Tags
tngt
Hạng D
10/6/16
2.515
1.878
113
Chạy ẩu quá. Mình đàn ông cũng hay chạy xe ẩu mà cũng phải nể nhỏ lái xe vài phần @_@
 
Hạng B2
15/4/16
224
2.736
93
47
Cho em hỏi nghiêm túc về luật giao thông chút nhé các bác.
Trường hợp này nếu ko may sảy ra chết người cần truy cứu trách nhiệm lỗi do ai, thì xe tải đang dừng đổ bên đường có bị liên đới trách nhiệm không.
 
  • Like
Reactions: phuongmuic
Tập Lái
20/9/16
20
15
3
Thấy tội vậy mà mọi người vô cảm quá. Dù gì cũng là tai nạn họ không mong muốn, đâu có ngờ có xe tải dừng ngoài đường như vậy.
 
Hạng D
31/10/14
2.039
4.417
113
Biên Hòa
Cho em hỏi nghiêm túc về luật giao thông chút nhé các bác.
Trường hợp này nếu ko may sảy ra chết người cần truy cứu trách nhiệm lỗi do ai, thì xe tải đang dừng đổ bên đường có bị liên đới trách nhiệm không.
Hỏi làm gì, thừa! Quan trọng có tiền chung hay không. Luật mềm dẻo nói kiểu nào chả được. Em trả lời xe tải lỗi thì có khi nó được xử không lỗi. Trả lời không lỗi cũng có thể sai vì nó bị xử có lỗi. Tiền tiền tiền nghe chưa! Đừng có hỏi linh tinh không có câu trả lời nào là đúng. :D
 
Hạng B2
4/10/15
426
207
43
36
Mém tí được dùng từ RIP rồi, phụ nữ rồi se lên đàn bà nhưng có 1 thật tế ko thể chối cãi, đàn bà là thứ chạy xe như....(Trích tâm tư của 1 thằng nhiều lần bị đàn bà tạt đầu chết)
 
Hạng B2
15/4/16
224
2.736
93
47
Hỏi làm gì, thừa! Quan trọng có tiền chung hay không. Luật mềm dẻo nói kiểu nào chả được. Em trả lời xe tải lỗi thì có khi nó được xử không lỗi. Trả lời không lỗi cũng có thể sai vì nó bị xử có lỗi. Tiền tiền tiền nghe chưa! Đừng có hỏi linh tinh không có câu trả lời nào là đúng. :D
Giả sử 2 bên đều có tiền chung như nhau thì phải dựa vào luật bác ạ. Em nghĩ bên xe máy có thể kiện bên xe tải lỗi d) và e) trong trường hợp này. :)

Theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:

"3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Giả sử 2 bên đều có tiền chung như nhau thì phải dựa vào luật bác ạ. Em nghĩ bên xe máy có thể kiện bên xe tải lỗi d) và e) trong trường hợp này. :)

Theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:

"3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Chỉ bị lỗi 1 phần của mục d vì đã có thực hiện biện pháp an toàn (chóp hình nón thay cho biển báo nguy hiểm) phía sau xe.
Còn mục e là áp dụng cho việc dừng xe (không phải đỗ)
 
  • Like
Reactions: HIRO
Hạng B1
18/1/16
65
41
18
49
Luật rừng chứ đâu có luật chính thống nào quy định như vậy ?
Luật chính thống chứ rừng gì bạn. Tham khảo nhé.
Thứ nhất, về trách nhiệm dân sự

Người gây ra tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại điều 604 BLDS:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường".

Và cụ thể trong trường hợp này là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại điều 623 BLDS:
"1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định".

Vì sau khi hành vi gây tai nạn xảy ra, Người bị nạn đã bị chết vì thế nên người gây ra tai nạn phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được xác định cụ thể như sau:

"Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".

Các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, mai táng, nghĩa vụ cấp dưỡng hay bồi thường về tinh thần được quy định cụ thể tại mục 2, phần 2 Nghị quyết Số: 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thứ hai, về trách nhiệm hình sự

Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự, người gây tai nạn còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này theo quy định tại điều 202 Bộ luật hình sự 2009:

"1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Tùy theo mức độ của hành vi vi phạm mà Tòa án sẽ có hình phạt cụ thể trong từng trường hợp.

Do đó, khi 1 người gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (làm chết người) thì họ sẽ phải chịu cả trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Người phạm tội không có quyền lựa chọn hình thức xử phạt. Khi có bản án của cơ quan Tòa án thì người phạm tội bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo như quyết định trong bản án.

Tuy nhiên, trong việc giải quyết bồi thường về dân sự, pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận của các bên và nếu các bên không tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ áp mức bồi thường cụ thể để giải quyết