Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
@Bác magic: họ chiếu TV thì xem đơn giản vậy thôi, chứ nó là cả 1 quãng đường dài đấy. Em không rành nên không biết cụ thể rào cản kỹ thuật nào làm bó tay bó chân các nhà khoa học, nhưng hồi trước biết ông thầy người Nga, ông này dù nghiên cứu lý thuyết thoi, nhưng cũng nói chế tạo tên lửa không dễ đâu, việc cháy nổ rất thường xảy ra, rồi việc nâng công suất đẩy nửa, mình thì nghĩ việc nối tầng đơn giản, nhưng nó cũng không dễ.
Anh Hàn Quốc năm ngoái hợp tác với Nga đẩy cái vệ tinh mà cũng tèo luôn. TQ giờ vẫn chưa bằng Nga, nhưng tỷ lệ thành công rất cao. Không nhớ cụ thể con số nửa, Mỹ hình như 94%, Nga 92% còn TQ 90%.

So sánh với Mỹ, mình hay bị hỏa mù vì thành tựu của họ rất tốt. Nhưng không phải cái gì họ cũng đi đầu, chẳng hạn tên lửa AA-11 điều khiển qua mũ bay của Mig-29. Sau khi Đông Đức xáp nhập Mỹ mới ngạc nhiên. Hay hệ thống IRST Mỹ phát minh đầu tiên, hình như sài cho AC 130 nhưng thấy kém quá, vứt luôn. Nga vác về mày mò rồi đem sài cho Sukhoi bây giờ. Lúc này Mỹ với Châu Âu lại quay về với hống hồng ngoại này, khi mà rào cản kỹ thuật không hạn chế tầm xa của nó thì khái niệm tàng hình sẽ bị xem xét lại hết. Nhưng chưa biết khi nào thôi :D

Àh, em mới thấy 1 bài về F16 và Mig-29 của NATO tập trận. Bài xưa mà tính thời sự nóng hổi, vì qua đó hiểu rõ học thuyết quân sự của 2 nước. Không nắm rõ thì dễ nhầm vì nói về tính năng, nó đi 2 hướng khác nhau. để rảnh viết bên mục Nga vs Mỹ cho nóng :D
 
Hạng B2
13/12/05
354
5.005
93
51
Tên lửa, ra đa thì em chịu, nhưng nói đến máy bay thì để làm cái này các trung tâm R&D nó phải có cái air-tunnel để thử nghiệm mô hình.
Cái của nợ này phức tạp phết, phân khúc lung tung cả. Chỗ to thì cao bằng cái nhà 3-4 tầng, chỗ nhỏ thì hẹp bằng cái thùng phuy. Trong đó có các lớp dòng dòng chảy khác nhau, các họng phun khí, các sensor đo, rồi máy ảnh, máy tính phân tích. Bọn em làm mô phỏng, tính toán chán chê, đưa ra các vùng tốt-xấu, sau đó sẽ được bọn thực nghiệm này nó thử lại; ngon thì tốt, nếu ko lại phải điều chỉnh (cả thằng làm trên máy tính và thằng làm thực nghiệm). Nói chung công việc cũng đơn điệu, thử đi tính lại, điều chỉnh tham số (nhục nhất là phải xem lại thuật toán). Thật ra thì R&D nó là như vậy, đổ tiền vào cho cả một đám làm ngay này qua ngày khác, cần cù + vững cơ bản là chính, chứ sáng tạo thì ko nhiều lắm (hoặc giả ở mức em ko biết được). (Vậy mà có ông cầm chịch ở quê ta còn hô khẩu hiệu cho khoa học đi tắt đón đầu :)).
Nhìn chung với em R&D là cực kỳ xa xỉ, chỉ dành cho bọn có lắm tiền, nguồn nhân lực mạnh (ko cần đông dân, ví như bọn Israel) và dài hơi.
Em nhớ ko nhầm thì khoảng cuối năm 90 Singapore khởi xướng lên phong trào xây dựng R&D để giúp nó thoát ra cảnh làm dịch vụ và gia công. Nó đổ vào rất lắm tiền để kêu gọi các nhà nghiên cứu trình cao ở các nơi trên thế giới đến làm việc, với một câu rất ngắn “mày muốn làm gì, tao cấp tiền cho mày làm cái đó”. Nó cho xây 1 loạt các trung tâm R&D trong NUS/NTU, chi hàng tỷ đô luôn. Thêm nữa nó đưa ra các chương trình no-bonding (ko ràng buộc) để cho học sinh giỏi các nước xung quanh đến học (có học bổng). Đi hội thảo rất hay gặp các đ/c đại diện của Sing lanh quanh ở các tea-break, đưa card và giới thiệu về các điều kiện làm việc ở đó.
Tuy nhiên hiện nay thì em ko rõ, nhưng đến khoảng những năm 2004 thì chương trình này chưa thành công lắm cho việc thu hút nhân lực chất lượng cao. Vì các đ/c to đầu 1 chút sang Sing đều là các đ/c ko nổi hay quá date ở thế giới hitech rồi; bọn ngon thì nó chả bao giờ nghĩ đến Sing. Còn sinh viên cho đi học thì sau khi học xong nó chạy hết, theo thứ tự ưu tiên chạy đi là: Mỹ>Anh>Europe (vd: Đức, Bắc Âu)>Canada= Nhật = Úc (chỗ em có mấy đ/c India như thế). Nhưng mà nếu Sing tiếp tục đổ tiền như thế (nó xác định là tiêu tiền luôn trong 20 năm) thì chắc sẽ thu được nhân lực khá thôi.
À mà, trong ngạch R&D, nhìn chung nó đánh giá khả năng dựa trên bài viết của ông được đăng ở đâu, ông làm với ai, project nào, sau đó mới xét đến trường. Vì ngay cả ở các trường lớn, có nhiều lecturer chỉ giảng dạy rất cơ bản, ko có nhiều ý tưởng, ko có tiền và đương nhiên là ko có đệ tử; trong khi nhiều prof. tiếng tăm nó có cả trăm thằng dưới tay luôn, tiền thì bọn khác rót vào cho nó tiêu như nước (mà bọn nó giàu nhé, nhất là mấy thằng làm ứng dụng).
Nói qua về cái vệ tinh, cái này là đ/c prof. mentor cũ (đầu tiên) của em làm thuê 1 phần cho bọn Arian. Nguyên tắc thì đơn giản lắm, 1kg phóng lên vũ trụ vào năm1998- 2000 đâu khoảng 8-20K mẽo (tùy bọn, hình như Nasa làm đắt nhất), mà vệ tinh có năng lượng hoạt động càng lớn thì xử lý càng nhanh, và càng hiệu quả. Tuy nhiên do phí phóng đắt (mà càng to thì càng nguy hại trong khi phóng), nên nó phải tối ưu hóa trọng lượng và trọng lượng pin mặt trời là nặng nhất. Mà khi phóng lên không thì cái pin dày khoảng hơn chục cm, mà bề mặt trên thì +150 độ, còn dưới là -30 độ, nên nó biến dạng khủng khiếp. Bài toán của nợ này nó gọi là thermo-elasto-plastic deformation, đến nay vẫn thuộc nhóm bài toán mô phỏng khó nhất của cơ học biến dạng (vì có cả nhiệt và biến đổi trạng thái vật lý, gần hóa lỏng). Hội của đ/c mentor của em có mấy tay cứng cựa thuộc nhiều trường kahcs nhau thắng được cái thầu này, huy động vài chục chú làm như điên, team em dính một phần nhỏ làm lòi mắt mà đâu vào đâu (đang dở dang thì em chuyển sang chỗ khác).
@ bác sinhvien: mấy thằng to đầu, đẳng cấp cao thì thằng nào cũng có điểm mạnh và yếu. Nhiều cái làm ra ngon rồi bỏ đi mà ko dùng, ví như cái giao diện GUI mà Apple đưa ra (1977-78 gì đó), thật ra là thành tựu nghiên cứu của bọn khác (Stanford hay Bell Lab gì đó).
Nhưng làm việc với bọn nghiên cứu thì em nể bọn mẽo, ko phải vì nó học giỏi đâu (học cày thì bọn India, TQ có nhiều quái kiệt lắm, thông minh kinh người), mà là khả năng dám đứng ra tổ chức công việc, phân chia nhiệm vụ, tách và ghép module. Mà bọn mẽo nó hành động nhanh lắm, học hỏi cực giỏi. Với kinh nghiệm của em thì về mặt này thì chỉ có bọn Đức, Anh, Bắc Âu là tiệm cận bọn mẽo thôi (chứ mấy ông châu Á gần như ko có khả năng tổ chức, còn châu Âu như Pháp, Ý nó lười lắm).
 
Hạng F
5/3/10
5.996
31.916
113
đọc bài của bác NoWD sướng quá, tiếp đi bác ơi
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Hôm qua nói chuyện với người quen ở Mỹ, ông này làm việc liên quan tới quân đội, ổng có gửi em ít thông tin về chuyện đấu thầu cung cấp thiết bị cho quân đội Mỹ. Nghe xong muốn té ghế. Để từ từ em đọc rồi tóm gọn cho các bác xem :D
Vụ này liên quan tới mấy con chip TQ, dùng từ tàu sân bay tới B2. Các bác thử đoán xem quy trình mua bán thiết bị cho quân đội hàng đầu thế giới diễn ra thế nào. (trúng hay trật gì cũng không có thưởng hén):D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Nghe đồn TQ đang gấp rút thử nghiệm J-15 dành cho tàu sân bay, mẫu này được cho là copy từ Su-33 của Nga. Nhưng Nga đâu có bán Su-33 cho TQ? Hiện J-15 đã thấy bay tren sân bay thường, TQ có xây cái sân có độ dốc như tàu sân bay để tập. Nhưgn chưa có clip nào lộ ra từ sân này.
Hiện cũng có tin J-16, mẫu có tính năng tiêm kích ném bom, như F-15E và Su 34 sắp hoàn tất.
Vài tính năng dự đoán J-15 cho tàu san bay

20110629_Figure3.png
 
Hạng D
16/11/09
1.981
614
113
Về kỹ thuật quân sự, bác NoWD đã mở biết bao thông tin mới lạ cho em! Cám ơn bác!
 
Hạng B2
13/12/05
354
5.005
93
51
Em có chuyện buồn cười nói về lần đầu đối diện máy bay chiến đấu siêu âm.
Đại khái nó cho mấy anh cu chị cu đi đến cái sân bay quân sự, để nó demo cho xem (em nhớ ko nhầm thì cái máy bay demo này nó ko đeo vũ khí vì đảm bảo an toàn). Thằng hướng dẫn nó chỉ hướng cho bọn em nhìn, báo trước là nó sẽ bay ở tốc độ march 1.x gì đó khi đi qua sân bay.
Tóm lại là em chỉ thấy 1 chấm đen rồi bóng cái máy bay nó “xèo”qua phát (sau thấy bảo là nó bay tên đầu bọn em đâu có mấy chục mét), sau đó là tóc tai bay lung tung, người ngợm nghiêng ngả và sau đó mới nghe tiếng “đoành” và tiếng rít ù cả tai. Lúc đó em nghĩ là thế này mà đánh nhau thì có lẽ hồn mình thăng lên mấy trăm mét rồi mà chẳng biết thằng nào nó khử mình!
Sau đấy nó cũng biểu diễn vài đường uốn lượn, lúc lắc, lật bụng,…, cũng hay phết.
Đi về xem mô phỏng của mấy thằng bên nhóm khác thì thấy khi máy bay nó bổ nhào thì thân nó cong gập lại như con tôm luôn. Cụ thể thì em ko rõ, nhưng với cơ học mà nói thì kết cấu của nó chịu được điểm critical cao gấp mấy lần các kết cấu bay thông thường. Nói chung cái của nợ này nó phải đảm bảo mấy thứ: nhẹ tối ưu, kết cấu siêu bền, độ tin cậy của kết cấu và các bộ phận gắn trên đó cao, động cơ khỏe (vũ khí, ra đa,…, em ko bàn, vì chả hiểu gì), chứa được càng nhiều nhiên liệu càng tốt.
Mỗi lần nó gắn cái gì vào hay thử nghiệm là cả 1 chuyện dài trong chuẩn bị, vì khi đó ko cẩn thẩn là tai nạn ngay. Đồng thời thử nghiệm nó phải căn cứ vào bao nhiêu thứ, từ các thư đo được đến các thứ mà phi công bay thử nghiệm report, rồi lại điều chỉnh,…, tốn tiền lắm. (cái này bọn to đầu nó mới biết em thì ko đủ quyền đi theo, thằng supervisor của em thì được ngồi nghe)
Theo em biết thì trong ngành hàng không, chỉ số mà bọn nó ớn nhất là độ mỏi (fatigue), cái hệ số khốn khiếp này ko thể đoán định được, cho dù công nghệ chẩn đoán siêu thế nào đi chăng nữa. Vì các vết nứt sẽ bắt đầu ở dạng phân tử (ví như do lỗi trong chế tạo, hay lỗi kết hợp vận hành critical nhiều lần,…), nhưng khi bắt đầu có là nó lan truyền cực nhanh, và chỉ có mà toi thôi. Vì vậy bọn nó chả có cách nào khác để tính mà chỉ dựa vào tuổi và giờ bay thôi, và như thế các máy bay có niên hạn cao luôn được 1 bọn khác nó khám bệnh cho để xem là có bay được ko (bọn này –thường kết hợp với 1 bọn bảo hiểm- ăn tiền nhiều, nhưng mà phải chịu trách nhiệm lớn). Cũng chính vì vậy mà máy bay của nhiều nước châu Phi ko được bọn Âu Mỹ cho bay vào không phận nó, thêm nữa nó xuất hiện các công ty đi gom máy bay cũ lại, tân trang, rồi cho các nước nghèo thuê (bọn hãng lớn nó ko dám bay vì ú ớ nổ cái có mà đền ốm, mất uy tín, ko khéo đi tù) (ko hiểu quê ta có dính phát nào ko, vì thuê cái này mà corruption là ăn dày lắm, vì giá cả là vô cùng).
 
Thánh Chó
11/10/09
4.450
6.745
113
@nowd: hay quá bác ơi
41.gif
41.gif
033102flo_1_prv.gif
mà em cũng thắc mắc ko biết mấy thằng sorry em lai hoặc dép ta nó có đi mướn máy bay ko chứ đang bay mà rắc rắc ...gãy đôi thì có mà chết
42.gif
 
Hạng B2
3/1/10
387
1
18
em xem trên tivi, thấy có nói cái máy dập nhôm nguyên khối. cái này dùng cho f35, và trên nước mỹ chỉ có 2 máy. nguồn gốc là ăn cắp của đức sau WW 2. bác nói thêm về cái này ko? vì em nghe cái hiểu cái ko :D:D:D:D:D