Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
23/8/12
43
2
6
Mr Quách Bạch Long nói:
battuh nói:
Mr Quách Bạch Long nói:
một thực tế phủ phàng ở chỗ là khi cao tốc trung mới mở thì có nhiều trường hợp bể vỏ, bể bánh gây tai nạn diễn ra nguyên nhân do lớp mòn ... không chịu thay.Còn ở đường không đạt chuẩn chạy trên 100 thì thay nhau mà đua. An toàn chủ động không đảm bảo thì sao cứ đòi hỏi an toàn bị động làm gì cơ chứ?

Anh kỹ sư tốt nghiệp cầu đường có biết đến nguyên nhân chính gây nổ lốp trên cao tốc Trung Lương là gì không? Trong khi nhiều tuyến cao tốc khác không xảy ra hiện tượng này?
Mời kỹ sư tham khảo:
http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Co-nen-tiep-tuc-choi-sang/20128/228003.datviet
Thế ông anh có biết rằng với vận tốc >100km/h là bắt buộc phải có lớp tạo nhám không nhỉ?Ông anh có biết cao tốc sài gòn trung lương được thiết kế với vận tốc 120km/h không nhỉ?Có thấy cuối bài người ta nói Novachip là công nghệ theo kiểu chơi sang không?Bác hiểu sang ở đây là thế nào không nhỉ?Nó có ưu thế gì bác nắm được hông?Khi nào bác nắm được ưu thế của Nova chip so với lớp tạo nhám khác rùi hãy đàm đạo với em nhé!!Mà em cũng nói rồi, ở VN mình rất hiếm đường nào đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cả.Còn chuyện cao tốc là thế nào thì bác vui lòng google rùi mình đàm đạo tiếp.Em thì chưa được tận tay sờ nắn cái mặt đường Cao tốc Cầu Giẻ- Pháp Vân để biết kết cấu nó như thế nào nhưng em cũng đọc nhiều bài báo về hiện tượng lún nứt ổ gà gây nguy hiểm cho xe cộ http://www.saigonnews.vn/index.php/viet-nam-365/an-ninh-trat-tu/69682-6-xe-hop-dam-nhau-tren-cao-toc-phap-van.html.
tóm lại với chất lượng mặt đường như thế thì chưa đủ chuẩn cao tốc, nên có VSC hay không mà gặp cao tốc kiểu ấy thì cũng.... như không thôi!!!

Công nghệ thì ưu việt nhưng về VN lại được mấy ông tốt nghiệp chuyên ngành cầu đường kiểu này ứng dụng nên nó mới xảy ra chuyện nổ lốp.
Kỹ sư cầu đường mà toàn khẳng định do đường xấu nên không cần trang bị các thiết bị an toàn. VSC đâu chỉ phát huy tác dụng trên đường cao tốc: vào cua, tránh trướng ngại vật xuất hiện bất thình lình, đường trơn trợt...đều cần chứ. Thực ra khi mua xe không phải ai cũng biết hết được các công nghệ an toàn được trang bị, những người có chuyên môn hay đã từng có kinh nghiệm qua diễn đàn trao đổi để nhiều người biết hơn. Có người chẳng biết VSC là gì nhưng ngồi lên con Camry có VSC vào cua thấy bám hơn, cảm giác an toàn hơn. Những con người luôn nghĩ mình chẳng thể thay đổi được gì chỉ làm cho xã hội đi thụt lùi thôi.
 
Hạng B2
26/8/05
422
725
93
@hienminh: haiz, em chả biết bác nói vậy là sao, không đủ áp suất thì bao nhiêu % là không đủ để VSC không có tác dụng, còn mòn hơn quy định thì ở Mỹ chả ai để lốp mòn hơn quy định cả bác à

bài trích của bác với việc có hay không VSC không liên quan đến nhau!

mienhinh nói:
BimSebas nói:
Vậy giữa việc lốp non hơi và có hoặc không có VSC liên quan gì bác chủ?
Liên quan chặt chẽ chứ, không không đủ áp suất, hay mòn hơn quy định, đều dẫn đến VSC không còn tác dụng!
 
Hạng D
26/6/05
2.608
299
83
Vũng Tàu
rs125 nói:
@hienminh: haiz, em chả biết bác nói vậy là sao, không đủ áp suất thì bao nhiêu % là không đủ để VSC không có tác dụng, còn mòn hơn quy định thì ở Mỹ chả ai để lốp mòn hơn quy định cả bác à
bài trích của bác với việc có hay không VSC không liên quan đến nhau!
mienhinh nói:
BimSebas nói:
Vậy giữa việc lốp non hơi và có hoặc không có VSC liên quan gì bác chủ?
Liên quan chặt chẽ chứ, không không đủ áp suất, hay mòn hơn quy định, đều dẫn đến VSC không còn tác dụng!
Bác xem nguyên văn:
Naturally, the degree of effectiveness of ESC is dependent upon the amount of traction between the road and the car. Therefore on a car with old, worn or inappropriate tyres (eg: non winter tyres on ice and snow), ESC will be less effective than on a car with new tyres or tyres specific to a road environmental condition.
Tạm dịch: Hiệu quả của hệ thống ESC phụ thuộc vào độ bám đường (giữa xe và bề mặt đường). Vì thế xe với lốp cũ, mòn hoặc không phù hợp (ví dụ không dùng lốp thiết kế cho mùa đông đi đường có tuyết), ESC sẽ giảm hiệu quả với xe có lốp mới và đúng chủng loại.
Lốp non hơi cũng làm mất tác dụng của ESC (25%).
Đấy là chưa nói đến điều kiện mặt đường nhé bác. Có ESC/VSC là tốt, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định đến an toàn như nhiều bác nghĩ, ko phải là bùa hộ mệnh. Nó chỉ là 1 trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an toàn mà thôi.
 
5/7/12
1.083
6
38
battuh nói:
Mr Quách Bạch Long nói:
battuh nói:
Mr Quách Bạch Long nói:
một thực tế phủ phàng ở chỗ là khi cao tốc trung mới mở thì có nhiều trường hợp bể vỏ, bể bánh gây tai nạn diễn ra nguyên nhân do lớp mòn ... không chịu thay.Còn ở đường không đạt chuẩn chạy trên 100 thì thay nhau mà đua. An toàn chủ động không đảm bảo thì sao cứ đòi hỏi an toàn bị động làm gì cơ chứ?

Anh kỹ sư tốt nghiệp cầu đường có biết đến nguyên nhân chính gây nổ lốp trên cao tốc Trung Lương là gì không? Trong khi nhiều tuyến cao tốc khác không xảy ra hiện tượng này?
Mời kỹ sư tham khảo:
http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Co-nen-tiep-tuc-choi-sang/20128/228003.datviet
Thế ông anh có biết rằng với vận tốc >100km/h là bắt buộc phải có lớp tạo nhám không nhỉ?Ông anh có biết cao tốc sài gòn trung lương được thiết kế với vận tốc 120km/h không nhỉ?Có thấy cuối bài người ta nói Novachip là công nghệ theo kiểu chơi sang không?Bác hiểu sang ở đây là thế nào không nhỉ?Nó có ưu thế gì bác nắm được hông?Khi nào bác nắm được ưu thế của Nova chip so với lớp tạo nhám khác rùi hãy đàm đạo với em nhé!!Mà em cũng nói rồi, ở VN mình rất hiếm đường nào đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cả.Còn chuyện cao tốc là thế nào thì bác vui lòng google rùi mình đàm đạo tiếp.Em thì chưa được tận tay sờ nắn cái mặt đường Cao tốc Cầu Giẻ- Pháp Vân để biết kết cấu nó như thế nào nhưng em cũng đọc nhiều bài báo về hiện tượng lún nứt ổ gà gây nguy hiểm cho xe cộ http://www.saigonnews.vn/index.php/viet-nam-365/an-ninh-trat-tu/69682-6-xe-hop-dam-nhau-tren-cao-toc-phap-van.html.
tóm lại với chất lượng mặt đường như thế thì chưa đủ chuẩn cao tốc, nên có VSC hay không mà gặp cao tốc kiểu ấy thì cũng.... như không thôi!!!

Công nghệ thì ưu việt nhưng về VN lại được mấy ông tốt nghiệp chuyên ngành cầu đường kiểu này ứng dụng nên nó mới xảy ra chuyện nổ lốp.
Kỹ sư cầu đường mà toàn khẳng định do đường xấu nên không cần trang bị các thiết bị an toàn. VSC đâu chỉ phát huy tác dụng trên đường cao tốc: vào cua, tránh trướng ngại vật xuất hiện bất thình lình, đường trơn trợt...đều cần chứ. Thực ra khi mua xe không phải ai cũng biết hết được các công nghệ an toàn được trang bị, những người có chuyên môn hay đã từng có kinh nghiệm qua diễn đàn trao đổi để nhiều người biết hơn. Có người chẳng biết VSC là gì nhưng ngồi lên con Camry có VSC vào cua thấy bám hơn, cảm giác an toàn hơn. Những con người luôn nghĩ mình chẳng thể thay đổi được gì chỉ làm cho xã hội đi thụt lùi thôi.
cái đen đen đó e dự bác chả có đọc 1 chữ nào để biết công nghệ nó như thế nào :D.
 
Hạng B2
15/9/06
421
28
28
Cãi cùn hết đỡ nổi.Đã tham gia giao thông hoặc đi đường dài đều phải kiểm tra hơi lốp có đủ cân hay không,kiểm tra độ an toàn.Lốp đến kỳ hạn theo năm hoặc độ mòn đều phải thay.Bác đi TQ đi trên cao tốc của nó(tối đa từ 100 đến 120 tùy đường) không được phép dừng đỗ kể cả nổ lốp,chỉ cần dừng xe là bị phạt không cần biết lý do.Lốp không đủ an toàn mà nổ trước thì xe có hay không có VSC hay ESP cũng chả có tác dụng.Còn bên tây nó dùng lốp cho đường tuyết nên xe cần thêm cái chống trơn trượt ASR khi tăng tốc để hiệu quả hơn khi tăng tốc và cộng thêm cái ổn định điện tử nữa.Bác thôi đem cái lý thuyết tây ra áp dụng thực tế ở Ta đi.Bác nói lạm dụng VSC nhưng liệu có mấy ai biết trên xe có không và dùng ntn chưa.Đăng tên bài với nội dung chả có liên quan đến nhau
 
Hạng B2
28/4/12
151
41
28
Nói như bác chủ thì nội xe không có vô lăng thì VSC cũng mất tác dụng rồi, nói chi là lốp không đủ chuẩn. Hài quá!
 
Hạng D
26/6/05
2.608
299
83
Vũng Tàu
WHITE TIGER nói:
Đã tham gia giao thông hoặc đi đường dài đều phải kiểm tra hơi lốp có đủ cân hay không,kiểm tra độ an toàn.Lốp đến kỳ hạn theo năm hoặc độ mòn đều phải thay.
Câu này của bác, nó mới đúng là CÙN, trích cho bác xem nhé:
Hà Nội: 43% xe khách, xe buýt hỏng phanh, xả thải vượt mức
Ngày 16/4, Thanh tra giao thông (Sở GTVT Hà Nội) phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra và xử lý 25/58 xe khách, xe buýt vi phạm quy định giao thông.
Thanh tra giao thông vận tải cho biết, lực lượng liên ngành đã tiến hành thanh kiểm tra 25/58 trường hợp xe khách, xe buýt tại các bến xe và các Depot (nơi đón trả khách đối với xe buýt).
t443778.jpg
Lực lượng liên ngành kiểm tra độ an toàn của xe khách, xe buýt hoạt động trên địa bàn thủ đô
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản, xử lý 16 trường hợp xe vi phạm về khí thải vượt quá quy định; 09 trường hợp xe vi phạm về an toàn phanh xe, trong đó tạm giữ 01 trường hợp xe vi phạm cả về thể lệ vận tải khách lẫn phanh xe so với yêu cầu.
Theo Thanh tra giao thông vận tải, đợt thanh kiểm tra này nhằm chấn chỉnh lại các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trong việc đổi mới, kiểm tra phương tiện trước khi đưa vào hoạt động.
Trong thời gian tới lực lượng liên ngành sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát những doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm, tái phạm nhiều lần nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng phục vụ.
Nguyễn Dũng -infor.net
Cụ mở thật to mắt ra nhé, nhìn vào thực trạng VN. còn quá nhiều việc cần làm để đảm bảo an toàn, trước khi hò hét lắp VSC! Đây là xe khách, chứ xe tải thì còn tệ hơn thế này nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
26/6/05
2.608
299
83
Vũng Tàu
BimSebas nói:
Nói như bác chủ thì nội xe không có vô lăng thì VSC cũng mất tác dụng rồi, nói chi là lốp không đủ chuẩn. Hài quá!
Bác so như vậy, cho phép e không tiếp tục tranh luận với bác nữa, lý luận của bác quá....sắc bén!:p
 
Hạng D
26/6/05
2.608
299
83
Vũng Tàu
Tiếp tục...
<h1>Xe buýt... mất phanh</h1> Xem tin gốc
Phanh xe - bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo tính an toàn khi xe vận hành. Tuy nhiên, điều này dường như không được chú trọng trong quy trình đảm bảo kỹ thuật an toàn tại một số tuyến xe buýt tại Hà Nội.
[blockquote]
Chiếc xe 29T-5479 do anh Nguyễn Đình Trường, lái xe Tuyến 32, Xí nghiệp Xe điện, Tổng công ty Vận tải Hà Nội điều khiển về đến bến cuối với một lỗ thủng mới. Đối với anh Trường, hậu quả của vụ tai nạn dường như là một sự tất yếu.

Đây đã là vụ va quyệt thứ hai trong tháng do phanh kém nên hôm nay anh Trường lại chui vào gầm để kiểm tra. Điều đặc biệt là vật dụng mà anh muốn xem là chiếc cờ lê có còn ở vị trí của nó nữa hay không.

Lái xe Nguyễn Đình Trường, cho biết: “Đây là dây thép, còn đây là chiếc cờ lê 12 được bẻ cong, người ta buộc vào thay cho bộ phận tăng phanh của xe tôi. Nếu dây thép này bị đứt, cờ lê bị rơi ra thì bộ phận hãm phanh không còn tác dụng nữa”.
94ed459d689be4.jpg
Xe buýt mất lái lao vào gốc cây bên đường. Ảnh: VnE Dây thép, cờ lê bên bánh xe bên lái, còn bánh xe bên phụ, chỉ còn trơ lại sợi thép, chiếc cờ lê đã rơi từ lúc nào… Ở 2 bánh sau, bộ phận này còn được chằng buộc bằng dây chun. “Ở vị trí này khó chẳng buộc được nên người ta dùng dây chun buộc cho dễ”, lái xe Trường nói.

Những hình ảnh do phóng viên ghi được đã khiến cho các kỹ sư nghiên cứu kỹ thuật ô tô ở Việt Nam cho rằng, đây quả là một “sáng kiến” sửa chữa siêu tiết kiệm. Chiếc cờ lê được chằng buộc tạm bợ đã thay thế cho 1 con êcu chuyên dụng có tính năng tự điều chỉnh ổn định khe hở giữa má phanh và tang phanh.

Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc, Phó Chủ nhiệm bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng, ĐH Bách khoa HN cho rằng: “Nếu cờ lê rơi ra, cơ cấu này không có cóc hãm, khe hở má phanh sẽ càng lớn lên. Người lái đạp hết hành trình đạp phanh, thì lực phanh sinh ra tại cơ cấu phanh không đủ 100% như thiết kế, do vậy tính năng của phanh giảm đi. Nguy hiểm nhất là khi giảm đi ở 1 bánh xe, chỉ cần 50%, sẽ làm mất quỹ đạo chuyển động của xe, xe sẽ lao sang làn bên kia. Vì vậy sự nguy hiểm không phải là xe không đi hết đường phanh mà gây nên không ổn định trong chuyển động”.

Trong nghề lái xe, một lần mất phanh có thể phải trả giá bằng tính mạng của nhiều người. Cố buộc chặt lại chiếc cờ lê vào chỗ cũ, lái xe Trường hy vọng, sẽ không còn sự cố nào đã từng xảy ra không chỉ ở chiếc xe 29T-5479.

“Không chỉ xe tôi mà nhiều xe khác bị tình trạng này, hôm tôi đi xe 29X-7776 bị mất phanh đâm vỡ kính lái. Tôi phát hiện điều này từ năm ngoái, có đề cập rồi nhưng cơ quan bảo không có đồ thay thế, nên cứ cố chạy”, lái xe Nguyễn Đình Trường cho biết thêm.

Mỗi ngày, khoảng 8 tiếng chiếc xe 29T-5479 được lưu thông trên đường, 3 trong 4 bánh xe của nó có bộ phận điều chỉnh má phanh được chằng buộc bằng sợi thép và dây chun. Không hiểu bằng cách nào những chiếc như thế qua mắt được cơ quan Đăng kiểm. Cho nên, những người đang đi cạnh chiếc xe chẳng thể ngờ, hiểm họa có thể xảy ra với họ bất kể khi nào.

Chắc phải lắp thêm VSC cho mấy cái xe mất phanh này!
24.gif



[/blockquote]
 
Status
Không mở trả lời sau này.