Hạng D
3/7/04
2.050
823
113
Cù Lao Ông Chưởng
Ý NGHĨA CỦA BÔNG HỒNG CÁI ÁO DỊP LỄ VU LAN​
Lễ cài bông hồng trong dịp Vu Lan được xem là một buổi lễ báo hiếu quan trọng đối với những người con Phật. Tuy nhiên, buổi lễ này không phải chỉ dành cho Phật tử mà tất cả mọi người không theo đạo vẫn có thể tham dự.
Điều này có từ lúc nào? Tại sao lại là bông hoa hồng mà không phải là loại hoa khác? Để hiểu về điều này Sư cô Thích nữ Huệ Đức (tu học tại Quan Âm Tu Viện - TPHCM) đã chia sẻ:

Buổi lễ Bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu được khởi xướng từ Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, tác giả của ấn phẩm Bông Hồng Cài Áo.

Trong một lần sang Nhật Bản đúng ngày Mother Day (ngày của mẹ), Hòa thượng Thích Nhất Hạnh được một số thanh niên lại gần hỏi thầy còn mẹ không và cài lên áo 1 bông hồng rồi nói “Hôm nay là ngày tưởng nhớ đến mẹ”.

Hòa thượng nhận thấy truyền thống của Phật giáo cũng có lễ Vu Lan báo hiếu là dịp tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ với mỗi người, vậy tại sao chúng ta không phát huy truyền thống tốt đẹp này như những bạn trẻ nước Nhật làm trong ngày Mother Day.

Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện tình yêu thương của loài người. Chính vì thế, Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.

Để mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm lễ cài Bông hồng đầu tiên cho Tăng Ni và Phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài Gòn. Từ đó các chùa và các tổ chức Gia đình Phật tử đã nhân rộng thành lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu như hiện nay.

Ý nghĩa của việc cài bông hoa hồng, đã được Hòa thượng Thích Nhất Hạnh giải thích ngay trong ấn phẩm Bồng Hồng Cài Áo: “Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ.

Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng
. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ dù đã khuất. Người được cài hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa”.

Cùng thời điểm đó, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã sáng tác nhạc phẩm “Bồng Hồng Cài Áo”. Đến nay bài hát đó được coi như “bài hát chính trong các dịp lễ Bông hồng cái áo ở các chùa vào mùa Vu Lan báo hiếu”.

Cũng từ đó nghi thức cài bông hồng trong ngày Vu Lan được phổ thông hóa và trở thành ngày lễ trong Phật giáo.

Cho nên hằng năm, cứ đến mùa Vu Lan Báo Hiếu, hầu hết người Việt Nam là Phật tử, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều đến chùa tham dự lễ “Bông Hồng Cài Áo”, để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của các đấng song thân, dù còn hiện tiền hay không còn trên cõi đời này.
bong-hong-cai-ao.jpg

Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng?
Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để "trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh". Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.
Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai.
Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.
Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.
 
  • Like
Reactions: thinhsve
Tập Lái
1/1/16
24
48
13
41
Đọc một bài mắt lại nhòa một ít. Đọc đến dòng cuối cùng nước mắt cứ tuôn ra .Không cầm được nước mắt! Hay là do em hãy mũi lòng. Em cũng thương mẹ lắm, nhưng không thể nào nói một câu hay diễn tả được!
 
Chi Hội Phó XNL
30/10/09
5.093
1.086
113
saigon
em mất mẹ cũng 5 năm rồi, mà vẫn còn buồn nên mùa tháng 7 ít dám nghĩ về màu hoa hồng.
Hôm trước đi viếng chùa ở Quy Nhơn, thấm thía câu nói: ý nghĩa tháng 7 cô hồn, tăm tối là của người Tàu. Người Việt mình thì đây là mùa báo hiếu!
 
  • Like
Reactions: B2 moi ra truong
Hạng D
13/1/10
2.305
1.563
113
Bình Thạnh, HCM
Khi Mẹ em còn tại thế, dù Mẹ ốm đau đi viện triền miên, dù VC em vừa đi cày ở SG, vừa chạy về quê hay ra Huế túc trực ở BV, nhưng Mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần cho em, em còn có chút động lực để cố gắng. Giờ Mẹ em đi rồi, em chỉ còn lại nỗi chán chường sự thế, không màng đến bon che hay....Nhưng cái em tự an ủi là đã làm được những gì lúc Mẹ còn sống và đó cũng là niềm vui của đứa con đã mất Mẹ.
 
Hạng D
13/1/10
2.305
1.563
113
Bình Thạnh, HCM
Chiều nay chạy xuống vườn với quãng đường đi về gần 200 Km mới có dịp nghe trọn vẹn 2 CD: hát và giới thiệu về Mẹ hay quá. Em up lên tặng mấy Bác/Mợ download về nghe.
2 Album này em rip từ file NRG (Nero) CD gốc ra WAV nên chất lượng khá tốt.
Thúy Nga CD 146 (MẸ - Volume 1) và Thúy Nga CD 147 (MẸ - Volume 2)
https://www.fshare.vn/file/GDA22W5PTR4W
https://www.fshare.vn/file/9CNYLVBLU5XX
P/S: Nếu Bác/Mợ nào thích file gốc NRG thì báo em sẽ up lên.
 
  • Like
Reactions: B2 moi ra truong