Hạng C
23/1/13
754
814
93
Chạy qua bùn lầy có lẽ cũng nguy hiểm tương tự qua vùng nước lũ...? Mời các bác tham khảo cách thoát hiểm khi xe trôi và ngập chìm...

Làm thế nào để thoát hiểm khỏi xe ôtô đang bị chìm?


Bất kỳ tai nạn xe hơi nào cũng đều đáng sợ. Nhưng bị tai nạn trong hoàn cảnh chiếc xe của bạn bị rơi xuống nước trong khi bạn đang mắc kẹt trong xe thì còn khủng khiếp hơn nữa. Những tai nạn như vậy thì luôn luôn đặc biệt nguy hiểm vì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị chết đuối nhưng sự thật là hầu hết những cái chết đều là kết quả của sự sợ hãi và hoảng loạn khi không có kế hoạch và kỹ năng để thoát hiểm, khi bạn không ý thức được điều gì sẽ xảy ra khi xe ôtô bị rơi xuống nước.

Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tư thế an toàn khi xe của bạn bị rơi xuống nước và ngay cả khi bạn bị kẹt khi xe đang chìm thì việc thoát ra ngoài hoàn toàn là điều có thể.

Bước 1: Tư thế an toàn khi xe rơi xuống nước:
Nếu bạn ý thức được rằng chiếc xe bạn đi đang bị cuốn đi khỏi đường bộ và rơi xuống nước, hãy ngay lập tức thực hành tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Hãy bắt chéo hai tay bạn trước ngực. Lòng bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại. Bạn nên biết rằng sự va chạm của xe ôtô lúc rơi xuống nước có thể lớn nhưng có thể không gây chết người, nhưng nếu bạn không áp dụng tư thế này thì tay của bạn sẽ dễ bị chấn thương trong quá trình xe bị rơi tự do và tiếp xúc với nước và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều khi bạn thoát hiểm bằng cửa số hay cửa của xe.

Bước 2: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể:
Ngay sau khi xe tiếp xúc với nước, bạn chỉ có vài giây không đáng kể để rồi chìm xuống nước. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa số hoặc cửa xe ngay khi bạn có thể khi mà chúng vẫn ở trên mặt nước. Khi xe bắt đầu chìm trong nước, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe cho đến khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Nếu tất cả cửa số vẫn bị đóng thì quá trình cân bằng áp suất trong và ngoài xe sẽ kéo dài lâu hơn và hậu quả là bạn sẽ chết vì thiếu ôxy khi bên trong xe ngập nước. Hãy cố gắng bình tĩnh và mở cửa sổ bằng bất kỳ cách nào có thể. Nếu bạn không thể mở được cửa số bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng đập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó.

Điều này nghe có vẻ vô lý vì làm như vậy tức là nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Nhưng thực tế là, cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.

Có rất nhiều những vật dụng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đập vỡ kính xe ôtô. Búa khẩn cấp là một trong những vật dụng như vậy. Búa có đầu nhọn thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách. Nếu không có búa khẩn cấp, hãy sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn có trong tay như: kìm, tuốc-nơ-vít, giày cao gót, cục chêm bánh xe…thậm chí cả chìa khoá.
Kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau là những vị trí phù hợp nhất để thoát hiểm. Kính phía trước thường được làm bằng “kính an toàn” và các lớp kính được gắn chặt với nhau để bảo vệ tài xế và người ngồi phía trước khi có va chạm. Vì vậy nếu bạn đập vỡ được kính trước thì bạn cũng khó có thể lấy chúng ra. Ở một vài chiếc xe đắt tiền, kính an toàn cũng được trang bị cho các cửa sổ ở thân xe.

Bước 3: Hãy cố gắng bình tĩnh và mở khoá cửa xe
Sẽ rất khó để bạn giữ bình tĩnh và không hoảng loạn trong hoàn cảnh này. Điều đó là bình thường vì khi phải đối mặt với cái chết, lượng Adrenaline trong máu sẽ tăng cao và bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sợ hãi và hoảng loạn. Nhưng hãy đừng sợ. Bạn phải luôn ý thức rằng bạn cần phải thoát ra khỏi tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó. Khi bạn vẫn đang ở trong xe, bạn hãy hít thở sâu và chú ý vào những hành động bạn đang và sẽ làm. Hãy mở cửa xe bằng điện (nếu vẫn hoạt động) hoặc mở bằng tay. Tiếp tục thở bình thường cho đến khi mực nước ngang ngực bạn và sau đó hãy hít sâu để chuẩn bị cho việc bạn sẽ nín thở khi nước ngập hoàn toàn trong xe.

Bước 4: Hãy giữ dây an toàn (seatbelt) được cài chặt
Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài. Bạn nên biết, khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn

Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.
ẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.

Bước 5: Nếu bạn có thể quan sát, hãy đặt tay gần cửa nhất vào tay nắm của cửa
Khi bạn đang ở trong nước và bạn không thể nhìn được gì. Hãy bình tĩnh và tự định vị xung quanh bằng cách sử dụng tay phía ngoài (tay gần cửa nhất) bắt đầu di chuyển từ hông của bạn dọc lên phía trên cho đến khi bạn sờ vào được tay nắm cửa. Đừng cố gắng mở cửa vào lúc này vì khi nước đang tràn vào xe, nước sẽ tạo áp lực lên cửa và lực này rất lớn. Bạn sẽ không đủ sức mở cửa vào lúc này và việc này thậm chí còn làm bạn mất sức và tạo ra cảm giác hoảng sợ. Bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng cửa không bị khoá.

Bước 6: Thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe
Nếu xe vẫn đang nổi trong nước, hãy cố gắng làm điều này trước khi nước tràn vào trong xe. Nếu bạn bị chìm quá nhanh, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải đợi cho đến khi nước ngập vào toàn bộ xe. Khi điều này xảy ra, lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng cách mở cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Sau đó hãy tháo dây an toàn. Khi bạn rời xe, đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.

Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể mở cửa hoặc đập vỡ kính từ phía này.

Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn.

Bước 7: Bơi lên phía bề mặt càng nhanh càng tốt
Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không biết bơi hướng nào, hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng của những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu hoặc thuyền, canô đi ngang qua với tốc độ cao. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.

Bước 8: Hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt
Lượng Adrenaline tồn tại trong máu sẽ khiến bạn mất đi cảm giác đau, nó sẽ khiến bạn không cảm nhận được những tổn thương bạn đã gặp phải trong quá trình thoát hiểm. Vì vậy, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi bạn có thể.
Rất có thể bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để học những điều này.
Đừng bỏ phí vì điều đó có thể cứu tính mạng của bạn.
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Thủy kích và những điều cần biết khi lái xe vùng ngập nước

►Vài lời khuyên để tránh được khả năng bị thủy kích cho chiếc xe của bạn khi đi qua vùng ngập nước...

Đi qua vùng ngập nước, khả năng "xế yêu" của bạn bị nước làm chết máy gây ra hỏng hóc là rất lớn. Vậy hiện tượng này là gì và làm sao để tránh được điều đó cũng như những hậu quả và cách phòng ngừa?

Thủy kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy.

Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.

Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ - trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện. Chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe cấp bởi giá phụ tùng chính hãng rất đắt.

Giải pháp phòng ngừa

Với khả năng ngập lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại những thành phố lớn, để phòng xa cho những rủi ro này, tốt nhất nên tìm mua loại bảo hiểm có bao gồm gói bảo hiểm thủy kích.

Mức phí cho khoản bảo hiểm phụ này dao động trong khoảng từ 0,3 - 0,5% giá trị xe tùy theo mỗi nhà cung cấp bảo hiểm. Trước khi mua, bạn nên hỏi rõ nhân viên bảo hiểm về điều khoản thủy kích.

Một số nguyên tắc cơ bản khi lái xe gặp mưa ngập:

- Khi buộc phải đi qua vùng ngập nước, nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào vì đây là vị trí cao nhất, tránh lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Qua khỏi đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu.

- Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên đi qua. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.

- Khi đi qua vùng ngập, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.

- Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.

- Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

- Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.

- Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).

- Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Với tầm nhìn hạn chế, mức độ nguy hiểm và rủi ro khi điều khiển xe trong đêm tối sẽ tăng lên. Những gợi ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi điều khiển xe vào ban đêm.

Chuẩn bị hành trình đêm

Vệ sinh kính, gương của toàn bộ chiếc xe cả trong lẫn ngoài sẽ giúp bạn có thể quan sát tốt nhất mọi phía vì gương hay kính bẩn đều sẽ làm hạn chế tầm nhìn.

Với một số loại xe hiện đại, bạn nên sử dụng chức năng điều chỉnh góc chiếu của đèn pha sao cho vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng thì mũi xe càng ngóc lên cao và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.

Gương chiếu hậu trong và ngoài xe cũng nên được điều chỉnh vào vị trí đi đêm để tránh bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.

Bạn nên dành vài phút cho mắt điều chỉnh và làm quen với bóng tối trước khi bắt đầu lên đường.

Tắt tất cả các loại ánh sáng trong xe như đèn đọc sách là cần thiết để không làm ảnh hưởng đến sự tập trung cũng như khả năng quan sát của người lái. Nếu có thể, bạn nên điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ ở mức vừa phải, đủ để đọc các chỉ số cơ bản mà không quá sáng và không gây khó chịu cho mắt.

Lên đường

Lái xe với tốc độ mà bạn cảm thấy tự tin và làm chủ được tầm nhìn của mình sẽ giúp bạn không bị căng thẳng khi điều khiển xe và dễ dàng xử lý được tình huống bất ngờ.

Cho xe di chuyển đúng phần đường quy định theo vạch ngăn cách giữa đường sẽ giúp việc làm chủ mặt đường tốt hơn.

Khi vượt xe cùng chiều, sử dụng đèn báo hiệu đi thẳng, dùng pha chiếu gần (hay còn gọi là đèn cốt) và nhấp nháy báo hiệu cho xe đằng trước biết để nhường đường.

Khi xe phải vượt đèo núi vào ban đêm, bạn nên giữ tốc độ an toàn và điều khiển xe đúng phần đường, hơi lấn sang phần đường có núi sẽ giúp bạn có tâm lý yên tâm hơn. Phán đoán xe ngược chiều nhờ ánh sáng đèn pha đối diện để tạo khoảng cách an toàn nhất cho cả 2 xe khi tránh nhau.

Sử dụng đèn khi đi ban đêm

Sử dụng đèn pha linh hoạt sẽ đảm bảo an toàn cho bạn và những xe cùng lưu thông trên đường. Bạn chỉ nên dùng đèn pha chiếu xa khi đường vắng và không có xe chạy ngược chiều hoặc chạy trước mặt. Dùng đèn pha chiếu gần để tài xế của xe ngược chiều không bị chói mắt.

Khi chạy xe ban đêm, các tài xế thường bật pha chiếu xa để tầm nhìn được rộng hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên nháy pha 1 vài lần để cảm nhận không gian cung đường phía trước xe được tốt hơn, việc này cũng giúp bạn tránh bị trạng thái ảo do tác động của ánh sáng thẳng.

Khi nhìn thấy xe đi ngược chiều, chuyển từ pha chiếu xa sang pha chiếu gần để tránh làm chói mắt tài xế xe đối diện. Bạn nên nháy đèn pha 2 đến 3 lần để báo hiệu cho xe đối diện biết là có chướng ngại vật ngược chiều.

Thêm nữa, việc nháy pha cũng sẽ giúp bạn phán đoán tài xế xe đối diện có đang bị buồn ngủ hay không để có thể đưa ra quyết định xử lý sớm. Nếu nháy pha nhiều lần mà xe đối diện không có động tĩnh gì về đèn chiếu sáng, thì tốt nhất nên giảm tốc độ và dạt sâu vào phần đường của mình.

Với những chặng đường tối, nên sử dụng thêm đèn sương mù để làm tăng khả năng quan sát hai bên vệ đường. Đặc biệt, đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược chiều bị chói mắt.

Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên phải đường để giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt.

Giải pháp tránh buồn ngủ khi lái xe đêm

Dừng xe và uống cà phê hoặc trà để lấy lại sự tỉnh táo. Khoảng 30 phút sau khi uống mới nên tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffein ngấm vào máu.

Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.

Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm. Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm. Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng. Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi. Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbonhydrate trong khi cần ăn các thức ăn giàu protein. Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi sắp phải lái xe.

Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2 giờ mỗi khi đi được 100 đến 150 km. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vươn vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 600 km/ngày.

Khi nào thì nên nghỉ ngơi?

1. Khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua.
2. Khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình.
3. Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung.
4. Khi bạn ngáp liên tục.
5. Khi bạn cảm thấy khó tập trung hoặc mở mắt một cách tỉnh táo.
6. Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Vượt xe phải chạy tốc độ tương đối cao, cự lý tương đối gần (theo cả hướng ngang và hướng dọc) thời gian tương đối ngắn do đó “độ” nguy hiểm khá cao nên không thể vượt ẩu. Do vậy, chuyên gia ATGT xin cung cấp thông tin về kỹ năng vượt xe an toàn để các bạn lái xe ôtô tham khảo.


1. Quá trình thao tác để vượt xe ôtô có độ khó cao, vì phải tập trung sự chú ý, thao tác phối hợp, óc phán đoán dự kiến tình huống biến đổi trên mặt đường và chọn thời cơ vượt, đồng thời phải điều khiển tốc độ phù hợp, phải sử dụng tức thì côn, phanh, ga, số.

Thuộc điều ÐIỀU 14 trong luật giao thông đường bộ Việt Nam về VƯỢT XE:

- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân* từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái
- Khi xe điện đang chạy giữa đường
- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được

Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
- Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Ðiều này
- Trên cầu hẹp có một làn xe
- Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt
- Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

2. Xác định thời cơ vượt xe:

Trước tiên phải quan sát hai bên đường xem có biển báo cấm loại phương tiện giao thông bạn đang điều khiển vượt hay không, và tiếp theo là diều kiện đường xá.

Khi muốn vượt cùng chiều bạn phải quan sát đồng thời cả hai hướng phía trước và phía sau xe. Đảm bảo rằng phía trước không có xe nào sắp tới gần để tránh vượt xe "tam hợp". Quan sát gương chiếu hậu để xem phía sau có xe nào có ý định hoặc đang vượt xe bạn hay không để tránh vượt xe song song.

Đảm bảo rằng xe đi trước đang chạy với tốc độ tương đối thấp và thấp hơn xe của bạn và tình trạng đường sá và giao thông phía trước xe đi trước là tốt, đường đủ rộng để trong cự ly vượt xe không có khả năng ép người lái xe trước phải chuyển hướng sang trái. Chỉ vượt xe khi thấy đã hội đủ các dấu hiệu an toàn trên hãy xi nhan, còi và bắt đầu tăng tốc.

3. Trong quá trình vượt xe cần lưu ý:

- Không cố tình vượt khi xe trước có nguyên nhân chính đáng chưa cho vượt.
- Khi xe trước đã nhường đường cho bạn vượt, phải thực hiện thao tác vượt xe một cách dứt khoát, tránh tình trạng dùng dằng gây khó hiểu và khó chịu cho cả xe ở phía trước cũng như phía sau.
- Khi đang vượt phải giữ cho xe chạy thẳng, phải giữ đúng làn đượng bạn đang di chuyển.
- Không vượt qua tốc độ tối đa cho phép để phòng tránh mọi rủi do bất chắc.
- Lưu ý quan sát gương chiếu hậu để nhìn thấy hoàn toàn xe bị vượt, bạn càng tự chủ, tự tin lúc vượt.
- Khi vượt một xe đang dừng lại, phải giảm tốc độ và bấm còi đề phòng xe đó đột ngột mở cửa hoặc có người đột ngột đi qua ngang đầu xe.
- Phải khống chế cự ly; trước trong và sau khi vượt phải chú ý giữ cự ly an toàn với xe bị vượt.

Chúc bạn lái xe an toàn!
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Trong vận hành phương tiện giao thông, nhất là khi điều khiển xe ô tô, người lái xe nên biết về nguyên tắc 2 giây.

Ý nghĩa của nguyên tắc 2 giây:

Khi tham gia giao thông, mắt người lái xe mắt không được phép rời khỏi mặt đường và không được nhìn chăm chú vào 1 mục tiêu nào đó quá 2 giây.
Phân tích một cách đơn giản: Giả sử tốc độ 60km/ h => 1 phút – xe lăn bánh được 1km => 1 giây – xe lăn được khoảng gần 17m. Do đó, sao nhãng 2 giây – xe đã lướt được gần 35m => Nguy hiểm vô cùng.
Nguyên tắc này đúng cho mọi trường hợp.

Áp dụng vào thực tế:

Ví dụ: Đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe có ý định chỉnh tốc độ quạt gió hoặc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa. Khi đó, bác không nên nhìn chăm chăm vào bảng điều khiển để tìm nút gạt, xoay hoặc nút bấm điều chỉnh mà thực hiện như sau:
Bước 1: Liếc mắt xác định vị trí cần tìm, xong phải nhìn phía trước ngay lập tức.
Bước 2: Liếc mắt, đồng thời đưa ngón tay vào đúng vị trí đã xác định, xong lại phải quan sát mặt đường ngay.

Một lưu ý nhỏ là 2 giây ở đây chỉ mang tính chất tượng trưng, cảnh báo để người tham gia giao thông có ý thức. Còn tùy trường hợp mà điều chỉnh cho hợp lý.

Chúc các bạn lái xe an toàn và may mắn!
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Cẩm nang sử dụng xe đi vào đường ngập nước

Lại một mùa mưa đang tới, chủ xe lại nơm nớp lo mỗi khi vận hành xe trong thời tiết này. Chia sẻ cùng nỗi lo đó, Mycar xin gửi tới bạn đọc một số kinh nghiệm khi đi xe vào đường ngập nước.



A. Cần phải chuẩn bị những gì để hạn chế thiệt hại về tài sản của bạn khi xe bị ngập nước?

- Mua bảo hiểm thân xe
- Mua bảo hiểm thiên tai

B. Những điều lưu ý trước khi đi qua khu vực ngập nước

- Chắc chắn rằng độ sâu ngập nước không vượt qua tâm bánh xe (trục bánh xe) của bạn.

Không nên xác định mực nước an toàn cho xe bạn dựa vào các xe đang chạy phía trước hoặc ở hướng ngược chiều, vì các xe này có thể có độ cao mực nước an toàn khác với xe của bạn. Thông thường, các xe sử dụng bộ chế hoà khí có độ cao lỗ hút khí nạp thường cao hơn loại phun xăng điện tử nên có thể đi vào đường ngập nước sâu hơn.

- Tắt tất cả các phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, hệ thống giải trí trên xe… để giảm tải cho cho động cơ.

- Chắc rằng đối với hộp số tự động bạn đã biết cách chuyển sang chế độ số tay.

- Nhận biết các vị trí: lọc gió và các đường ống dẫn, que thăm dầu động cơ, que thăm dầu hộp số tự động, bình ắc quy…

- Trang bị cờ-lê 8 và 10 sẵn trên xe dùng để tháo cọc âm ắc quy khi cần thiết.

C. Cách điều khiển xe trong vùng ngập nước

- Đi số thấp (số 1 hoặc 2) phù hợp với điều kiện vận hành. Ví dụ: với đường ngập ở mức thấp và xe đã đủ quán tính có thể đi số 2 / với đường ngập sâu nhưng không vượt qua tâm bánh xe, nên đi ở số 1 vì lúc này xe cần công suất để vượt qua. Áp dụng đi số thấp cho cả xe số sàn và số tự động (số tự động đi số ở chế độ số tay).

- Đạp đều ga, tốc độ thấp nhằm mục đích tránh hiện tượng tạo sóng đưa mực nước ngập lên cao hơn.

- Khi đi qua khỏi vùng ngập nước, đối với các xe sử dụng phanh tang trống, bạn nên rà phanh vài lần cho nước ép ra khỏi má phanh. Khi đỗ xe lâu (qua đêm), bạn nên dùng miếng chèn bánh xe, không nên kéo phanh tay trong trường hợp này vì có thể dẫn đến bó phanh. Với xe sử dụng loại phanh tang trống, bạn cần phải mang xe đi bảo dưỡng phanh sau khi vận hành qua vùng ngập nước.

D. Cách xử lý khi xe bị chết máy trong khu vực ngập nước

- Khi xe bị chết máy trong vùng ngập nước thì tuyệt đối không được khởi động lại. Nếu khởi động lại sẽ có thể làm cong tay biên hoặc nặng hơn sẽ gãy tay biên và làm vỡ lốc máy do hiện tượng nén nước.

- Tắt ngay công tắc máy để ngắt nguồn chính cung cấp đến các phụ tải điện và hộp điều khiển. Hành động này giúp tránh không cho các thiết bị điện bị hư hỏng do bị chạm chập.

- Không được mở cửa xe khi nước đã ngập cao hơn mép dưới của cửa, vì khi mở cửa, nước sẽ tràn vào bên trong xe làm hư hỏng các hộp điều khiển. Bạn có thể thoát ra khỏi xe qua cửa sổ.

- Gọi ngay cho đội cứu hộ

E. Khi xe bị chết máy do ngập nước, các công việc nào bạn có thể tự làm được trước khi gọi cứu hộ?

1.Tắt khóa điện công tắc máy.

2. Nếu có thể bạn hãy đẩy xe lên chỗ cao và tiến hành các bước kiểm tra dưới đây:

- Kiểm tra tình trạng dầu động cơ gồm:

+ Kiểm tra mực dầu động cơ, nếu nằm trong khoảng giữa Max và Min trên que thăm dầu là tốt, nằm cao hơn mực Max có nghĩa có nước vào động cơ. Trường hợp mực dầu nằm ngoài khoảng Max và Min, bạn không được vận hành xe.

+ Kiểm tra màu dầu động cơ, nếu có màu nâu (màu cà phê sữa) là đã có nước vào động cơ. Bạn sẽ không được vận hành xe nếu dầu động cơ đổi màu.

+ Kiểm tra tình trạng dầu hộp số (chỉ kiểm tra đối với xe có que thăm dầu hộp số), xem màu dầu hộp số có bị chuyển từ màu đỏ sang màu hồng. Nếu dầu có nước và chuyển sang màu hồng, bạn không được tiếp tục vận hành xe.

- Tháo lọc gió kiểm tra. Nếu lọc gió ướt nước có nghĩa nước có thể đã vào động cơ, bạn nên làm tương đối khô lọc gió và lắp trở lại.

- Tháo bugi. Đề máy nhiều lần cho nước thổi ra ngoài. Thổi khô bugi và lắp lại.

- Thử khởi động động cơ xem có nổ máy hay không. Trường hợp không nổ được máy, bạn nên gọi cứu hộ.

3. Nếu không thể đẩy xe của bạn đến chỗ cao, bạn nên làm theo các bước sau:

- Tuyệt đối không khởi động máy.

- Dùng cờ-lê 8 hoặc 10 tháo cọc âm ắc quy (cọc mát) để bảo vệ các hệ thống điện trên xe (vì khi tắt công tắc máy, các nguồn sau công tắc máy cung cấp đến các hộp được ngắt nhưng các nguồn trực tiếp từ ắc quy đến hộp vẫn còn và có thể gây hư hỏng hộp). Khi tháo cọc âm ắc quy phải tắt công tắc máy.

- Gọi ngay cho đội cứu hộ.​
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Các bước giúp ôtô vượt mưa bão an toàn
Gió bão có thể là tình huống căng thẳng nhất trong cuộc đời những người cầm lái. Nếu buộc phải đối đầu, nên chuẩn bị tốt nhất có thể.
Dù phương pháp tốt nhất luôn là tránh khỏi vùng mưa bão, nhưng có thể bạn gặp phải trường hợp khẩn cấp, bắt buộc đối đầu với cuồng phong. Vì thế cần giúp chiếc xe sẵn sàng cho những tình huống khó khăn, giúp giảm thiểu nguy cơ thiệt hại.
1. Tìm tư vấn bảo hiểm
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-10-5917-1418204441.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hỏi các chuyên gia về bảo hiểm về các hạng mục bảo hiểm trong trường hợp này nếu có. Bạn cần biết những thứ gì sẽ được bảo hiểm, như thế nào, và các bước thực hiện trong trường hợp xe bị thiệt hại.
2. Kiểm tra và đổ đầy mọi bình nhiên liệu
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-11-4342-1418204442.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kiểm tra các dây dẫn động và thay thế nếu cần. Đảm bảo các lốp đủ hơi, kể cả lốp dự phòng. Kiểm tra các bình nhiên liệu, dầu, hộp số, phanh, ắc-quy, trợ lực lái, nước làm mát bộ tản nhiệt...
3. Đổ đầy bình xăng và các bình dự trữ
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-12-7555-1418204442.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mưa bão có thể tác động tới các hệ thống cung cấp, vì thế có đủ nhiên liệu cho hành trình là điều rất quan trọng. Để tránh phải đi cả một chặng đường để đổ xăng và gặp những trắc trở không đáng có, nên đảm bảo có đủ nhiên liệu trên xe.
4. Mang theo hộp đồ cứu thương
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-13-4749-1418204442.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Những món đồ cần thiết trong trường hợp này sẽ gồm: hộp cứu thương, bộ dụng cụ sửa xe, dao bỏ túi, cầu chì bổ sung, pháo sáng, keo tự vá, kích xe, cáp kích nổ, đèn pin, radio chạy pin, chăn mỏng, dụng cụ mở chai hộp, và một số đồ ăn và nước uống.
5. Dừng, đỗ ở những nơi ít nguy cơ nhất có thể
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-14-2423-1418204442.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đảm bảo xe của bạn đỗ ở nơi đất cao, cách xa những kết cấu đơn lẻ và không vững chắc (như cột đèn, biển chỉ đường hay cây cối), thứ có thể đổ xuống và gây ra những thiệt hại không thể lường trước.
6. Dán băng dính lên cửa kính
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-15-9444-1418204442.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Điều này giúp giảm thiểu tác động nếu cửa kính bị vỡ, đồng thời cũng giúp làm sạch dễ dàng hơn trong trường hợp này.
Những chú ý khác trong mưa bão:
Đỗ xe gần nhất có thể với một công trình kiên cố nào đó. Cập nhật thông tin thời tiết từ các trung tâm tin tức địa phương nhằm xác định đường đi an toàn. Nếu phải đỗ xe ngoài trời, nên phủ xe bằng một lớp bảo vệ chắc chắn nhất có thể, theo Wikihow.
 
  • Like
Reactions: Ha Sonata
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Cách giúp xe chạy nhanh hơn trên đường dốc
Ngoài việc can thiệp vào máy móc, có những thao tác khá đơn giản để cải thiện khả năng leo dốc cho chiếc xe của bạn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-10-7507-1415009785.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tinh chỉnh động cơ để nâng cao hiệu suất là việc thiên về máy móc, kỹ thuật và thường phải nhờ tới thợ. Việc này cũng tùy thuộc vào lịch sử bảo dưỡng và chất lượng xe. Theo Wikihow, có thể thay lọc gió, bugi hay dây nối và với những xe đời cũ, còn có thể chỉnh chế hòa khí, thời điểm đánh lửa...
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-11-5041-1415009785.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kiểm tra lốp. Việc đơn giản nhưng có nhiều ý nghĩa khi giúp phát huy trọn vẹn sức mạnh động cơ, đồng thời đạt mức tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-12-9733-1415009785.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Dỡ mọi trọng lượng thừa khỏi xe. Tìm kiếm trong cốp, phía sau ghế và bất cứ chỗ nào bạn có thể đã chất đồ ở đó. Một trong những phương pháp mà các hãng thực hiện khi chế tạo xe mới là tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu bằng cách sử dụng những loại vật liệu nhẹ nhất có thể. Một biện pháp nhằm tăng khả năng leo dốc ngay từ lúc mua xe là chọn xe có ắc-quy nhỏ nhất có thể. Sau đó là giảm lượng xăng tối thiểu, có nghĩa chỉ đổ xăng vừa đủ cho hành trình dự kiến. Rồi có thể để lốp dự phòng ở nhà...
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-13-1198-1415009785.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tắt điều hòa nhiệt độ. Tính năng hiện đại này của xe thực tế bòn rút một lượng đáng kể năng lượng từ động cơ để cung cấp cho máy nén.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-14-2164-1415009785.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Về số thấp khi thấy xe bắt đầu giảm tốc độ. Cần giữ vòng tua động cơ gần với mức tối ưu. Việc này khá dễ dàng nếu xe có đồng hồ đo vòng tua máy, nhưng lắng nghe tiếng động cơ cũng có thể giúp bạn có ý tưởng tốt để xử lý tình huống. Hộp số tự động sẽ tự về số thấp, nhưng vòng tua cao có thể tăng nhiệt dầu hộp số, vì thế không nên giữ vòng tua cao quá lâu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-15-3945-1415009785.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tăng tốc khi xe chuẩn bị vào dốc, đặc biệt với dốc ngắn.
Nên cân nhắc đến lý do cần sức mạnh nhiều hơn bình thường với những người thường xuyên phải chạy đường đèo dốc. Bạn có thể cần một chiếc xe với động cơ V6, V8 hoặc động cơ 4 xi-lanh. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, luôn chạy xe cẩn thận và để ý tới giới hạn tốc độ trên đường đi.
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Kỹ năng lái xe khi không có ABS
Với xe không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, có những kỹ năng giúp tránh đâm vào chướng ngại vật.
1. Dậm chân phanh
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-2-9254-1414749428.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hành động này sẽ khiến cả 4 bánh xe bị bó, khiến xe giảm tốc nhanh chóng.
2. Nhả phần lớn áp lực ở chân phanh
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-3-4146-1414749428.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhả bớt chân phanh, xoay vô-lăng 1/4 đến 1/2 vòng. Nếu xoay quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng Understeer hay bánh trước mất độ bám và bạn sẽ lao về phía chướng ngại vật.
3. Quan sát hướng muốn đưa xe tới đó
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-4-5693-1414749428.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Việc này cho phép bạn đánh lái tránh khỏi chướng ngại vật và vẫn giữ chân ở chân phanh. Cần quan sát khắp mặt đường để tìm ra lối thoát hợp lý.
4. Trở lại làn đường
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
XE-5-3004-1414749429.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau khi đã vượt qua chướng ngại vật, đánh lại trở lại làn đường trong khi vẫn tập trung quan sát mặt đường.
5. Lấy lại thăng bằng
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-6-7337-1414749429.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vẫn để ở chân phanh cho tới khi xe dừng hẳn.
Theo Wikihow, luôn nhớ phải phanh trước, rồi mới đánh lái. Trong trường hợp chỉ đánh lái mà không phanh, nguy cơ sẽ tăng lên. Việc chuyển hướng đột ngột ở tốc độ cao còn trở nên bất khả thi nếu đường đông, có rào chắn. Ngoài ra, trong khi bạn đang nghĩ về hướng để đưa xe tới, thì chiếc xe vẫn lao ở tốc độ không đổi về phía chướng ngại vật.
Thành công của kỹ năng tránh chướng ngại vật cũng phụ thuộc phần lớn vào tốc độ. Nếu xe chạy quá nhanh sẽ không có cơ hội để thực hiện đường vòng đủ rộng để tránh chướng ngại vật. Ngoài ra là vô-lăng được xoay ra sao.
Sử dụng phanh trước tiên cũng giúp bạn giảm tốc độ tối đa có thể, tạo thêm thời gian để xử lý tình huống đồng thời cảnh báo các tài xế khác.
Tuy nhiên, còn một yếu tố quan trọng là cần biết rõ xe của bạn có hay không có ABS. Trong trường hợp có ABS, bạn có thể đạp phanh kịch sàn trong cả quá trình xử lý như trên.