Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
24/9/09
103
1
18
43
www.otosaigon.com
Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu; như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M'Nông...; như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk cũng là một phần của Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có các ngôi nhà dài truyền thống của người bản địa mà theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước tại các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các buôn làng ở Đắk Lắk còn có những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và kể cả thuyền độc mộc đẽo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn.

Lễ Hội :

Các lễ hội đáng chú ý gồm có Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống.


Lễ hội đua voi
Là lễ hội được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại khu vực Bản Đôn - Huyện Buôn Đôn. Trong lễ hội, các chú voi nhà sẽ được tham gia nhiều môn thi như chạy đua, bơi vượt sông, đá bóng...trước sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo du khách và người dân trong khu vực.
Lễ hội Cồng chiêng
Là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình.
Lễ hội cà phê
Là một lễ hội được tổ chức ở Đắk Lắk để tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột và được tổ chức hàng năm.
Lễ cúng Bến nước
Lễ cúng Bến nước hay Tết Giọt nước, Tết bến nước là một trong những nghi lễ quan trọng của dân tộc Êđê, Tây Nguyên
Già làng hoặc thầy cúng sẽ là người chủ trì lễ cúng với mâm đồ cúng là thịt lợn, gà và quan trọng nhất là một chậu tiết loãng. Bến nước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, có treo đồ vật trang trí, có dựng cả trụ trang trí dạng như cây nêu của người Kinh. Sau khi làm thủ tục cúng xong ở bến nước, người ta sẽ lấy nước vào các vật đựng nước thường là các quả bầu khô, bỏ vào gùi và cõng về nhà lấy khước. Trong khi đó một đoàn người sẽ theo người chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà, hát cầu cúng và rưới tiết vào chân cầu thang để cầu may cho nhà chủ...
Sau đó cả buôn làng tập trung về nhà cộng đồng để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí của lễ hội với âm vang cồng chiêng rộn rã
Lễ đâm trâu
Là một lễ hội truyền thống ở Đắk Lắk và Tây nguyên nói chung
Lễ mừng lúa mới
Lễ mừng lúa mới hay còn gọi là Tết cơm mới và Tết Hạ Nguyên, là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Việt Nam. Lễ mừng lúa mới đối với người dân tộc thiểu số cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh vậy
Lễ cúng được tổ chức hàng năm, với mục đích mừng mùa màng thuận lợi và để cúng tạ các vị thần đã giúp dân làng được mùa. Tùy theo từng dân tộc, các tổ chức sẽ có những đặc điểm riêng khác nhưng điểm chung thường thấy là các lễ hiến tế, ăn cơm mới…
Lễ bỏ mả
Lễ bỏ mả là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như:
Hiến tế bằng súc vật
Lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất
Trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ
Ẩm thực cộng đồng

Các điểm du lịch ở thành phố Buôn Ma Thuột

Tại Buôn Ma Thuột, du khách có thể dễ dàng đi bộ tham quan các điểm di tích lịch sử cách ngã 6 trung tâm thành phố một bán kính không quá 2 km là: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk - Biệt điện Bảo Đại cũ, Toà Giám mục tại Đắk Lắk... Cũng có thể đến với làng văn hoá buôn AKô Đhông đầy bản sắc họăc ngắm cây Kơ nia cổ thụ giữa lòng thành phố (trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm ngay) sát Ngã 6 Ban Mê... Du khách còn có thể chọn việc thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê tại các quán có phong cách Tây nguyên như Cà phê Pơ lang, Cà phê Thung lũng hồng, Cà phê Chuông đá, Quán Văn...

Ngã 6 Ban Mê
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.
Cây Kơ nia cổ thụ
Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.
Buôn AKô Đhông
AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống , hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.

Ảnh đầu tiên được công bố về Ama Thuột</h2> [blockquote]Ai cũng biết TP. Buôn Ma Thuột được lất tên từ người tù trưởng của vùng đất này, ông Ama Thuột, tuy nhiên hình ảnh về ông có lẽ chưa ai được chiêm ngưỡng. Trong 1 lần dạo qua thư viện ảnh của Pháp vê Đông Dương, tình cờ bắt gặp được ảnh về ông. chia sẽ mọi người cùng thưởng thức:[/blockquote] [blockquote]1. Hình Tù trưởng ama Thuột[/blockquote]
http://i1095.photobucket..../vbbforum/44435983.jpg

2. Chiến binh người bảo vệ ông
http://i1095.photobucket..../vbbforum/44435987.jpg
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: WMS
Status
Không mở trả lời sau này.