Hạng B2
30/7/08
200
4
0
49
Theo Thông tư 23/2013/TT-BTC, từ ngày 15, mức phí sát hạch lái xe cơ giới sẽ tăng lên so với trước đây. Theo đó, đối với xe mô tô, phí thi lý thuyết tăng từ 30 nghìn lên 40 nghìn/lần, thi thực hành tăng từ 40 nghìn lên 50 nghìn/lần. Phí sát hạch lái xe ô tô cũng tăng: thi lý thuyết 90 nghìn/lần, thi thực hành trong hình là 300 nghìn/lần, thi thực hành trên đường 60 nghìn/lần.

Cũng bắt đầu từ ngày 15, xe đang lưu thông trên đường thì CSGT không được dừng xe để xử phạt hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Thay vào đó, hành vi này sẽ bị xử phạt nếu cảnh sát phát hiện thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; điều tra hình sự… theo Thông tư11/2013/TT-BCA.

Ngoài ra, theo Thông tư 11, khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm, có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Trong thời hạn hẹn giải quyết mà lại tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới.

Tiếp theo Thông tư 11, Bộ Công an ban hành Thông tư 12/2013/TT-BCA để hướng dẫn việc đăng ký xe. Trong đó, quy định cụ thể về thủ tục đăng ký xe đối với trường hợp sang tên đổi chủ nhiều lần, chuyển nhượng trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Thủ tục này sẽ được áp dụng từ 15/04/2013 đến 31/12/2014. Trường hợp sang tên khác tỉnh mà không có giấy tờ chuyển nhượng cũng được quy định cụ thể trong Thông tư.
 
Hạng D
10/9/08
2.910
6.512
113
Các bác phân tích xem trong thời gian bị tạm giữ giấy tờ (chưa có quyết định xử phạt) thì có bị coi là vi phạm không?
( Câu chữ trong thông tư hơi dài dòng khó hiểu)

Điều 6. Xử phạt hành vi ngưi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 34); người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 34); ngưi điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Điểm b Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 34)
Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; bằng (hoặc chứng chỉ) điều khin và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là giấy tờ), mà người đó trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định.


a) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hợp người có thẩm quyền chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định: thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo người có thẩm quyền trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.


b) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hp người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định, thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo với người có thẩm quyền để hủy quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.


c) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy ttheo quy định, thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính.