Tìm Hiểu Âm Thanh Xe Hơi Tìm hiểu về màn hình cảm ứng

Hạng B1
20/12/07
81
3
8
42
Hà Nội
www.pioneer.vn
Một vài năm gần đây bắt đầu xuất hiện các màn hình có tính năng khá đặc biệt trên các lĩnh vực giải trí, trong những thiết bị điều khiển thế hệ mới. người dùng chỉ việc chạm đầu ngón tay vào những nút ảo được thiết kế hoặc vẽ bằng phần mềm trên màn hình là lập tức thao tác tương ứng được thực hiện. Loại màn hình này được gọi là màn hình cảm ứng. Sự ra đời của màn hình cảm ứng đã tạo ra rất nhiều tiện ích cho các ngành công nghiệp điện tử trong đó có cả lĩnh vực giải trí .
Nói về nguồn gốc thì từ năm 1971, Tiến sỹ Sam Hurst (người sáng lập của công ty Elographics) đã là người đầu tiên chế tạo "cảm biến cảm ứng" (touch sensor), Đến năm 1974, lần đầu tiên màn hình cảm ứng dạng trong suốt đã được Sam Hurst chế tạo, cũng tại Elographics. Năm 1977, công ty Elographics đã phát minh và đăng ký sáng chế công nghệ năm dây điện trở (five-wire resistive), là công nghệ được ứng dụng trong hầu hết các màn hình cảm ứng hiện đang lưu hành trên thị trường .
Vậy thì một màn hình cảm ứng cấu tạo như thế nào?
Một màn hình cảm ứng cơ sở bao gồm 3 bộ phận chính:
một cảm biến cảm ứng
một bộ điều khiển
một phần mềm điều khiển.

Màn hình cảm ứng là sự kết hợp các bộ phận trên với một màn hiển thị như LCD và một bộ vi xử lý .
Cảm biến cảm ứng
Cảm biến cảm ứng là một tấm thuỷ tinh trong suốt với đặc tính là bề mặt có thể phản ứng khi ta chạm ngón tay vào. Tấm cảm biến cảm ứng được đặt sát màn hiển thị LCD sao cho vùng nhạy cảm của tấm cảm biến phủ lên vùng nhìn thấy của màn hình LCD. Trên thị trường hiện nay có một vài công nghệ khác nhau để thể hiện được tính cảm ứng của màn hình, mỗi loại đều sử dụng phương pháp khác nhau để phát hiện tín hiệu xuất hiện ở chỗ chạm vào. Nói chung, các cảm biến đều có một dòng điện hoặc một tín hiệu dạng khác đi qua nó và việc chạm vào màn hình sẽ gây nên sự thay đổi một giá trị điện áp hoặc thay đổi dòng điện. Sự thay đổi điện áp hoặc dòng điện này được sử dụng để định vị chỗ bị chạm tay vào trên màn hình.
Bộ điều khiển
Bộ điều khiển là một bản mạch nhỏ nối giữa cảm biến cảm ứng và Bộ xử lý. Nó tiếp nhận thông tin từ cảm biến cảm ứng và dịch sang dạng thông tin mà Bộ xử lý có thể hiểu. Thông thường, bộ điều khiển được lắp đặt ngay bên trong màn hình LCD .Màn hình cảm ứng tích hợp sẵn bộ điều khiển có thể kết nối Bộ xử lý với nhiều thiết bị khác ,còn những bộ điều khiển đặc biệt (chuyên dụng) thường được dùng để kết nối với bộ đọc đĩa DVD...
Phần mềm điều khiển
Phần mềm điều khiển là một phần mềm được lưu trữ trên bộ nhớ trong dùng để cập nhật hệ thống các câu lệnh nhờ vậy mà màn hình cảm ứng và bộ xử lý có thể làm việc được với nhau. Nó chỉ cho hệ điều hành của bộ xử lý biết là phải dịch như thế nào đối với các thông tin về sự kiện bị ngón tay chạm vào mà bộ điều khiển gửi đến. .Một số thiết bị, chẳng hạn như bộ đọc đĩa DVD, và các hệ thống máy tính chuyên dụng hoặc là không cần đến phần mềm điều khiển hoặc là đã có những phần mềm điều khiển màn hình cảm ứng được đặt sẵn bên trong để dành riêng cho nó.
Các màn hình cảm ứng được dùng để làm gì?
Màn hình cảm ứng là một trong số ít các giao diện dễ dàng sử dụng nhất, đồng thời cho phép lựa chọn một trong số lớn các khả năng thao tác. Dưới đây chỉ là một số thí dụ minh hoạ cho các hệ thống nhập dữ liệu vào theo cách cảm ứng mà hiện nay đang được ứng dụng:
Màn hình cảm ứng kiểu bàn điều khiển hoặc giao diện theo kiểu đồ hoạ. Kích thước màn hình thường cỡ 5-9 inhxơ. Trên hình là một thí dụ về giao diện kiểu đồ hoạ, một sản phẩm của công ty Pioneer, với kích thước 7 inhxơ.
39243-AVH-P6850DVD%20PIONEER.jpg

Đằng sau lớp vỏ bọc là rất nhiều bộ phận, linh kiện điện tử được lắp ráp rất phức tạp ,Màn hiển thị đồ hoạ LCD với tính năng giao tiếp cảm ứng .Để giao tiếp với màn hình cảm ứng trước hết ta phải "thiết kế" một giao diện bằng một phần mềm mà nhà cung cấp giới thiệu, không có một phần mềm công cụ đa năng cho mục đích này mà mỗi nhà sản xuất đều có một chào hàng riêng. Trên hình ở trên ta có thể nhận thấy các phím bấm được lập trình và thiết kế khá công phu.
Cuối cùng xin lưu ý là: màu sắc, kích thước cũng như vị trí các phím giao tiếp trên màm hình cảm ứng đều có ảnh hưởng quyết định tới tính hấp dẫn đối với người giao tiếp nên cần được thiết kế một cách kỹ lưỡng. Đôi khi công việc này đòi hỏi người lập trình phải có đầu óc thẩm mỹ và cả sự cầu thị ý kiến góp ý của nhiều người. Có như vậy màn hình cảm ứng mới thực sự đóng góp vào việc thay đổi chất lượng của hệ thống điều khiển.
 
Last edited by a moderator: