
Huawei sẽ làm pin xe điện thể rắn, tầm hoạt động tới 3.000 km, sạc đầy chỉ trong 5 phút
[B]Huawei công bố công nghệ pin thể rắn mới có mật độ năng lượng cực cao, đem đến tầm hoạt động 3.000 sau mỗi lần sạc. Nó cũng có khả năng sạc đầy chỉ trong 5 phút nếu hạ tầng đáp ứng.[/B] [ATTACH type="full" alt="crop_1280_720_1750451980-1750427344.huawei.patentoval.bateriu.s.dojazdom.3000.km.a.nabijanim.z...jpg"]3330840[/ATTACH] Huawei đang cho thấy tham vọng lớn trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng tiên tiến khi công bố công nghệ pin thể rắn mới, sử dụng điện cực sunfua pha tạp nitơ. Công nghệ này cho phép xe điện cỡ trung đạt [B]phạm vi di chuyển tối đa 3.000 km sau mỗi lần sạc đầy và chỉ mất 5 phút để sạc đầy[/B]. Đây là bước tiến quan trọng của tập đoàn công nghệ Trung Quốc trong cuộc đua toàn cầu về pin thể rắn, một trong những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi ngành ô tô điện trong tương lai gần. Theo tài liệu sáng chế mà Huawei nộp trong năm 2025, cấu trúc pin mới có[B] mật độ năng lượng từ 400–500 Wh/kg, cao gấp 2–3 lần so với các cell lithium-ion[/B] thông thường. Đáng chú ý, để cải thiện độ ổn định điện hóa, vốn là thách thức lớn trong việc thương mại hóa pin sunfua, Huawei đã áp dụng kỹ thuật pha tạp nitơ vào chất điện giải sunfua nhằm giảm thiểu phản ứng phụ tại điểm tiếp xúc với lithium, giúp tăng độ an toàn và kéo dài tuổi thọ pin. [ATTACH type="full" alt="8769246_Huawei_Solid_Battery.webp"]3330841[/ATTACH] Về lý thuyết, công nghệ này giúp một mẫu sedan điện cỡ trung có thể chạy tới 3.000 km sau mỗi lần sạc. Tuy nhiên, con số này được tính theo chu trình CLTC (tiêu chuẩn kiểm tra tại Trung Quốc) tương đương khoảng 2.460 km theo WLTP và 2.100 km theo chuẩn EPA. Dù các con số thực tế có thể thấp hơn, đây vẫn là bước tiến đáng kể trong bối cảnh nhiều mẫu xe điện hiện nay chỉ đạt phạm vi dưới 600 km. Ngoài ra, việc sạc đầy pin trong 5 phút nếu khả thi về mặt hạ tầng có thể triệt tiêu hoàn toàn "nỗi lo sạc pin" mà người dùng xe điện thường gặp. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng công nghệ sạc siêu nhanh như vậy đòi hỏi cơ sở hạ tầng đặc biệt, hiện chưa phổ biến ngoài quy mô phòng thí nghiệm. Không trực tiếp sản xuất pin, nhưng Huawei đang mở rộng vai trò trong chuỗi giá trị bằng cách tập trung vào vật liệu đầu vào. Trước đó, hãng cũng đã nộp bằng sáng chế liên quan đến quy trình tổng hợp chất điện giải sunfua, loại vật liệu có độ dẫn điện cao nhưng chi phí đắt đỏ, đôi khi còn cao hơn cả giá vàng. [ATTACH type="full" alt="huaweis-3-000km-solid-state-battery-patent-with-5-minute-v0-lI31zf8ymjt4wVVqgiuEz8hxgoWUdHmWF...webp"]3330844[/ATTACH] Huawei không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều tập đoàn công nghệ và ô tô Trung Quốc như Xiaomi, Nio, Geely đang ráo riết nghiên cứu công nghệ pin thể rắn nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp lớn như CATL hay BYD. Với chi phí pin chiếm đến hơn 50% giá trị xe điện, việc tự chủ công nghệ sẽ giúp các hãng tối ưu chi phí và kiểm soát chất lượng tốt hơn. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô truyền thống như Toyota, Panasonic hay Samsung đã đầu tư hàng thập kỷ vào lĩnh vực pin thể rắn. Toyota, chẳng hạn, từng giới thiệu nguyên mẫu pin có phạm vi 1.200 km và thời gian sạc 10 phút, đặt mục tiêu thương mại hóa vào khoảng năm 2027. Dù vậy, Trung Quốc đang dần vượt lên. Chỉ riêng trong năm 2024, các doanh nghiệp nước này đã nộp hơn [B]7.600 bằng sáng chế liên quan đến pin thể rắn, chiếm gần 37% tổng số toàn cầu.[/B] Một số công ty Trung Quốc thậm chí đã bước vào giai đoạn sản xuất thử nghiệm. CATL đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất pin thể rắn lai (hybrid solid-state) vào năm 2027. Công ty Going High-Tech đã đưa mẫu pin “Jinshi” (350 Wh/kg, 800 Wh/L) vào sản xuất quy mô nhỏ. WeLion cũng đang sản xuất cell pin thể rắn 50 Ah với chứng nhận quốc gia. [ATTACH type="full" alt="6c98b5bdly1hvzxkbt71qj21900u0q6yx.webp"]3330845[/ATTACH] Tuy nhiên, con đường thương mại hóa vẫn còn nhiều rào cản. Các chất điện giải thể rắn nhìn chung có độ dẫn ion thấp hơn so với chất lỏng, và điện trở bề mặt tiếp xúc giữa các lớp vẫn là thách thức kỹ thuật lớn. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cao, dao động từ 8.000 đến 10.000 NDT/kWh (khoảng 1.100–1.400 USD), khiến công nghệ này chưa thể phổ cập trong ngắn hạn. Dù vậy, bước đi của Huawei được xem là tín hiệu tích cực thúc đẩy ngành công nghiệp pin thể rắn tiến gần hơn tới thực tế. Nếu các đột phá công nghệ này có thể được sản xuất hàng loạt, ngành ô tô điện sẽ bước sang một trang mới với thời gian sạc siêu nhanh, phạm vi hoạt động dài và giá thành hợp lý hơn. >>> Xem thêm: [LIST] [*][URL='https://www.otosaigon.com/threads/suv-dien-xiaomi-yu7-ra-mat-3-bien-the-manh-gan-700-ma-luc-tam-hoat-dong-len-den-835-km.10036587/']SUV điện Xiaomi YU7 ra mắt: 3 biến thể, mạnh gần 700 mã lực, tầm hoạt động lên đến 835 km[/URL] [*][URL='https://www.otosaigon.com/threads/bmw-bat-dau-thu-nghiem-pin-xe-dien-the-ran-tren-bmw-i7.10036511/']BMW bắt đầu thử nghiệm pin xe điện thể rắn trên BMW i7[/URL] [*][URL='https://www.otosaigon.com/threads/pin-the-ran-cua-toyota-duoc-cap-phep-san-xuat-sac-day-chi-10-phut-tam-hoat-dong-len-den-1-000-km.10024137/']Pin thể rắn của Toyota được cấp phép sản xuất, sạc đầy chỉ 10 phút, tầm hoạt động lên đến 1.000 km[/URL] [/LIST] [B]Các bác nghĩ sao về tốc độ phát triển công nghệ của Trung Quốc?[/B]