Vâng, cải Mèo ngon bởi vì nó được canh tác ở những nơi thế này:
Rượu Lũng Phìn, mua ở hàng thắng cố này (ông Minh):
Còn mật ong bạc hà, có bán ở ngay điểm bán vé vào thăm dinh vua Mèo:
Dừng ở miền cao nguyên đá thế thôi, mời các bác lên xe đi tiếp sang phía Tây nhé!

Rượu Lũng Phìn, mua ở hàng thắng cố này (ông Minh):

Còn mật ong bạc hà, có bán ở ngay điểm bán vé vào thăm dinh vua Mèo:

Dừng ở miền cao nguyên đá thế thôi, mời các bác lên xe đi tiếp sang phía Tây nhé!
Last edited by a moderator:
Buổi sáng ngày thứ 5 của hành trình, từ TP Hà Giang, đoàn ngược trở ra theo hướng về Tuyên Quang, tới ngã ba Tân Quang làm ngụm trà nóng rồi vượt 60km đường đèo lên Hoàng Su Phì. Mục tiêu của ngày là thị trấn Bắc Hà (Lào Cai). Từ khi còn ngồi "bóng bàn" hành trình với nhau ở Hà Nội, chúng tôi đã dự tính chặng ngày này sẽ là đoạn vất vả nhất của hành trình.
Chẳng phải thánh thần gì, nhưng nói cũng thiêng ghê cơ!
Nhưng khởi đầu thường rất dịu êm, như những dòng thác sóng sánh ngay bên đường chúng tôi đi Hoàng Su Phì:
Và còn thảnh thơi lắm
Pha thêm một chút gia vị sến (chụp bằng điện thoại LG P880)
Từ Hoàng Su Phì sang Xín Mần trước khi vào địa phận Lào Cai, chúng tôi lại được dịp đi dọc một con sông khác: sông Chảy. Nếu thời gian rủng rỉnh như những chuyến đi khác, thể nào chúng tôi cũng chạy béng 25km lên cửa khẩu Xín Mần chơi. Cửa khẩu bên Tàu nhộn nhịp, nhưng bên ta thì buồn, nhưng cái chính là ở 25km đường kia, cảnh rất đẹp: có những đoạn cho view mênh mông, lại có những chỗ như vùng bình nguyên.
Nhưng vì lúc đó đã là gần cuối giờ chiều, nên đoàn tiến thẳng vào thị trấn Cốc Pài (huyện lị Xín Mần). Vượt sông nào:
Hơn 5h chiều chúng tôi mới đặt chân tới trung tâm thị trấn Cốc Pài. Thời còn rửng mỡ rong chơi, chúng tôi qua đây, còn kéo nhau đi xem bãi đá cổ Nấm Dẩn với nhiều hình vẽ kỳ lạ trên các phiến đá, nhưng lần này thì chịu rồi. Trời mùa đông mau tối hơn bình thường, và trong lúc dừng nghỉ chân ở Cốc Pài, đã có những tiếng nhỏ to can ngăn rằng không nên đi xe này sang Bắc Hà.
Chúng tôi đã dự tính, và biết trước tính chất off-road "mini" của chặng này, nhưng lại quên mất rằng mình đang đi giữa mùa đông miền núi, nên không thể thiếu một đặc sản: sương mù...
Chẳng phải thánh thần gì, nhưng nói cũng thiêng ghê cơ!
Nhưng khởi đầu thường rất dịu êm, như những dòng thác sóng sánh ngay bên đường chúng tôi đi Hoàng Su Phì:

Và còn thảnh thơi lắm

Pha thêm một chút gia vị sến (chụp bằng điện thoại LG P880)

Từ Hoàng Su Phì sang Xín Mần trước khi vào địa phận Lào Cai, chúng tôi lại được dịp đi dọc một con sông khác: sông Chảy. Nếu thời gian rủng rỉnh như những chuyến đi khác, thể nào chúng tôi cũng chạy béng 25km lên cửa khẩu Xín Mần chơi. Cửa khẩu bên Tàu nhộn nhịp, nhưng bên ta thì buồn, nhưng cái chính là ở 25km đường kia, cảnh rất đẹp: có những đoạn cho view mênh mông, lại có những chỗ như vùng bình nguyên.
Nhưng vì lúc đó đã là gần cuối giờ chiều, nên đoàn tiến thẳng vào thị trấn Cốc Pài (huyện lị Xín Mần). Vượt sông nào:

Hơn 5h chiều chúng tôi mới đặt chân tới trung tâm thị trấn Cốc Pài. Thời còn rửng mỡ rong chơi, chúng tôi qua đây, còn kéo nhau đi xem bãi đá cổ Nấm Dẩn với nhiều hình vẽ kỳ lạ trên các phiến đá, nhưng lần này thì chịu rồi. Trời mùa đông mau tối hơn bình thường, và trong lúc dừng nghỉ chân ở Cốc Pài, đã có những tiếng nhỏ to can ngăn rằng không nên đi xe này sang Bắc Hà.
Chúng tôi đã dự tính, và biết trước tính chất off-road "mini" của chặng này, nhưng lại quên mất rằng mình đang đi giữa mùa đông miền núi, nên không thể thiếu một đặc sản: sương mù...
Nếu không biết đường, hoặc đã từng qua nhưng không nhớ lắm, thì có nên đi trong đêm từ Xín Mần sang Bắc Hà không?
Chắc là không, vì hầu hết đám chúng tôi đều đã đi cung này, nhưng trong một đêm sương mù và tình trạng đường đang thi công như thế (đặc biệt vắng người), khả năng lạc vào những chỗ không rút được bánh xe ra là rất cao.
Định vị bằng Google Maps trên chiếc điện thoại LG P880 cũng chỉ dẫn hướng cho chúng tôi, chứ không thể chỉ chính xác ngã ba này nên rẽ trái, ngã ba kia nên rẽ phải,...
Dù rằng ở đoạn đầu, có thể "làm hàng" một phát thế này:
Để rồi chẳng bao lâu sau dò dẫm thế này:
Hai xe, trọng lượng hơn nhiều mức 2 tấn (bao gồm người và hành trang của 20 ngày sống + làm việc) trên con đường nhiều sống trâu, rãnh, đá "mọc" từ dưới đất lên, hố được phủ bằng bụi cây, trong đêm sương mù khiến có gã ôm vô lăng mà miệng cứ lảm nhảm "giá mà có Jeep Cherokee của mình ở đây". Nếu như xe có đèn sương mù, và độ cao gầm nâng lên chút nữa, thì chúng tôi không phải rón rén như đi trộm như vậy.
P/S: Có lẽ lần sau qua đây chúng ta cần trang bị tốt hơn, vì nhìn lại ảnh mới nhớ ra, đường ta đi sẽ qua thôn này:
Chắc là không, vì hầu hết đám chúng tôi đều đã đi cung này, nhưng trong một đêm sương mù và tình trạng đường đang thi công như thế (đặc biệt vắng người), khả năng lạc vào những chỗ không rút được bánh xe ra là rất cao.
Định vị bằng Google Maps trên chiếc điện thoại LG P880 cũng chỉ dẫn hướng cho chúng tôi, chứ không thể chỉ chính xác ngã ba này nên rẽ trái, ngã ba kia nên rẽ phải,...
Dù rằng ở đoạn đầu, có thể "làm hàng" một phát thế này:

Để rồi chẳng bao lâu sau dò dẫm thế này:

Hai xe, trọng lượng hơn nhiều mức 2 tấn (bao gồm người và hành trang của 20 ngày sống + làm việc) trên con đường nhiều sống trâu, rãnh, đá "mọc" từ dưới đất lên, hố được phủ bằng bụi cây, trong đêm sương mù khiến có gã ôm vô lăng mà miệng cứ lảm nhảm "giá mà có Jeep Cherokee của mình ở đây". Nếu như xe có đèn sương mù, và độ cao gầm nâng lên chút nữa, thì chúng tôi không phải rón rén như đi trộm như vậy.
P/S: Có lẽ lần sau qua đây chúng ta cần trang bị tốt hơn, vì nhìn lại ảnh mới nhớ ra, đường ta đi sẽ qua thôn này:

Đây là PR của Mer GLK mới đây mà, nhưng mà nếu là PR chính thống của Mer thì có vẻ thiếu hẳn phần chụp trong khoang lái, các cung đường, lồng ghép vào đó là "show" những tính năng ưu việt của em này. So sánh phiên bản mới với phiên bản cũ. Hình chụp close-up các chi tiết của Mer mới. Như vậy thì xem mới thích.....phượt + đam mê