Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
62
Chỉ tiếc một điều rằng : Luật không bao giờ hoàn thiện được, nó luôn đi sau thực tế cuộc sống đang vận động không ngừng.
Giữa Luật & thực tế vẫn có nhiều khoảng trống tồn tại bất cập, .........

Nhưng nếu luật của các quốc gia khác đã hoàn thiện hơn từ lâu mà mình không học hỏi và hội nhập (đơn giản là sao chép không phải trả phí) thì có phải là điều đáng tiếc hơn không?
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Bác này tráo khái niệm ghê thặc, hehe.
Bác Xagan nói là: "Giữa Luật & thực tế vẫn có nhiều khoảng trống tồn tại bất cập, mà luật GTĐB là một trong số đó. Những khoảng trống đó sẽ được tự động điều chỉnh bởi chủ thể tham gia giao thông (tức là văn hóa khi tham gia giao thông) để đến một lúc nào đó lại trở thành luật mới".
Là nói có những thứ luật chưa quy định hoặc quy định mà còn bất cập nhé. Nhưng khi ai cũng thấy nó đúng thì lại sẽ trở thành quy định mới. Cụ thể như việc đi nhanh hơn ở làn bên phải, trước đây có khi bị coi là vượt phải sai luật, nhưng giờ nó thành luật vì nó là giao thông tốt hơn.
Tương tự như việc rẽ phải khi đèn đỏ thôi. Quy định là đèn đỏ dừng xe. Nhưng việc rẽ phải để giảm tải và tránh xung đột thì sau này sẽ lại có đèn hay biển phụ "được rẽ phải khi đèn đỏ" thôi.
Vậy mà bác cho 1 câu đồng ý với bác Xagan, sau đó tráo sang việc "thực hiện sai các quy tắc giao thông đường bộ, cũng như không nên lạm dụng nó để bao biện cho sự hỗn loạn trong giao thông", "có văn hóa khi anh chấp hành đúng luật. Và chỉ có "văn hóa khi (trong) tham gia giao thông, chứ không có "văn hóa giao thông" mà bỏ qua việc chấp hành đúng luật GT khi tham gia GT".
2 ví dụ trên là dễ thấy nhất cho việc vi phạm "luật gt cũ" nhưng có "văn hóa gt" là vậy. Nó bổ sung những khoảng trống, bất cập của luật, và làm GT được an toàn thông suốt hơn.
Đồng ý với quan điểm của bác XaGan, không đồng nghĩa với việc bắt buộc phải đồng ý với từ từ ngữ hay từng câu cú. Heheehe! Vậy có soi thì cũng soi nhè nhẹ thôi nhé bác Đâm!
Tiếp nữa, đồng ý với bác XaGan, vì bác ấy không dùng cụm từ :văn hóa giao thông" để che lấp đi luật. Mà chỉ dùng khái niệm "văn hóa khi tham gia giao thông". Nó khác xa nhau lắm ạ!
Tiếp nữa, những ví dụ của bác, nếu không cảm tính, thì người ta sẽ phát biểu thế này:
- Thêm cái đèn xanh có mũi tên rẽ phải, và điều đó được luật hóa, đừng bê cái "văn hóa giao thông" vào để ngụy biện! Cái bản "Được phép rẽ phải khi đèn đỏ" là sai luật và như vậy có nghĩa là đang làm cho văn hóa trong giao thông xuống cấp!
- Chuyện ở BD hay Bà rịa, bác hiểu phiến diện, nên phát biểu mang tính cảm tính. Chứ luật đã quy định rõ:
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.

Vậy việc quy định tốc độ của họ là đúng luật. Liên quan gì đến "văn hóa giao thông" của bác?
Còn cái chuyện ở ngã tư của bác, lại cho thấy, bác bàn về luật theo cảm tính, có thời gian phân tích sâu, thì cái ví dụ ở ngã tư của bác, nếu chấ hành đúng luật, sẽ không như bác diễn giải đâu ạ.Và mới có một bào viết về Lào, có thể tham khảo, mặc dù người viết cũng còn cảm tính, nhận xét theo cảm nhận. Nhưng thực chất vấn đề, là người Lào học đang chấp hành đúng luật GT của họ, giống như ở các nước văn minh vậy:
http://infonet.vn/van-hoa-lai-xe-cua-nguoi-viet-lun-hon-nguoi-lao-post145891.info
- Văn hóa, bản thân nó không thể thay luật. Mà người ta chỉ có thể thông qua nó để xây dựng những hành vi, ứng xử theo định ước. Và bác với ví dụ việc nhường đường trong vòng xuyến thong qua việc vận dụng "văn hóa giao thông" để đặt lên trên luật hiện hành, theo em, đó là một trong những nội dung đi ngược lại quan điểm giao thông có văn hóa đấy ạ!
Quan điểm ngay từ đầu là: Không có cái gọi là "văn hóa giao thông", và không nên lấy cái khái niệm "văn hóa giao thông" để ngụy biện cho việc không chấp hành luật giao thông, mà một trong những người đang giư quan điểm đó, chính là bác đấy ạ!
 
Hạng B1
7/9/14
76
35
18
HCM
Mình không hiểu ý của bạn ở đây bởi vì theo luật: khi đèn tín hiệu Gt hoạt động thì quy tắc ưu tiên giữa bên phải và bên trái không áp dụng. vậy làm sao có tình trạng như bạn ví dụ được nhỉ?

Bác thử tượng tượng bác đi mua vé ca nhạc. Nếu sắp hàng ngay ngắn không chen lấn sô đẩy thì sao. Còn tụm lại 1 quầy mạnh ai nấy chen, mạnh ai nấy giành thì sẽ làm sao thì hiểu ra vấn đề của bác dơngooodman nói :D
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Mình không hiểu ý của bạn ở đây bởi vì theo luật: khi đèn tín hiệu Gt hoạt động thì quy tắc ưu tiên giữa bên phải và bên trái không áp dụng. vậy làm sao có tình trạng như bạn ví dụ được nhỉ?
Hiện nay thường 2B vẫn rẽ phải tại các giao lộ đó bác. Đây là phạm luật. Nhưng sẽ giúp giảm ùn tắc tại các giao lộ. Dần dần thì xxx ta lại mở các đương nhánh, hoặc treo biển cho phép rẽ phải khi đèn đỏ là vậy.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Đồng ý với quan điểm của bác XaGan, không đồng nghĩa với việc bắt buộc phải đồng ý với từ từ ngữ hay từng câu cú. Heheehe! Vậy có soi thì cũng soi nhè nhẹ thôi nhé bác Đâm!
Tiếp nữa, đồng ý với bác XaGan, vì bác ấy không dùng cụm từ :văn hóa giao thông" để che lấp đi luật. Mà chỉ dùng khái niệm "văn hóa khi tham gia giao thông". Nó khác xa nhau lắm ạ!
Tiếp nữa, những ví dụ của bác, nếu không cảm tính, thì người ta sẽ phát biểu thế này:
- Thêm cái đèn xanh có mũi tên rẽ phải, và điều đó được luật hóa, đừng bê cái "văn hóa giao thông" vào để ngụy biện! Cái bản "Được phép rẽ phải khi đèn đỏ" là sai luật và như vậy có nghĩa là đang làm cho văn hóa trong giao thông xuống cấp!
- Chuyện ở BD hay Bà rịa, bác hiểu phiến diện, nên phát biểu mang tính cảm tính. Chứ luật đã quy định rõ:
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.

Vậy việc quy định tốc độ của họ là đúng luật. Liên quan gì đến "văn hóa giao thông" của bác?
Còn cái chuyện ở ngã tư của bác, lại cho thấy, bác bàn về luật theo cảm tính, có thời gian phân tích sâu, thì cái ví dụ ở ngã tư của bác, nếu chấ hành đúng luật, sẽ không như bác diễn giải đâu ạ.Và mới có một bào viết về Lào, có thể tham khảo, mặc dù người viết cũng còn cảm tính, nhận xét theo cảm nhận. Nhưng thực chất vấn đề, là người Lào học đang chấp hành đúng luật GT của họ, giống như ở các nước văn minh vậy:
http://infonet.vn/van-hoa-lai-xe-cua-nguoi-viet-lun-hon-nguoi-lao-post145891.info
- Văn hóa, bản thân nó không thể thay luật. Mà người ta chỉ có thể thông qua nó để xây dựng những hành vi, ứng xử theo định ước. Và bác với ví dụ việc nhường đường trong vòng xuyến thong qua việc vận dụng "văn hóa giao thông" để đặt lên trên luật hiện hành, theo em, đó là một trong những nội dung đi ngược lại quan điểm giao thông có văn hóa đấy ạ!
Quan điểm ngay từ đầu là: Không có cái gọi là "văn hóa giao thông", và không nên lấy cái khái niệm "văn hóa giao thông" để ngụy biện cho việc không chấp hành luật giao thông, mà một trong những người đang giư quan điểm đó, chính là bác đấy ạ!
hehe, nghề soi chữ nên nó thấm vào máo rồi.
Nói chung là e cũng đồng ý là Luật là cái đầu tiên phải tuân thủ. Nó như phải phổ cập phổ thông.
Còn "văn hóa gt" là đại học. Muốn đạt được "VHGT" thì phải qua "phổ thông" trước.

Còn sẽ luôn có ngoại lệ, kiểu như Bill Gates được Harvard tặng bằng vinh dự dù k học Harvard, vì có thể họ k học đại học, nhưng lại có đủ kiến thức như đã từng học đại học này.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Bác thử tượng tượng bác đi mua vé ca nhạc. Nếu sắp hàng ngay ngắn không chen lấn sô đẩy thì sao. Còn tụm lại 1 quầy mạnh ai nấy chen, mạnh ai nấy giành thì sẽ làm sao thì hiểu ra vấn đề của bác dơngooodman nói :D
Bác chẳng hiểu vấn đề e nói 1 tí nào.
Ở đây là mọi người xếp hàng ngay ngắn theo luật. Nhưng trong hàng có 1 bà bầu, nên mọi người sẽ nhường cho bà bầu được ưu tiên lên mua trước.
Lại có 1 ông lão cũng xếp hàng, đoàn người có văn hóa lại mời ông lên trước.
Đoàn người có văn hóa sẽ k thấy khó chịu vì những người này được đẩy lên ưu tiên mua trước mà k phải xếp hàng mệt nhọc như họ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
1/11/09
3.151
2.179
113
38
Bình Dương
Bác @XaGan nói chuẩn.
Vấn đề là việc thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông, và điều đó không đồng nghĩa với việc có một thứ gọi là "văn hóa giao thông". Trong một xã hội có luật pháp, và có một nền văn hóa đặc thù, thì những hành vi không liên quan đến luật, sẽ được ứng xử bằng những ước định của nền văn hóa đó. Chứ hoàn toàn không phải là những hàng vi ứng xử khác với quy định của luật, trong những trường hợp cụ thể thì gọi là "văn hóa giao thông", ví dụ nhưng phải dừng lại để bắt buộc phải nhường đường cho những người không được quyền ưu tiên thì gọi là thực hiện văn hóa giao thông. Hoặc khi đi chậm, dù là xe to hay xe nhỏ, cũng phải đi vào bên phải, điều đó là đúng luật, nhưng lại cho là khong có văn hóa giao thông. v...v....
Vấn đề là, không nên dùng cái gọi là "văn hóa giao thông" để ngụy biện cho việc thực hiện sai các quy tắc giao thông đường bộ, cũng như không nên lạm dụng nó để bao biện cho sự hỗn loạn trong giao thông.
Không ai có thể châp hành đúng 100% luật GT, nhưng sẽ là có văn hóa khi anh chấp hành đúng luật. Và chỉ có "văn hóa khi (trong) tham gia giao thông, chứ không có "văn hóa giao thông" mà bỏ qua việc chấp hành đúng luật GT khi tham gia GT.
Theo em:
Về khái niệm chung (cái này đưa ra để em nói tiếp, chứ ngồi phân tích thì chắc phải giáo sư, P.Giáo sư, Tiến sĩ mới giải thích nổi) "Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thứcxúc cảmcủa một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn họcnghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin" và văn hóa xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử.
Còn pháp luật hình thành sau, khi mà hình thái nhà nước đầu tiên ra đời. Pháp luật ra đời nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt trong văn hóa của các nhóm người trong xã hội, để hợp tác xây dựng nên những qui tắc ứng xử mới - những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, pháp luật chỉ có thể quy định những qui tắc ứng xử chung - hoàn toàn không thể đi vào chi tiết các tình huống trong xã hội - vốn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Thế những tình huống khác không quy định trong pháp luật thì phải làm thế nào? Tất nhiên phải dựa vào cách ứng xử của mỗi cá nhân vào thời điểm đó tùy thuộc vào tâm hồn, vật chất, tri thức, cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống, đức tin và xúc cảm.
Cũng không thể so sánh Pháp Luật Việt Nam với nước ngoài bởi lẽ, như đã nói Pháp luật hình thành cùng Nhà nước và phản ánh những đặc trưng xã hội của quốc gia đó. Ví dụ, trong 1 bài báo có nêu thế này: Nếu như Hà Lan, Bỉ có đạo luật riêng về cái chết nhân đạo, cho phép áp dụng một cái chết nhẹ nhàng hơn đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo không thể cứu chữa được. Còn ở Việt Nam và nhiều nước khác thì chúng ta không chấp nhận điều đó, có thể là do vấn đề tôn giáo, đức tin...; Luật của bang California ở Mỹ - một đất nước nhiều người cho là giàu có và văn minh nhất thế giới - vẫn cho phép người chồng được phép đánh vợ bằng thắt lưng da nhưng lại qui định cụ thể điều kiện dây thắt lưng không được rộng hơn 2 inch; Ôm, hôn khi gặp gỡ thể hiện thái độ thân thiện, cởi mở trong giao tiếp ở nhiều nước Châu Âu là việc làm rất bình thường, nhưng nếu chúng ta sống ở Malaysia mà có hành động như vậy ở nơi công cộng thì đó là hành động bất hợp pháp và chúng ta có thể phải ngồi tù 1 năm để suy nghĩ về hành động mà nhìn bề ngoài rất chính đáng của mình; Thổ Nhĩ Kỳ có biện pháp giáo dục đối với một người đàn ông thường xuyên đánh vợ, Tòa án đã tuyên phạt ông ta một hình phạt là tặng hoa cho vợ mỗi tuần một lần trong vòng năm tháng để học cách tôn trọng cái đẹp. Ngoài ra ông còn phải đọc một cuốn sách mỗi tháng, trong vòng năm tháng về đề tài "quan hệ gia đình và giáo dục con cái" để biết cách làm thế nào để trở thành một ông chồng tốt.
Vậy thì Luật pháp của quốc gia nào là hình mẫu, tất nhiên không có quốc gia nào có thể là hình mẫu cả, chúng ta đọc, phân tích, so sánh với văn hóa của nước mình để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.
Cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại ít nhiều đã chứa đựng trong đó tính hợp lý. Hay nói cách khác mọi thứ tồn tại, vận động và phát triển trên thế giới này đều có lý do riêng của nó và chừng nào còn những khác biệt về lịch sử, địa lý, trình độ phát triển giữa các nền văn hóa thì chừng đó vẫn còn tồn tại những sự khác biệt nhưng đầy tính hợp lý. Chính vì vậy, nếu nhìn pháp luật dưới góc độ văn hóa, người ta thường không phán xét vội vàng, chủ quan về sự cao thấp, mà nhìn nhận vấn đề trong tính đa dạng và khác biệt vốn có của sự vật.

Chúng ta phải chấp nhận rằng trong nhiều tình huống và trường hợp, pháp luật phải nhường chỗ cho những giá trị văn hóa của cộng đồng (có thể là những giá trị xấu hoặc chưa tốt). Ví dụ như dân đánh hội đồng những kẻ trộm chó; hay các phương tiện đi vào vòng xuyến không nhường đường cho phương tiện đến từ bên trái. Đó là sự bất lực của Pháp luật tại 1 thời điểm nào đó. Tuy nhiên, điều chỉnh 1 hành vi không đúng của một bộ phận lớn người trong xã hội một mình pháp luật không làm được mà còn phải vận dụng các hình thức khác như tuyên truyền, vận động, giáo dục... Điều này cần thời gian.
Có lẽ nên dùng câu "Văn hóa khi tham gia giao thông" thay cho cái gọi là "Văn hóa giao thông".
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Có lẽ nên dùng câu "Văn hóa khi tham gia giao thông" thay cho cái gọi là "Văn hóa giao thông".
Bác tranthienminh nói đúng ý e.
"Văn hóa giao thông VN" là cái thực trạng hiện đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại VN rất nhiều người đang làm, mà có thể pháp luật ko cho phép, có thể cộng đồng XH chưa chấp nhận, nhưng nó vẫn đang diễn ra, người người làm, nhà nhà cùng làm, mục đích là đem lại lợi ích cho bản thân, gia đính ko nghĩ đến người khác. VD: buôn bán, giữ xe chiếm dụng lòng lề đường; ko nhường khi xe sau xin vượt; chạy đúng tốc độ mà xe sau cứ xin vượt; bấm còi liên tục; tạt đầu;...Và cái "Văn hóa giao thông VN" hiện nay rất tệ các bác ạ.
"Văn hóa khi tham gia giao thông" là cái hướng, cái mục tiêu mà người có văn hóa muốn đạt được và mong muốn mọi người, monh muốn cả XH cùng thực hiện. Đó là tuân thủ ở mức độ cao nhất Luật GTĐB. Rất đúng là Luật chẳng khi hoàn thiện cả mà nó luôn thay đổi để phù hợp với cuộc sống của con người, cộng đồng XH. Tuy nhiên, Luật khi đã ban hành bởi QH, và có hiệu lực thì mọi công dân phải tuân theo. Và như thế, tham gia giao thông mà thực hiện tốt luật GTĐB là có văn hóa rồi. Ở mức độ cao hơn, khi mà luật chưa quy định mà ta thực hiện, lại đem lại lợi ích, hạnh phúc cho người khác, cho cộng đồng, cho XH thì đó chính là nét đẹp của VH.
 
Hạng B1
7/9/14
76
35
18
HCM
Bác chẳng hiểu vấn đề e nói 1 tí nào.
Ở đây là mọi người xếp hàng ngay ngắn theo luật. Nhưng trong hàng có 1 bà bầu, nên mọi người sẽ nhường cho bà bầu được ưu tiên lên mua trước.
Lại có 1 ông lão cũng xếp hàng, đoàn người có văn hóa lại mời ông lên trước.
Đoàn người có văn hóa sẽ k thấy khó chịu vì những người này được đẩy lên ưu tiên mua trước mà k phải xếp hàng mệt nhọc như họ.

em hiểu ý bác, nhưng cách diễn đạt của em chưa đúng :D hihi