Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
25/4/06
786
1.849
93
<span style=""color: #333399;"">Còn về cây đại kiểng thuộc loại cây ăn quả thì em đang thấy xu hướng chơi cây vú sữa</span>
 
Hạng B2
11/12/07
404
12.776
93
Em muốn trồng cây thị "Cô Tấm" & cây Ổi ta (loại quả bé, ruột vàng, thơm lừng)
Các bác có biết cây giống kiếm ở đâu?
 
Hạng B1
28/8/12
76
0
6
Bác trồng 1-2 cây gừa 10 năm sau đảm bảo con cháu bác có 1 bóng mát vô đối luôn.Trồng thêm sake cũng ok bác.Trái chiên ăn ngon và nhớ tưới nhiều nước cho cây này ạ
 
Hạng B2
6/3/11
196
749
113
Bác hiepluc đã mua được cây sấu để trồng chưa ạ ?
Em tính trồng cây mà đang phân vân cây xoài và cây sake.
 
Hạng D
27/1/09
1.339
11
38
36
Cây trồng quanh nhà, rộng hơn là vườn nhà của dân ta, rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Từng vùng, miền mà có thể khác nhau nhưng tựu trung lại người Việt đã từ lâu chọn cho mình các tiêu thức chung không quy ước mà do có được từ tâm thức văn hóa truyền thống, sự lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phổ biến nhất có thể kể ra đây: cau, bưởi, ổi, xoan, tre, chuối, mít, vú sữa, sung, dừa, mận, trúc…, rất đỗi gần gũi, thân thương và sâu đậm hương vị, hình ảnh của quê nhà. Nếu như có điểm khác nhau giữa ngôi nhà Việt và nhiều dân tộc khác trên thế giới, thì có lẽ đây là đặc điểm lớn nhất khác biệt về tiêu thức tổ chức không gian sống của người Việt ta.

Tuy rằng rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng có thể khái quát lại, cây trồng quanh nhà của dân ta hội tụ “đa chức năng, đa giá trị”, “kết tinh của văn hóa và tâm hồn Việt”. Ta có thể nhìn nhận một số khía cạnh giá trị văn hóa và sự tinh tuý của nó, để “đi đâu cũng nhớ quê nhà”, nhớ bờ tre khóm trúc, nhớ đêm trăng sáng trước sân nhà với hương cau, hương bưởi thoang thoảng mà nhắc nhớ bao kỷ niệm sâu lắng thời ấu thơ, hay man mác cho những tình yêu thuở ban đầu nơi làng quê, “hương bưởi thơm nghe lòng bối rối”, hay “gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ” đã đi vào ca dao Việt Nam như nỗi đau của người phụ nữ còn đọng lại đến ngày nay. Bạn còn nhớ chăng, một lần nào xa nhà rất lâu, được về thăm nhà ở làng quê mà tình cờ ra vườn sau nhà bắt gặp một trái mít chín thơm ngát, cây ổi với những trái chín mọng đỏ ngạt ngào hương, có bao giờ bạn về nhà một người miền Nam trước Tết âm lịch để cùng trèo hái những trái vú sữa đỏ tím rồi sẽ nhớ gì với những hương vị đậm đà không thể nào quên ấy.
Về cách bố trí các chủng loại cây trồng quanh nhà của người Việt ta theo các nguyên tắc nhất định chứ không tùy tiện. Theo tiêu thức chung có phần tâm linh là “sung, mãng, dừa, đủ, xoài” của ngũ quả (sung mãn vừa đủ xài) thì cây tre trúc là biểu hiện cho khí khái của người quân tử, của kẻ sĩ; cây sung và mãng cầu là ước mơ về sự sung túc, giàu có nên không được trồng trước cửa nhà, người ta thường xuyên nhìn thấy và nghĩ về nó một cách thái quá sẽ không tốt, dễ tự cao tự đại, cho mình hơn người, dễ trỗi lòng tham, sự ham muốn vô chừng. Cả cây chuối cũng phải trồng bên hông hoặc phía sau nhà để không gặp khó (chíu), “gió đưa bụi chuối sau hè”. Trước nhà trồng cau trầu, bưởi, cam…thì tốt vì có hương thơm, cành dẻo, nghĩa tốt (chuyện trầu cau)… đấy cũng là khía cạnh thật thú vị của văn hóa Việt trong không gian sống, nhà ở của mình.

Bên cạnh cái tinh tuý hội tụ của chức năng, giá trị văn hóa và cốt cách, tâm hồn Việt, cây trồng quanh nhà có chức năng tạo lập môi trường ở cân bằng âm – dương, điều hòa giữa tâm sinh lý của cơ thể con người với thời tiết, khí hậu như chống gió bão, nắng gắt, mưa giông, rét buốt mùa đông. Người ta trồng tre trúc quanh nhà để chắn gió, giông bão, trồng mận, xoài, vú sữa ở phía tây ngôi nhà để che ánh nắng chiều gay gắt, tạo bóng mát,… Ngôi nhà của người Việt được cân bằng âm dương cả về lối đi, tầm nhìn, ánh sáng, nắng, gió, nhiệt độ. Một ngôi nhà ở tốt là không quá chói chang, nhưng cũng không bị tăm tối; không quá nắng nóng, không quá trống trải, nhưng cũng không lạnh lẽo, cũng không bị che lấp…

Cây trồng quanh nhà, vườn nhà có chức năng về giá trị kinh tế, đời sống rất rõ, tạo nên sức mạnh vô song cho người Việt, cùng với văn minh làng, xã trong suốt quá trình mở cõi, dựng và giữ nước. Khi đến một vùng đất mới khai phá, phát rẫy, khai mương, đầu tiên người ta dựng một cái chòi hay lều canh thì xung quanh nó cũng đồng thời trồng cả bờ tre, khóm trúc, bụi chuối… ngần thứ ấy đem lại phục vụ biết chừng nào cho đời sống, kinh tế của con người khai hoang lập ấp, ai cũng biết công dụng vô vàn của cây tre, cây trúc Việt Nam, của bụi chuối sau hè - người ta không bỏ bất cứ một thứ gì của cây chuối, từ quả non, xanh, chín cho đến thân, tàu lá, cả củ… với tính chất đa dụng thật độc đáo có một không hai của cây chuối Việt Nam được trồng quanh nhà. Nếu tính ra thì ngoài giá trị kinh tế, trong đời sống đa dạng của con người, nhiều cây đa chức năng từ làm lương thực, thực phẩm đến làm công cụ sản xuất, vũ khí chiến đấu, đồ dùng gia dụng, mỹ thuật, thuốc chữa bệnh, xây dựng nhà cửa,… Bởi lẽ đó mà người Việt ta cũng lấy cây tre trúc gần như là biểu tượng cho sức sống và biểu trưng cho văn hóa, tâm hồn, cốt cách của mình.
 
Tập Lái
25/9/13
0
0
0
Nhà em thì trồng Sake và Lộc Vừng phía trước cửa vì khoảng đất cũng ít nên chủ yếu e trồng thêm vườn rau, dây leo trên sân thượng cho mát và có rau sạch để ăn chơi cũng thú vị lắm ạ.
 
Hạng B2
14/2/12
169
1
18
Em thì dự kiến trồng vài cây xoài, vừa có bóng mát, ít lá rụng, vừa có trái cây ăn.
 
Hạng B2
19/7/12
112
56
43
Trồng mau mà tán xòe thấp mát nhất chắc có cây trứng cá hả mấy bác..Sân em bé,có 15m2 nên tính làm cái ngay góc,vừa mát vừa treo được lồng chim..
Thằng này mỗi tội rụng trái thôi rồi..
Bàng ĐL cũng đúng ý em thích nhưng nghe bác nào nói rễ mọc ác nên cũng ngại,nhớ mấy sân trường trồng cây bàng nứt nẻ hết..
Chắc chơi cây hoa lài cho thơm quá.
 
Status
Không mở trả lời sau này.