Re: Uất ức quá : VÔ phúc đáo tụng đình .
Bai nay hay qua em . save ve may roi .VW nói:em đọc được bài này hôm nay. bác @hocap xem thử phần cuối bài viết (phần tư vấn của luật sư)
http://biz.cafef.vn/20111...-quy-tai-long-tham.chn
<span style=""color: #ff0000;""> Tín dụng đen bùng phát vì kẽ hở… pháp luật! </span>
Nhưng, ở góc độ pháp luật, luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng chính bởi “kẽ hở” luật pháp khiến cho càng ngày càng xuất hiện nhiều cái tên lừa đảo tiền tỷ.
Theo phân tích của luật sư Triển, hình thức huy động tín dụng đen ở Hà Nội vừa qua rõ ràng phải mang tội danh lừa đảo và phải bị kết án tử hình để mang tính răn đe trước pháp luật. Tuy nhiên, vừa qua Quốc hội sửa đổi khung hình phạt cho tội danh này. Theo đó, khung hình phạt cao nhất cho tội danh lừa đảo chỉ là án chung thân.
Chính vì vậy, các đối tượng có mưu đồ lừa đảo người khác tự lường trước không bị tử hình, nếu chẳng may bị bắt thì thà một phút huy hoàng rồi phụt tắt theo kiểu đã có một cuộc sống xa hoa, tranh thủ “tuồn” tài sản cho con cái, họ hàng… chỉ bị kết án tù chung thân nhưng nhờ các chính sách khoan hồng của pháp luật chỉ ngồi tù với mức thời gian nhất định là được tự do thì vẫn … sung sướng.
Bên cạnh đó, luật sư Triển cho rằng, đồng tiền mất giá, không ổn định cũng là cơ hội cho tín dụng đen có đất phát triển.
Theo phân tích của luật sư Triển, nếu người dân có tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng, phần tiền lãi suất năm nay mua được xe máy, nhưng sang năm chỉ mua được xe đạp. Trong khi đó, tâm lý của người dân là muốn tìm cơ hội kinh doanh. Với lãi suất được chào mời quá lớn, việc người dân “móc hầu bao” cũng là điều dễ hiểu!
Một lý do khác về sự ra đời của tín dụng đen là ở chỗ thủ tục của ngân hàng cho nhân dân vay vốn còn khó khăn, khiến người đi vay nản và nghĩ cách xoay sở để có tiền làm ăn bằng cách giật nóng lẫn nhau và trả lãi suất cao.
“Nếu không giáo dục cho cộng đồng tốt về pháp luật và cải thiện việc vay mượn giữa tư nhân với các ngân hàng thì càng ngày sẽ càng có nhiều vụ tín dụng đen bị vỡ. Việc này khó ngăn chặn trong thực tế”, luật sư Triển nói.
Cũng theo luật sư Triển cần xác định rõ quan hệ giữa những người cho vay tài sản và người nhận tài sản là quan hệ dân sư hay quan hệ hình sự. Với các trường hợp tín dụng đen vừa vỡ, luật sư Triển khẳng định đây là quan hệ hình sự.
Ngay bản thân khi đi vay, các chủ nợ đã không có khả năng chi trả lãi suất 5%, 10%/tháng, vì không thể làm cái gì ra lãi suất 9-10% để trả. Như vậy rõ ràng là lừa đảo chứ không thể coi là quan hệ dân sự được.
“Nhưng, truy tố các đối tượng này với tội danh lừa đảo hoặc tùy theo tính chất mức độ, tính chất từng vụ việc mà kết tội là Lừa đảo hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, luật sư Triển nói.
Last edited by a moderator: