Việt Nam mình có tầm nhìn xa, hay đi tắt đón đầu, khi thế giới đang có những chính sách hạn chế xe cá nhân do loại phương tiện giao thông này đã trở nên bão hòa, và để bảo vệ môi trường, thì ở mình đã thực hiện chính sách đó từ lâu rồi, bằng chứng là giờ có mấy ai mua được xe để đi đâuNhằm tháo gỡ cho chính phủ trong việc xử lý ND 116, xin mời các bác cùng tham dự gameshow sau:
Giả sử các bác là người phải đưa ra QĐ cuối cùng để xử lý ND 116 sau cuộc họp với các doanh nghiệp nhập khẩu xe cuối tháng 12/2017 vừa qua. Các bác sẽ làm gì khi có hai lập luận như sau.
1. Phe nhập khẩu đã nói lên các điều kiện vô lý trong thủ tục kiểm định xe và tăng chi phí kiểm định vô lý mất thời gian. Chưa kể đây là những mặt hàng nhập khẩu truyền thống lâu nay theo nhu cầu trong nước, những điều kiện này không phù hợp với hiệp định ATIGA. Chắc chắn phải sửa đổi.
2. Phe lắp ráp trong nước nói rằng lẽ ra CP phải giảm thuế mạnh trong năm 2017 để DN bán được hàng trong điều kiện khách hàng chờ năm 2018. Đằng này cố ăn thuế nên giữ thuế đến hết năm 2017 làm DN tồn hàng rất nhiều. Nếu không chặn được hàng nhập khẩu ít nhất 2 tháng để DN xả hàng trong dịp nhu cầu Tết tăng cao thì CP phải chịu trách nhiệm giải quyết hàng tồn này.
Nếu là người chịu trách nhiệm giải quyết, các bác sẽ làm gì.
1. Có sửa đổi không?
2. Sửa như thế nào để dung hòa 2 ý kiến trên?
Mời mọi người thử tài.
Nghị định 116 ra đời cho thấy sự lặp lại của tư duy luẩn quẩn không rõ lối đi đã tồn tại suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi nền công nghiệp ô tô mới hình thành, theo kiểu “không chịu phát triển”, như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã phải thốt lên. Tổng giám đốc hãng xe ô tô khựa BYD cũng có câu nói nổi tiếng: “Sai lầm về kĩ thuật có thể làm bạn lãng phí 1 năm, 2 năm; nhưng sai lầm về chiến lược, sẽ khiến bạn lãng phí 10 năm, 20 năm.” Em hi vọng nghị định kiểu này sẽ được sửa đổi trước khi thế giới chuyển toàn bộ sang đi xe …tự lái
Vài dòng quan điểm của em tham gia gameshow của bác.