Thảo Luận Chung Trọng tải nghĩa là gì?

Hạng F
7/8/14
8.588
7.342
113
59
Gửi bạn Honda67
Quy chuẩn 41/2016 tuy có tiến bộ nhưng dùng từ ngữ vẫn chưa đúng đâu nhé. Mời bạn xem:
https://www.baomoi.com/mot-so-tu-ngu-trong-giao-thong-dang-bi-su-dung-thieu-chuan-muc/c/22521549.epi
Trả lời quanbhvn:
Rất nhiều người thắc mắc như bạn. Nguyên nhân là do các văn bản được soạn thảo rất kém chất lượng. Tình trạng này góp phần dẫn đến bức xúc giữa các doanh nghiệp vận tải và lái xe với CSGT.
Mới đây đã có bài báo viết về vấn đề này, giải thích thấu đáo câu hỏi của bạn cùng những thắc mắc liên quan, xin giới thiệu bài "Một số từ ngữ trong giao thông đang bị sử dụng thiếu chuẩn mực".
Bạn gõ vào ô Tìm kiếm của Google là ra.
Từ ngữ loạn xà ngầu, mấy ông soạn văn bản...trong Bộ GTVT này cần cho học lại Tiếng Việt mới được.
Gần đây phát minh thêm Trạm thu giá là thu cái gì không hiểu nỗi luôn...
 
Hạng B2
25/4/17
247
256
63
Bài này khá chính xác!
Vấn đề GT tại VN là xuất phát từ các văn bản qui phạm pháp luật về GTĐB không chuẩn, kết quả là người dân, người thi hành công vụ và cả cán bộ chuyên trách của GTĐB lẫn lộn.
Vấn đề thật đơn giản nếu luật, qui chuẩn viết và ban hành ra đơn giản và dễ hiểu.

Thay "Tải trọng" = "khối lượng" là đơn giản và dễ hiểu nhất.
3.26 Tải trọng bản thân xe là khối lượng của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tĩnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trênxe.
3.27 Tải trọng toàn bộ xe (tổng tải trọng) là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếucó).
3.28 Tải trọng toàn bộ xe cho phép là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đườngbộ.
3.29 Tải trọng trục xe là phần của tải trọng toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).

Còn về vấn đề xe chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg là xe ô tô con, nhưng ko được phép vào nội ô mà xe bán tải thì được vì đó là vấn đề "nhạy cảm", có thể liên quan đến "lợi ích nhóm".
img_0035-jpg.812373
Chỉ cần đổi "tải trọng" thành "khối lượng" là mọi thữ rõ ràng, không lộn đi đâu được, bác....hay quá.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Tập Lái
23/10/17
5
3
3
78
Bài này khá chính xác!
Vấn đề GT tại VN là xuất phát từ các văn bản qui phạm pháp luật về GTĐB không chuẩn, kết quả là người dân, người thi hành công vụ và cả cán bộ chuyên trách của GTĐB lẫn lộn.
Vấn đề thật đơn giản nếu luật, qui chuẩn viết và ban hành ra đơn giản và dễ hiểu.

Thay "Tải trọng" = "khối lượng" là đơn giản và dễ hiểu nhất.
3.26 Tải trọng bản thân xe là khối lượng của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tĩnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trênxe.
3.27 Tải trọng toàn bộ xe (tổng tải trọng) là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếucó).
3.28 Tải trọng toàn bộ xe cho phép là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đườngbộ.
3.29 Tải trọng trục xe là phần của tải trọng toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).

Còn về vấn đề xe chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg là xe ô tô con, nhưng ko được phép vào nội ô mà xe bán tải thì được vì đó là vấn đề "nhạy cảm", có thể liên quan đến "lợi ích nhóm".
img_0035-jpg.812373
Trao đổi với bạn ntt61:
Bạn nói đúng, cần dùng từ "khối lượng", nhưng cần thêm nữa là bỏ hẳn từ "tải trọng" để thay bằng từ "khối lượng". Khi đó văn bản trong QCKT được viết lại như sau, ví dụ:
3.26 Khối lượng bản thân xe là khối lượng của xe ....không kể người và hàng chở trên xe.
3.27 Khối lượng toàn bộ xe là bằng khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng chở (gồm người hành lý và khối lượng hàng) ..
3.28 Tổng khối lượng xe cho phép là bằng khối lượng bản thân xe cộng với trọng tải (khối lượng chở lớn nhất cho phép xác định theo Giấy chứng nhận...)
3.29 Khối lượng trên trục xe là phần của khối lượng toàn bộ phân bổ trên trục xe ....
Như vậy sẽ đơn giản, dễ hiểu và chính xác.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng D
16/2/13
1.259
1.289
113
ĐỒNG NAI
Các bác toàn nói tải trọng. Trong khi bác chủ hỏi trọng tải là gì. Trên bằng b2 có ghi được phép lái xe có trọng tải dưới 3,5t. Ý trọng tải trong trường hợp này là gì. Có phải trên giấy đăng kiểm ghi là trọng lượng xe 2,2t, trọng lượng hàng được phép chở 2,4t, tổng trọng lượng 4,6t, bằng b2 được lái xe này hay không. Nếu được thì trọng tải có nghĩa là trọng lượng hàng hóa được phép chở (xe này được chở 2,4t), còn nếu không được thì trọng tải là cái quái gì nhỉ
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Các bác toàn nói tải trọng. Trong khi bác chủ hỏi trọng tải là gì. Trên bằng b2 có ghi được phép lái xe có trọng tải dưới 3,5t. Ý trọng tải trong trường hợp này là gì. Có phải trên giấy đăng kiểm ghi là trọng lượng xe 2,2t, trọng lượng hàng được phép chở 2,4t, tổng trọng lượng 4,6t, bằng b2 được lái xe này hay không. Nếu được thì trọng tải có nghĩa là trọng lượng hàng hóa được phép chở (xe này được chở 2,4t), còn nếu không được thì trọng tải là cái quái gì nhỉ

Tải trọng hay khối lượng chỉ là cách nói. Chỉ là một.
Còn trọng tải bây giờ ít dùng và ko sử dụng trong QC 41/2016 nữa. Xưa hay dùng trọng tải để chỉ khối lượng chuyên chở.

Giải thích theo QC hiện hành để thực hiện cho bác.

3.26. Tải trọng bản thân xe là khối lượng của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tĩnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.
3.27. Tải trọng toàn bộ xe (tổng tải trọng) là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếucó).
3.28. Tải trọng toàn bộ xe cho phép là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đườngbộ.
3.29. Tải trọng trục xe là phần của tải trọng toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).

Khi lưu thông trên đường, tùy vào biển báo mà thực hiện:


cover-1478231426678.png

Gặp Biển P.106a, tất cả xe tải có KLCC cho phép ghi trên GCNĐK => 1500kg ko được đi qua, cho dù đang có chở hàng hay ko chở hàng.




106b-cam-oto-tai-500x500.jpg

Gặp biển P.106b, kèm chữ 2t5, tất cả xe tải có KLCCCP ghi trên GCNĐK =>2500kg ko được đi qua,
cho dù đang có chở hàng hay ko chở hàng.





115-han-che-trong-luong-xe-500x500.jpg

Gặp biển P.115 kèm số 10t thì tất cả các loại xe (ko riêng gì xe tải) có tải trọng (khối lượng) toàn bộ xe (khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng hàng hóa đang chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển ko được đi qua. Nếu xe bản thân nặng 5t có KLCCCP 6t mà ko chở hàng hoặc chỉ chở hàng nặng <5t thì qua được.







p116-han-che-tai-trong-tren-truc-xe.png

Gặp biển P.116 ghi số 7t, cấm tất cả các loại xe có khối lượng toàn bộ xe trên mỗi trục xe => 7000kg (phần này thì căn theo khối lượng toàn bộ xe chia ra cho số trục xe mà tính)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
16/2/13
1.259
1.289
113
ĐỒNG NAI
ý em không phải vậy bác n2t61 ạ. Ý em là trong giấy phép lái xe ghi là Trọng tải được phép lái là 3,5 t. Vậy hiểu trọng tải theo cách nào
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
ý em không phải vậy bác n2t61 ạ. Ý em là trong giấy phép lái xe ghi là Trọng tải được phép lái là 3,5 t. Vậy hiểu trọng tải theo cách nào
Ah! Sorry.
Do giấy phép lái xe ra trước ngày QC 41/2016 có hiệu lực nên ghi là trọng tải.
Trọng tải này theo e là KLCCCP hay KLCC thiết kế đó bác.
Ko biết ý kiến của các bác bên dưới ra sao?
Có bác nào mới lấy bằng lái ko? Up cho cái hềnh.

Giay-phpe-lai-xe-the-nhua-PET-3.jpg

Điều 21. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm[sup]3[/sup] đến dưới 175 cm[sup]3[/sup];
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm[sup]3[/sup] trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 kg.
5. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
6. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
7. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
11. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC[sub] [/sub]cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng F
7/8/14
8.588
7.342
113
59
Ah! Sorry.
Do giấy phép lái xe ra trước ngày QC 41/2016 có hiệu lực nên ghi là trọng tải.
Trọng tải này theo e là KLCCCP đó bác.
Ko biết ý kiến của các bác bên dưới ra sao?
Có bác nào mới lấy bằng lái ko? Up cho cái hềnh.

Giay-phpe-lai-xe-the-nhua-PET-3.jpg
Xem lại mới thấy tiếng Anh trên bằng lái dịch kg đủ nghĩa rồi, không thấy trọng tải hay tải trọng gì cả cái gì not exceeding 3500kg?
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Xem lại mới thấy tiếng Anh trên bằng lái dịch kg đủ nghĩa rồi, không thấy trọng tải hay tải trọng gì cả cái gì not exceeding 3500kg?
Đơn giản vì tiếng anh ko có mấy chữ đó.