cõi trời Ðế Thích. Chính trời Ðế Thích ngày xưa đã tu pháp này mà trong đó hiếu hạnh làm gốc. Ông thường hay cúng dường cha mẹ và các bậc tôn trưởng. Dung mạo ôn hoà, lời nói nhu nhuyến, không nói lời ác, không nói hai lưỡi, thường hay nói lời chân thật. Ðối với thế gian bỏn xẻn, ông tuy tại gia nhưng không bỏn xẻ, thường hay bố thí bình đẳng tất cả. Nên sau đó ông được sanh trên cõi trời.
Cái căn bản mọi sự ở đời bắt nguồn ở gia đình người Việt là như vậy, bao nhiêu điều học cơ bản, phải học ngay ở trong gia đình: Học về Tình Thương, học về đức tin, học về đời sống cầu nguyện, học về cách xử thế, về thành công và thất bại.
 
Hạng D
3/7/04
2.050
823
113
Cù Lao Ông Chưởng
Theo kinh điển nhà Phật, một trong những đệ tử lớn của Phật Thích Ca là ông Ðại Mục Kiền Liên, sau khi được quả Thính Văn, thành bậc thần thông hạng nhất, động lòng nhớ mẹ, dùng "thiên nhãn thông" tìm mẹ ở đâu, thì thấy bà Thanh Ðề đang ở địa ngục, đói khát. Hết lòng thương xót, ông lập tức lấy bát cơm dâng cho mẹ ăn. Miếng cơm chưa vào miệng đã hoá thành than, ngài Mục Liên khóc lóc thảm thiết, trở về bạch Phật, xin độ cứu mẹ mình. Phật thuyết kinh Vu Lan dạy Mục Liên vào rằm tháng Bảy hàng năm (âm lịch) dâng bát cúng dường chư tăng, nhờ sức oai thần của mười phương chúng tăng nguyện cầu mới giải thoát mẹ ra khỏi địa ngục. Từ đó có lễ Vu Lan, hội Vu Lan cho những người con báo hiếu.
Hằng năm, tại Việt Nam vào ngày rằm tháng bảy, nhiều lượt người từ khắp muôn nơi, thiện nam, tín nữ đến lễ ở các Chùa, như ngày hội của việc báo hiếu. Theo tiếng chuông ngân vang đi vào lòng người, niềm tri ân cũng dâng lên, thúc giục lòng con, đến quỳ lạy trước Phật đài, đem hết lòng thành kính, cầu xin từ bi của Tam Bảo cứu độ cho cha mẹ được giải thoát. Qua những bông hoa cài áo, người khác có thể nhận ra được gia cảnh của mỗi người con: Bông Hồng tượng trưng cho mẹ. Ðể tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi còn buộc giải nơ tượng trưng cho cha, Cha còn: nơ xanh, cha mất: nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn: Hoa Hồng nơ xanh. Mẹ còn cha mất: Hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất cha còn: hoa trắng nơ xanh. Mẹ cha đều mất: hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình.
Nghĩa làm con, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, cha mẹ mất cũng thắp đèn trời, ngày đêm khấn nguyện. Chữ hiếu sống cho trọn vẹn, cao đẹp dường bao.
"Công dưỡng dục thâm ân dốc trả
nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
làm con hiếu hạnh vi tiên" (Kinh Vu Lan Bồn).
Mùa tháng bảy Vu Lan, phần lớn mọi người đều "ép mình" ăn chay trọn tháng, để gọi là báo hiếu ông bà cha mẹ. Những ngôi Chùa quen thuộc gần xa, là nơi hội tụ của mọi người "đốt hương đảnh lễ" cầu cho ông bà cha mẹ đã quá vãng, cũng như còn sống. Ðạo làm con đối với cha mẹ là cả một đời. Nghĩa sinh thành đến bao giờ trả xong, tình mẹ là bao la, công cha là núi Thái. Ðã bao đêm mẹ trăn trở " Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn". Những gì ngon ngọt mẹ dành, cha nhịn cho con, công ơn nuôi dưỡng, biết ngày nào quên.