Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Ai cũng là con người. Ai chạy xe lịch sự thì phần "người" lớn hơn phần "con". Ai giành đường lấn làn thì phần "con" lớn hơn phần "người".
 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Mấy thằng ngu giờ mua 4b nhiều quá. Nên ra đường em luôn cảm thấy mất an toàn. Đi 4b mà tư duy như 2b. Hễ xe 4b phía trước hơi đứng lại chút là tìm cách lách vô phải để qua liền. Tư duy như chạy xe máy vẫn còn hằn sâu trong não mấy thằng ngu này.
 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Làn phải rộng, thông thoáng thì đi vô cũng được. Làn phải hẹp, xe đông, hoặc giờ cao điểm thì đừng làm cái trò ngu xuẩn.
2b thì chỉ cần phía trước rộng vài tấc là cả đoàn xe vẫn lưu thông bình thường.
4b thì cần 1m5-2m mới qua lọt. Nếu đoạn nào xe 4b bên làn trái mà dừng hơi lệch vô bên phải chút, thì 4b đi làn phải sẽ không qua lọt. Lúc đó, 4b chính là cái nút chai làm cho xe bị ùn tắc.
 
Hạng F
7/8/14
8.588
7.342
113
59
Có mấy chuyện các bác đi 4b "quên" khi đi vào làn sát lề, nhất là lúc tắc đường:
1. Khi 2b đông, 4b chen với 2b trong làn đó rất dễ gây tai nạn. Mà tai nạn là 2b có thể chết còn 4b sứt miếng sơn. Nên 2b thấy 4b chen phía sau cảm thấy bị đe doạ tính mạng, còn 4b thì sợ sứt miếng sơn. Nếu giữ khoảng cách an toàn thì không sao nhưng đường đông làm gì có khoảng cách.
2. Làn sát lề thường có 4b, 3b dừng đỗ, ổ gà, nắp cống nên phần còn lại của làn đường 4b khác không qua được mà trở lại làn trái thì không được vì 4b làn trái không cho. Khi đó chiếc 4b như cái nút chai.
3. 2b chạy có nhiều tốc độ khác nhau, 2b có thể vượt nhau dễ dàng trên cùng làn đường. 4b chạy chung với 2b chỉ có thể chạy cùng tốc độ với những chiếc 2b chạy chậm khiến những chiếc 2b chạy nhanh bị cản trở. 2b xin vượt thì 4b lờ đi không bao giờ nhường. Làn trái thì 4b xếp hàng không chừa bất cứ khe hở nào rồi. Vậy là 2b bị ùn lại và kéo theo phản ứng dây chuyền phía sau.
4. Ở những đường nhiều làn có R.415 khi kẹt xe 4b xếp hàng hết mấy làn dành riêng và làn hỗn hợp. 2b chỉ còn làn sát lề dành cho 2b (mà cũng thường bị 4b chiếm luôn). Gần tới giao lộ chuyển từ 415 về 411, thế là 4b chiếm luôn làn sát lề. 2b muốn chuyển làn để quẹo trái hay quay đầu cũng không có bất cứ khe hở nào, đi thẳng cũng không có đường. Thế là một số sẽ leo lề, một số chen với 4b ở các làn (và bị 4b chửi đủ các kiểu), một số kiên nhẫn xếp hàng hít khói (phần nhiều do mấy chiếc 4b đó xả ra) và bị chửi nu.

Em đi 2b :)
Ai đến trước đi trước, đến sau đi sau, 4b phải xếp hàng thì tại sao 2b không xếp hàng mà phải luồn lách, leo lề, quay đầu?
Còn muốn kg hít khói thì ráng cày kiếm tiền sắm 4b.
Mình cũng đi 2b :rolleyes:
 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
1 vài cái ngu của bọn này (tư duy xe máy khi chạy xe hơi):
- Cố vượt đèn vàng: xe máy vượt đèn vàng qua ngã 4 nhẹ nhàng, 4b vượt đèn vàng đôi khi sẽ nằm giữa giao lộ làm cản đường xe hướng vuông góc. Đôi lúc chính thằng ngu này mà kẹt xe hàng giờ.
- Đèn xanh còn vài giây, giao lộ đang đông, vẫn cố đi vô: xe máy đi vô, có thể thoát, xe hơi thì thôi. Lại trở thành vật cản.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
6/5/11
375
30
28
...nhưng trong luật có nói rõ: phương tiện nào đi chậm thì di chuyển trên làn bên phải. Điều này cũng áp dụng cho đường cao tốc mà chả mấy anh nào biết.
[/QUOTE]
Em không cùng ý kiến với bác khoản này. "làn bên phải" khác với "đi về bên phải" nha bác.
 
  • Like
Reactions: Honda 67
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
- Nối đuôi nhau sát rạt tại ngã 3: nếu đoàn xe bị kẹt, hoặc dừng chờ đèn đỏ, thì nên né giao lộ ra chút để ai quẹo vô ngã 3 thì quẹo. Cái này gọi là chặn giao lộ. Tư duy ngu xuẩn: ông không đi được thì chúng bay cũng đừng hòng.
 
Hạng D
20/9/16
1.977
2.784
113
Ai đến trước đi trước, đến sau đi sau, 4b phải xếp hàng thì tại sao 2b không xếp hàng mà phải luồn lách, leo lề, quay đầu?
Còn muốn kg hít khói thì ráng cày kiếm tiền sắm 4b.
Mình cũng đi 2b :rolleyes:
chuẩn luôn, đếo có văn hoá xếp hàng mà đi chửi người khác.
 
Hạng D
20/9/16
1.977
2.784
113
Làn phải rộng, thông thoáng thì đi vô cũng được. Làn phải hẹp, xe đông, hoặc giờ cao điểm thì đừng làm cái trò ngu xuẩn.
2b thì chỉ cần phía trước rộng vài tấc là cả đoàn xe vẫn lưu thông bình thường.
4b thì cần 1m5-2m mới qua lọt. Nếu đoạn nào xe 4b bên làn trái mà dừng hơi lệch vô bên phải chút, thì 4b đi làn phải sẽ không qua lọt. Lúc đó, 4b chính là cái nút chai làm cho xe bị ùn tắc.
chính cái thói bạ đâu chen đó, điền vào chỗ trống, đéo có văn hoá xếp hàng như cái lũ 2B mới gây ra kẹt xe đó, ở đó mà 4B.
 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Ví dụ: 1 bầy thú giữa lòng thành phố. Chắc hẳn ai cũng đã từng chứng kiến hoặc cũng từng làm thú.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20170620/xu-nghiem-kieu-lai-xe-chan-giao-lo/1334496.html
Xử nghiêm kiểu lái xe chặn giao lộ

20/06/2017 09:53 GMT+7
TTO - 'Tại các nước phát triển, người lái xe có hành vi chặn giao lộ có thể bị phạt tới 500 USD. Còn ở VN, việc chặn giao lộ chưa được coi là vi phạm và đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ùn tắc giao thông'.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
dc0ee9af.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Kiểu lái xe nối đuôi nhau tại các ngã tư dễ dẫn đến tình trạng chặn giao lộ (ảnh chụp khi đèn đỏ tại giao lộ Điện Biên Phủ - Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) - Ảnh: Đ.T.KIÊN{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trên đây là ý kiến của TS ĐOÀN TRUNG KIÊN - Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông - đô thị TP.HCM. Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ xin giới thiệu bài viết này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:1|cellspacing:4]
{tbody}
{tr}
{td}“Việc thực hiện triệt để các biện pháp loại trừ hành vi chặn giao lộ sẽ giúp tăng cường hiệu quả và an toàn giao thông, giảm nguy cơ ùn tắc nghiêm trọng tại giao lộ, đồng thời góp phần cải thiện văn hóa giao thông tại Việt Nam{/td}
{/tr}
{tr}
{td}TS Đoàn Trung Kiên{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người lái xe tại các TP lớn ở VN chắc hẳn không ít lần gặp tình huống không thể đi qua giao lộ khi đèn xanh vì nhiều xe đang chặn phía trước. Các xe này dừng ngay tại giao lộ khi đèn đỏ do không thể tiếp tục di chuyển và gây cản trở cho các xe theo hướng khác khi họ được quyền đi qua giao lộ. Đó là hành vi chặn giao lộ.
Nguyên nhân của ùn tắc giao thông
[xtable=bright|border:0|cellpadding:1|cellspacing:4]
{tbody}
{tr}
{td}
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
1-1497921824.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}TS Đoàn Trung Kiên - Ảnh: NVCC{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hành vi chặn giao lộ tạo ra sự không công bằng cho những người tham gia giao thông bị cản trở - họ đã phải đợi đèn đỏ, nhưng khi đèn xanh thì không thể đi qua giao lộ.
Điều này dễ dẫn đến tâm lý ức chế khiến dòng xe bị chặn cố chen vào giao lộ vốn đang ùn tắc để giành lại quyền di chuyển, gây rối loạn giao thông tại giao lộ.
Phần lớn các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM thường bắt nguồn từ các giao lộ và liên quan tới hành vi chặn giao lộ.
Nguyên nhân là trong đô thị, giao lộ là nơi mà khả năng lưu thông của phương tiện giao thông thấp nhất do xung đột giữa các dòng giao thông hoặc do đèn tín hiệu.
Nếu hành vi chặn giao lộ xảy ra, khả năng thông hành sẽ giảm xuống, làm tăng mức độ ùn tắc giao thông. Nghiêm trọng hơn, giao lộ có thể bị chặn hoàn toàn, gây tắc nghẽn giao thông.
Tại các nút giao phức tạp, người tham gia giao thông chỉ cần thiếu ý thức một chút là có thể tự đưa nhau vào cảnh “hai con dê qua cầu” để rồi cùng chặn giao lộ, làm ảnh hưởng tới chính mình và rất nhiều người khác. Người đi xe đạp và người đi bộ sang đường cũng là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi hành vi chặn giao lộ.
Chỉ biết đến mình
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi chặn giao lộ là từ ý thức của người đi đường: chỉ quan tâm tới lợi ích bản thân, cố đi vào giao lộ dù thấy phía trước không thể di chuyển được, thậm chí vượt đèn đỏ, trở thành vật cản đối với phương tiện và người đi bộ theo hướng khác.
Tại các giao lộ không có đèn tín hiệu, nhiều người không tuân thủ biển báo “dừng lại” và thường không nhường nhau.
Thứ hai, do chưa có luật và quy định nghiêm cấm hành vi chặn nút giao, dẫn đến việc người tham gia giao thông không quan tâm tới hành vi gây cản trở người khác. Ngoài ra, cảnh sát giao thông cũng không thể xử phạt các phương tiện chặn nút giao do vấn đề pháp lý hiện tại. Theo luật hiện hành, người lái xe được phép đi vào giao lộ khi đèn xanh mặc dù họ không thể thoát khỏi giao lộ khi đèn chuyển sang đỏ và trở thành vật cản chặn giao lộ.
Mặt khác, trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, vạch sơn 4.4 (vạch kẻ kiểu mắt võng) được sử dụng để báo cho người tham gia giao thông không được dừng xe trong phạm vi mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. Vạch sơn này rất cần thiết và có thể được sử dụng ở các giao lộ nhỏ. Tuy nhiên, nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt hiện hành lại không quy định xử phạt đối với trường hợp dừng xe trên vạch mắt võng này.
Nguyên nhân thứ ba là do số lượng xe cá nhân đang tăng quá nhanh, khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên, làm tăng áp lực đối với người tham gia giao thông, gây ảnh hưởng không tốt tới hành vi của họ.
Giải pháp đề xuất
Trên thế giới, rất nhiều TP đã có luật cấm xe chặn giao lộ, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Các lái xe bị cản trở thường bấm còi phản đối người chặn giao lộ. Người đi bộ hay đi xe đạp cũng bày tỏ thái độ phản đối người có hành vi chặn giao lộ.
Đã đến lúc Việt Nam cần loại trừ hành vi chặn giao lộ bằng các biện pháp sau:
- Trước hết, cần khẳng định với người tham gia giao thông nguyên tắc chung là không phương tiện giao thông nào (ngoại trừ các xe ưu tiên như xe cấp cứu, xe cứu hỏa...) được gây cản trở cho các phương tiện khác đang thực hiện quyền lưu thông của mình tại giao lộ. Khi đèn xanh, phương tiện giao thông chỉ được phép đi vào giao lộ khi đảm bảo có thể thoát khỏi giao lộ trước khi đèn chuyển sang đỏ.
Nếu phía bên kia giao lộ đang quá đông, người tham gia giao thông phải dừng phía trước giao lộ, và chỉ được phép đi vào giao lộ khi đèn vẫn còn xanh và bên kia giao lộ đã có khoảng trống đảm bảo phương tiện có thể đi ra khỏi giao lộ.
- Thứ hai là xây dựng các chế tài xử lý vi phạm chặn giao lộ (sửa đổi bổ sung Luật giao thông đường bộ và nghị định quy định xử phạt, ban hành các quy định riêng của TP về nghiêm cấm chặn giao lộ). Cần thực hiện phạt nặng đối với tất cả người lái xe chưa thoát khỏi giao lộ khi đèn chuyển sang đỏ (có thể thông qua cả hình thức phạt trực tiếp hoặc phạt nguội qua camera giao thông).
- Cuối cùng, cần tuyên truyền để người dân hiểu nghĩa vụ không được chặn giao lộ và thực hiện quyền phản đối người chặn giao lộ.