Hạng D
21/3/08
4.894
4.644
113
hcm
Ai thấy kẹt xe chứ nhóm người định cấm đi đường có bao giờ kẹt xe đâu mà phải cấm! :3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: Ar Tran and VNET
7/9/16
1.108
2.974
113
35
Đồng ý là cấm (e cũng đi xe máy 80%) nhưng trước hết giải quyết giao thông công cộng ưu tiên, hiệu quả, kế đến giảm giá xe oto cỡ nhỏ, di chuyển nhà xưởng, xí nghiệp ra khỏi quận trung tâm đông đúc, điều tiết giờ chuyên chở vận tải hàng hóa, cải thiện chợ truyền thống thành siêu thị/chợ cao cấp, đường đến bệnh viện phải luôn thông thoáng và có csgt điều tiết các tuyến đường, quản lý lại các hãng taxi, phân luồng xe khách (xây bãi trung chuyển ở các quận tp)siết chặt sát hạch lái xe, kiểm tra nồng độ cồn thường xuyên...!!!!
Làm dc bấy nhiêu đó thì e tin là sẽ dẹp dc xe máy và giảm thiểu kẹt xe, tai nạn và cũng nâng cao ý thức ng dân!
Còn thực tế để kẹt xe như hiện nay là lỗi do mấy ông lãnh đạo! Ai biểu đánh thuế xe oto mắc và sản xuất xe máy tràn lan chi! Dm nói ra thì thấy mâu thuẫn bỏ mẹ, ăn cả đống cả nùi rồi nay bắt đầu trò mới! Để coi mấy ông làm dc vụ dẹp xe này không, 50% dân số còn nghèo/khá, 10% dân giàu/siêu giàu. 40% cán bộ tỷ phú. Để coi thế nào









Số liệu e fun nhé :)
 
Chỉnh sửa cuối:
c51 confirmed
Hạng C
7/8/11
648
693
93
Phải cấm xe máy: không đem cái nghèo ra dọa nhau mãi
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...ng-dem-cai-ngheo-ra-doa-nhau-mai/1301205.html
TTO - PGS.TS Phạm Xuân Mai nói như vậy tại hội thảo khoa học “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM - thực trạng và giải pháp” và cho rằng việc TP.HCM cần làm là sớm loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông TP.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
pham-xuan-mai-1492656034.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}PGS.TS Phạm Xuân Mai trao đổi về việc hạn chế xe gắn máy tại hội thảo - Ảnh Tự Trung{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hội thảo do Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật TP.HCM phối hợp Sở GTVT TP tổ chức sáng 20-4.
Là chuyên gia đầu tiên trình bày tham luận, PGS.TS Phạm Xuân Mai nhận xét ngay về tiêu đề hội thảo: “Tôi có cảm giác chúng ta sợ dư luận, sợ (người đi) xe máy quá. Nên thay vì nói là cấm xe máy thì cứ rón rén nói vòng quanh như kiểm soát xe gắn máy”.
Ông thẳng thắn cho rằng: việc TP cần làm là sớm loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông của TP.
Xe máy - kẻ chiếm đất!
Để bảo vệ quan điểm của mình, PGS.TS Phạm Xuân Mai đưa ra hàng loạt các dẫn chứng và số liệu và lập luận.
Ông Mai cho biết TP.HCM là địa phương có lượng xe máy cao nhất thế giới, trung bình có 910 xe máy/1.000 dân. Con số này ở Hà Nội là 653, ở Bangkok (Thái Lan) 265, ở Dehli (Ấn Độ) 175 và Jakarta (Indonesia) 160.
Hiện 98% gia đình ở TP.HCM có xe máy. Tổng số xe máy của TP khoảng 7,5 triệu xe, trung bình hàng năm tăng 400.000 - 500.000 xe.
Ông Mai cũng cáo buộc “xe máy là kẻ chiếm đất” dành cho giao thông của TP, bởi quỹ mặt đường hiện nay của TP đạt khoảng 26 triệu m2 không đủ khả năng chứa 70 - 80% lượng xe máy hoạt động. Thực tế, lượng xe máy hoạt động chiếm 12 - 48 triệu m[sup]2[/sup] của TP.
Cụ thể hơn, ông Mai đưa ra tính toán: khi lưu thông thông, một người đi bộ chiếm 0,75m[sup]2[/sup]/người; người đi xe đạp chiếm 6,7m[sup]2[/sup]/người trong khi người đi xe máy chiếm đến 12m[sup]2[/sup]/người.
“Xe máy gây ra kẹt xe theo kiểu “cuộn chỉ rối", dù CSGT có xuất hiện cũng gặp khó khăn bế tắc khi điều tiết, gỡ rối. Trong khi ôtô thì kẹt thành dòng, CSGT có thể xử lý được” - ông Mai nói thêm.
Theo ông Mai, xe máy cũng là thủ phạm chính gây ra tai nạn giao thông. Số liệu thống kê cho thấy hàng năm tại TP.HCM tai nạn giao thông làm chết 700 - 800 người và hàng ngàn người bị thương. Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu tại nội đô (65%) và chủ yếu do xe máy (71%)
Nghiêm trọng hơn, ông Mai còn cho biết hàng năm trên cả nước có khoảng 10.000 người chết do tai nạn giao thông, tương đương với số người chết vì 43 tai nạn máy bay rơi trên thế giới.
“Cứ thử tưởng tượng nếu Việt Nam một năm có 43 chiếc máy bay rơi thì ai cũng thấy quá sức kinh khủng, sẽ không còn ai dám đi máy bay nữa. Nhưng xe máy đang gây tai nạn chết người hàng ngày hàng giờ thì ít ai quan tâm” - ông Mai bức xúc.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-buyt-giu-vong-vay-xe-gan-may-1492656135.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe buýt giữ vòng vây xe gắn máy trên cầu Kênh Tẻ, Q.4 - Ảnh Tự Trung{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Đừng đem cái nghèo ra dọa nhau mãi!”
Ông Mai nói TP.HCM đã nói đến chuyện hạn chế xe máy mười mấy năm rồi mà tới giờ này vẫn không thực hiện được.
“TP phải làm một cú đột phá, một cuộc cách mạng về giao thông mới thay đổi được bộ mặt giao thông của TP” - ông Mai hiến kế.
Cú đột phá đó, theo ông Mai, không cách nào khác là phải cấm, tiến tới loại bỏ xe gắn máy ra khỏi hệ thống giao thông của TP.HCM.
Trong số rất nhiều giải pháp đã từng được đề cập như phát triển giao thông công cộng, tăng cường tuyên truyền vận động, ông Mai cho rằng cần đánh vào mặt kinh tế.
“Phải đánh vào kinh tế của người dân. Khi dân không chịu được thì sẽ từ bỏ sử dụng xe máy” - ông Mai quyết liệt.
Cụ thể, TP có thể triển khai thu phí, hạn chế xe máy vào khu trung tâm bằng cách không tổ chức chỗ đậu xe, không quy hoạch khu vực đậu xe thì không cách gì người dân sử dụng xe máy. Ngoài ra, nếu cấm cả việc đậu xe trên vỉa hè thì sẽ dần hạn chế được xe máy.
Ông Mai lập luận thêm: “Nói như thế thì có người sẽ bảo làm thế thì người nghèo sống bằng gì? Tôi cho rằng cứ kêu như thế thì không thể phát triển đất nước. Việt Nam bây giờ không còn là một nước nghèo nữa. Phải từ bỏ tư duy đem cái nghèo ra dọa nhau mãi”.
Ngược lại, theo ông Mai, chính việc dung dưỡng không quyết liệt loại bỏ xe máy đã kéo lùi sự phát triển của TP.HCM, từ đó khiến đời sống của người dân không thể phát triển hơn. Bởi theo tính toán sơ bộ, tổng thiệt hại do xe gắn máy gây ra cho TP.HCM ước khoảng 6,184 tỉ USD mỗi năm, chiếm 13,4% GDP của TP, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của TP hàng năm (chỉ đạt khoảng 7-8%)
“Đã đến lúc chúng ta đừng nói, đừng bàn nhiều nữa. Tôi hi vọng đây là lần cuối cùng TP tổ chức hội thảo về nội dung này. Phải bắt tay vào thực hiện ngay” - ông Mai tha thiết đề xuất.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
dai-bieu-tham-du-hoi-thao-khoa-hoc-1492656074.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh Tự Trung{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
GS.TS Nguyễn Ngọc Giao - chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP - cho biết thêm ông Phạm Xuân Mai đã nghiên cứu về đề tài về xe gắn máy từ năm 2004 với rất nhiều tâm huyết và vẫn tiếp tục theo đuổi cho đến hôm nay.
Năm 2003 mình có về quản lý 1 doanh nghiệp cấp quận và được giao nghiên cứu dự án đầu tư tuyến xe buýt 12-24 chổ trung chuyển trong nội thành và được giao đất để xây dựng trung tâm giử ô tô. Mục đích của UBND TP muốn người dân tập trung di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng, giãm sử dụng phương tiện cá nhân nhất là xe máy. Gần 1 năm khảo sát, tính toán làm việc với các cơ quan, ban nghành rút cuộc đành rút lui chỉ vì giá trị đầu tư rất lớn công ty phải vay NH mà chỉ thu về bạc cắt. Tính toán chi li thì cả 2 dự án thời gian thu hồi vốn đều trên 60 năm cuộc đời, chưa tính đến tỷ lệ lạm phát hàng năm. Tất cả đều nằm ở chổ bất hợp lý mà mãi đến nay vẫn tồn tại là GIÁ giử xe, CƯỚC vận chuyển xe buýt đều do nhà nước quy định thấp lè tè. Sau tôi cũng có vài doanh nghiệp khác cũng tham gia nhưng cuối cùng chẳng DN nào thực hiện! Chỉ có mỗi mình SAMCO có nhà giử xe ở đường VVK, Q1 là thành công do đất của doanh nghiệp nên họ đầu tư và giá giử xe họ tự hoạch toán không phụ thuộc nhà nước.
Việc hạn chế xe máy tại các TP lớn hoàn toàn đúng và nên làm; nhưng còn làm được hay không thì tùy vào TÂM, TÀI và tính quyết liệt của các vị lãnh đạo hiện nay và tương lai của TP này cũng như các lãnh đạo Sở, Ban nghành có liên quan. Còn theo xã hội như hiện nay thì ta cứ....MƠ đi vì khi nào đất nước này tiến lên XHCN mới làm được Hì hì!:3dsohai:
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
Sôi nổi quá chứ !
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20170420/tham-do-ban-doc-cam-hay-khong-cam-xe-may/1301295.html
Thăm dò bạn đọc: cấm hay không cấm xe máy?

TTO - 'Tôi đi làm bằng xe máy, nhưng tôi đồng quan điểm cấm xe máy tại TP.HCM', 'Xe máy dẫn theo nhiều hệ lụy: tai nạn, ô nhiễm, buôn bán vỉa hè...'; 'Cấm là cấm xe cá nhân chứ không chỉ xe máy'...
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
tham-do-cam-xe-may-aaa-1492675381.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc lúc 15h ngày 20-4 cho thấy tỉ lệ ủng hộ và phản đối cấm xe máy gần như ngang nhau{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ ý kiến và tranh luận xung quanh đề xuất cấm xe máy tại TP.HCM. Nhiều bạn đọc cho rằng không thể đem xe máy ra để đổ lỗi cho vấn nạn kẹt xe, vì kẹt xe do nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng giao thông, các phương tiện khác, giao thông công cộng chưa phát huy hết chức năng của nó, do ý thức con người...
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến ủng hộ cấm xe máy do phương tiện này dẫn theo nhiều hệ lụy: tai nạn giao thông, ô nhiễm và nhất là nạn buôn bán vỉa hè. Song trước khi cấm cần làm các công tác chuẩn bị như hệ thống giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện ngầm), hệ thống cầu đường... Vỉa hè cần rộng, thoáng, có bóng râm để người đi bộ từ nhà đến trạm xe buýt...
Cũng có ý kiến đề nghị cấm xe cá nhân hoặc đánh phí thật cao với xe cá nhân gồm cả ô tô chứ không chỉ xe máy...
Xung quanh đề xuất này, Tuổi Trẻ Online đã khởi tạo một cuộc thăm dò ý kiến bạn đọc, theo đó cho thấy tỉ lệ ủng hộ và phản đối cấm xe máy gần như ngang nhau, ở mức 44,8% và 44,4% (theo kết quả thăm dò lúc 15h hôm nay 20-4).

Trong khi đó trên Fanpage Tuổi Trẻ, số bạn đọc ủng hộ cấm xe máy chiếm tỉ lệ cao hơn so với số phản đối.
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng F
1/6/15
5.526
29.418
113
Mấy anh không để ý là khi cần thì luôn có những phát ngôn gây sốc, và đồng loạt xuất hiện đồng loạt trên khắp các mặt báo sao?
 
Hạng C
22/3/15
926
2.283
93
Mấu chốt vấn đề cũng không phải ở xe máy. Các ông lợi ích nhóm, kinh doanh bất động sản cứ thi nhau đầu tư ở các quận trung tâm để được giá cao, dẫn đến mật độ dân cao.
Giờ phải giãn dân ra, bán kính 30-50km. làm đường 8 làn kết nối thì tự khắc dùng xe bus và ô tô hết thôi.
 
  • Like
Reactions: nttanmam and ntt61
Hạng D
11/3/15
1.875
5.805
113
Dân nghèo còn đang chạy xe máy đi kiếm tiền. Làm gì có điều kiện lên mạng chém gió với bình chọn.
Nói đơn giản với tuyến metro số 1 dự kiến hoạt động từ 2020, dự kiến lượt hành khách chuyên chở là 162.000 lượt người mỗi ngày (20h). Vậy 1 giờ được 8100 người.
https://www.ssggroup.com.vn/flashs/demo/flashs/index.php?module=news&function=detail&id=130&page=1
Giờ cao điểm các anh ra cầu Sài Gòn đếm xem có bao nhiêu lượt người đi qua cây cầu này trong một giờ? Cần thêm bao nhiêu xe buýt nữa để chở hết số còn lại? Đó là chưa nói điểm đến của phần lớn những người đi qua đó không phải là khu vực các ga metro.
Xây xong mấy tuyến metro đi rồi cấm vì khi đó lượng người đi metro tăng lên và có sự chuyển dịch vị trí ở và làm việc phù hợp với các tuyến xe buýt và metro. Trong khi chờ thì tăng cường phạt và giam xe những lỗi gây ùn tắc, lấy tiền xây metro và xe buýt. Vừa tạo thói quen đi xe công cộng cho người dân vì xe vi phạm bị giam rồi.
Bây giờ mà cấm một phát là có biểu tình ngay à. Các thế lực phản động đang rất tích cực vận động cho lệnh cấm này :D
 
  • Like
Reactions: nttanmam and ntt61
Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
Mấu chốt vấn đề cũng không phải ở xe máy. Các ông lợi ích nhóm, kinh doanh bất động sản cứ thi nhau đầu tư ở các quận trung tâm để được giá cao, dẫn đến mật độ dân cao.
Giờ phải giãn dân ra, bán kính 30-50km. làm đường 8 làn kết nối thì tự khắc dùng xe bus và ô tô hết thôi.
Em đồng ý với bác ! Em chỉ nói mấu chốt là QHXD trong trung tâm quá tải so với hạ tầng của TP.
 
  • Like
Reactions: nttanmam