Hạng F
29/11/11
6.439
8.309
113
mấy đại lý bảo hiểm đâu hết rồi ta?? những trường hợp như thế này sao ko thấy ông nào nhảy vào tư vấn giúp, case cụ thể luôn nè. lúc nta hỏi mua BH thì hàng tá ông nhảy vào, còn giải quyết hậu quả thì mấy ông toàn đổ cho KH tự xử o_O
Sức đâu mà nhảy vô, để sức để tư vấn bán chứ :)
 
Hạng D
14/8/14
1.435
895
113
Theo nguyên tắc ở đây có hai vấn đề giải quyết độc lập :
- Công an đến sẽ thu giấy tờ xe của cả 2 xe, việc đưa về cơ sở CA hoặc giải quyết tại chỗ thuộc thẩm quyền của CA;
- Việc đền bù sẽ có nhiều cách :
+ Nếu cả 2 xe đều có Bảo hiểm 2 chiều(tự nguyện) : mọi vấn đề sẽ do Công ty Bảo hiểm thỏa thuận giải quyết trên cơ sở HĐ Bảo hiểm và các yếu tố có liên quan;
+ Nếu không có BH thì tốt nhất 2 bên tự thương lượng đỡ phiền hà;
 
Hạng D
17/4/06
2.748
786
113
50
em có người quen làm đại lý BH lên đến cấp gì gì đó ( em quên rồi )
thấy chiết khấu từ cty là 92,5%. tức là bán được 100 chai thì mình được 92,5 chai.
em có đi tập huấn nghe xong mà không tin vào tai mình luôn, xong em chuồn thẳng vì thấy tâm mình không hợp với nghề này.
Chắc bác lúc đó đang mơ về e đại lý ngồi bên cạnh hoặc bị ù tai?
 
Hạng C
31/8/10
843
291
63
Bác cần phân biệt 2 loại bảo hiểm:
+ Bảo hiểm TNDS với bên thứ 3: Đây là BH bắt buộc và khi bác gây tai nạn thiệt hại cho bên thứ 3 thì BH đứng ra bồi thường cho thiệt hại đó, mức bồi thường tối đa hiện nay là 70tr/người/vụ và 70tr/vụ với tài sản. Trong BHTNDS có phần BH tự nguyện đối với lái xe và người ngồi trên xe mình, phần này ko bắt buộc phải mua, mức bồi thường từ 20tr đến 50tr tùy theo mức phí bác mua.
+ Bảo hiểm vật chất là phần bảo hiểm cho chính chiếc xe của người mua BH. Tùy theo hợp đồng BH mà có các kiểu đền bù, sửa chữa, thay thế khác nhau, mức đền bù tùy thuộc giá trị xe khi tính phí mua BH.

Với BH TNDS, khi gây tai nạn cho bên thứ 3 bác được bên BH TNDS đền bù thay cho mình những thiệt hại gây cho bên thứ 3. Tuy nhiên mức đền bù do BH họ quyết định trên cơ sở giám định thiệt hại của bên thứ 3 và theo ba rem của họ. Thông thường phần này được rất ít, chỉ bù đắp phần nào cho phần bác phải đền cho bên kia. Do vậy khi mình gây TN cho người khác nếu thiệt hại lớn cần gọi ngay cho BH TNDS tới để giám định thiệt hại làm cơ sở đền bù sau này.
Với BH vật chất (tự nguyện), khi xe bác bị hư hại do lỗi chủ quan (ngoài các lỗi bị từ chối bảo hiểm theo luật/hợp đồng BH) bên BH sẽ chịu chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng cho xe bác (sửa hay thay cũng tùy vào HĐBH, mức độ hư hỏng và cả..."lòng nhiệt tình" của BH nữa). Ngược lại khi xe bác bị hư hỏng do bên thứ 3 gây ra (vd BH của bên xe bị bác đâm) thì BH vẫn có trách nhiệm sửa chữa xe cho bác nhưng chi phí sửa chữa bên gây thiệt hại phải chịu. Lúc này BH sẽ nhân danh chủ xe bị hại đòi bồi thường với bên gây tai nạn. Thủ tục lúc này cần bác có Ủy quyền cho BH.

Trong trường hợp của bác dù bên kia có BH vật chất hay không bác vẫn phải đền bù cho họ (hoặc trực tiếp hoặc thông qua BH của họ). Bác chỉ được bên BH TNDS của bác "hỗ trợ" phần nào số tiền phải đền cho bên kia thôi (nếu đầy đủ thủ tục).
 
Hạng C
20/7/08
550
139
43
Theo nguyên tắc ở đây có hai vấn đề giải quyết độc lập :
+ Nếu cả 2 xe đều có Bảo hiểm 2 chiều(tự nguyện) : mọi vấn đề sẽ do Công ty Bảo hiểm thỏa thuận giải quyết trên cơ sở HĐ ;
Làm gì có BH 2 chiều tự nguyện. Nó là cái gì bác giải thích thử.
 
Hạng F
23/3/12
9.246
19.451
113
TP. HCM
Đọc xong 4 trang hãi quá! Ra đường giờ phải cẩn thận hơn, tránh xa mấy siêu xe, xe sang.
 
Hạng D
3/1/09
1.294
10.278
133
Em k nghĩ như vậy vì mỗi xe đều có lỗi trừ xe đầu.
Nên nếu thiệt hại ngang nhau thì mấy xe giữa tự chịu, xe cuối đền xe đầu.
Nhưng nếu có xe "sang" chui vào giữa, thì ông nào ủn vào xe ""sang"" này sẽ chịu thêm phần ""trội"" lên đấy.

Ví dụ: 4 xe tông liên hoàn, xe sau cùng đền xe thứ 3 100tr, xe thứ 3 đền xe 2 100tr, xe 2 đền xe 1 100tr, thì coi như xe cuối đền xe đầu 100tr.
Nhưng cũng 4 xe đó, lọt vào 1 chiếc ""sang"" thứ 2 thì:
xe sau cùng đền xe thứ 3 100tr, xe thứ 3 đền xe 2 500tr, xe 2 đền xe 1 100tr, thì coi như xe cuối đền xe đầu 100tr, xe 3 đền xe 2 400tr.
Nếu trường hợp này , xe số 2,3 đều giử khoảng cách an toàn ok , xe cuối cùng ủi 1 phát dồn hết lên gây tai nạn thì làm sao ? . Có cách nào xác định xe cuối cùng lổi chính không ?
 
Hạng B2
3/5/13
381
283
63
Làm gì có BH 2 chiều tự nguyện. Nó là cái gì bác giải thích thử.

Có đó bác, theo quy định bhtnds bắt buộc là phải có. NGoài ra các công ty bảo hiểm có bán luôn hình thức mua bh vật chất xe và bảo hiểm tnds tự nguyện (mức trách nhiệm bồi thường cao hơn mức bhtnds bắt buộc) và nếu bác mua đủ cả 2 hình thức này thì người ta hay gọi là bh 2 chiều tự nguyện.
 
Hạng C
20/7/08
550
139
43
Bác đừng nên lẫn lộn 2 thành 1. Dù bác có mua kiểu gì, cũng nên phân làm 2 loại:
1. BH vật chất: chỉ BH cho chính chiếc xe của mình. Không liên quan tới xe khác.
2. BH TNDS: bảo hiểm cho bên thứ 2 khi tai nạn xảy ra.
 
Hạng B2
3/5/13
381
283
63
Nếu trường hợp này , xe số 2,3 đều giử khoảng cách an toàn ok , xe cuối cùng ủi 1 phát dồn hết lên gây tai nạn thì làm sao ? . Có cách nào xác định xe cuối cùng lổi chính không ?

cái này là một tình huống vỡ lòng trong việc huấn luyện nghiệp vụ bảo hiểm của các cty bảo hiểm, nó gọi là tìm "nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố bảo hiểm". Về logic thì sẽ là tuần tự là như thế này.

Tính toán mức độ thiệt hại của từng xe. Sau đó cty bảo hiểm của xe cuối cùng phải bồi thường cho xe số 2, cty bảo hiểm của xe số 2 phải bồi thường cho xe đầu tiên. Đây là số tiền bồi thường bảo hiểm thân xe. Nhưng trong bảo hiểm có quy tắc gọi là "thế quyền" nên cty bảo hiểm của xe số 1 & xe số 2 sau đó sẽ yêu cầu cty bảo hiểm của xe số 3 phải bồi thường lại số tiền này cho họ, và phần này được tính trong phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cuối cùng (trực tiếp gây ra tai nạn). Tuy nhiên làm theo logic này thì hơi phức tạp và lòng vòng nên nếu không phải là tai nạn nghiêm trọng thì sau khi đã có kết luận bên gây lỗi trong tai nạn (xe cuối cùng) thì cả 3 cty bảo hiểm sẽ cùng ngồi lại và thống nhất ông cty bảo hiểm của xe cuối cùng sẽ đền luôn chi phí cho xe số 1 & số 2. Ngoài ra họ cũng tính đến trường hợp tổng số tiền bồi thường vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm TNDS của xe cuối cùng, thì khi đó cũng phải lôi luôn ông chủ xe gây tai nạn ra làm cam kết bồi thường số tiền vượt mức nữa.

Bảo hiểm TNDS bắt buộc ở VN mình thấp lắm, nên nếu là xe cty thì thường người ta sẽ mua thêm phần bảo hiểm TNDS tự nguyện nữa (mức phổ biến là 200tr) để back up cho những trường hợp gây tai nạn liên hoàn. Nhưng nếu chủ xe là cá nhân thì thường người ta phớt lờ chuyện này để tiết kiệm tiền.