QuangCruze nói:
F1racer nói:
@ quangcruze: Link đó nằm trong box FFC, bác phải đăng nhập mới vào được ạ.
Đồng ý với bác là khám phá thiên nhiên hoang dã phải có tí mạo hiểm mới thú vị được, mấy khu du lịch thì không có được cảm giác này.
Bác xem lại link sẽ thấy rõ cần chuẩn bị những gì nhé.
Cần thông tin để chuẩn bị cũng như kinh nghiệm đi rừng, liên hệ anh em kiểm lâm để hướng dẫn, bác có thể alo em để trao đổi.
Chúc bác có chuyến đi thú vị.
muốn kiểm lâm dẫn đi thì phải nhờ hay bồi dưỡng gì không bác? nhưng mà em ko thich đi chung với kiểm lâm, thích tự nhóm đi cho thoải mái ạ, chứ có kiểm lâm theo thì mất tự nhiên! hihi
Có kiểm lâm đi thì an toàn hơn bác ạ, không bất tiện gì cho sự thỏa mái đâu vì cũng chỉ đi tham quan, ngắm cảnh. Chi phí bồi dưỡng cũng ít. chỉ tầm khoảng 300k/ngày. Một người dẫn đường là đủ.
Cần thiết phải có kiểm lâm hay người dẫn đường để tránh lạc và tới đươc đúng nơi cần đến.
Đánh giá về đa dạng sinh học và mức độ nguyên sinh thì Thác mai chỉ 3/10 so với Mã đà. Khu vực Mã Đà vẩn còn hệ động thực vật phong phú do ít người đặt chân đến cũng như mức độ bảo tồn, đầu tư. Thỉnh thoảng đi ban đêm vẫn còn thấy chồn, sóc, gà rừng, hoẵng và heo rừng .... dấu chân heo rừng và hoẵng còn rất nhiều ở khu vực này trên khắp đường đi. Vào mùa mưa thì có thể thấy những dấu vết của thú để lại như đào bới đất, anh em đi rừng có kinh nghiệm còn thấy được mùi đặc trưng của heo rừng xung quanh khu vực tham quan.
Hệ sinh thái thì đa dạng với nhiều loại cây. Đặc biệt chuyến vừa rồi em và bác Phùng Mỹ Trung ( nhà sinh vật học nổi tiếng của VN) vừa phát hiện ra loại Thông tre, một loài đặc hữu được cho là chỉ phân bổ ở vùng núi có độ cao > 800m so với mực nước biển. Đang cho làm phân tích mẫu ADN, nếu đúng thì các sách nghiên cứu về khoa học sẽ cần hiệu chỉnh lại

/ Ngoài ra một số loài lưỡng cư, bò sát mới có tên trong sách đỏ cũng có mặt tai khu vực này.
Một số điều cần thiết cho du lịch dã ngoại khám phá:
1. Cần có sức khỏe và ý chí cao.
2. Áo mưa và các vật dụng cần thiết được chuẩn bị càng gọn nhẹ càng tốt. Tầm di chuyển từ 8h đêm đến 5h sáng là hợp lý nếu muốn quan sát hệ động vật. Tầm di chuyển khoảng 20km vì vậy một ba lô nặng khoảng 7kg có thể là một cực hình nếu phải đeo suốt hành trình. Mỗi người nên đem theo nước vừa đủ dùng và hạn chế uống đầy bụng. Không uống nước suối, ao tù vì có thể nhiễm khuẩn.
2. Các loại thuốc chống vắt, khu vực rừng già hay tre nứa nhiều vào mùa mưa đều có vắt, đỉa chỉ tồn tại trong các đầm lầy. Hai loài sinh vật này được xem như loài chỉ định môi trường, ở đâu có nhiều vắt đồng nghĩa với sự da dạng sinh học và hệt động vật còn tốt.
3. Trang phục gọn nhẹ, giày ba ta đế bằng hay giày bộ đội là tốt nhất. Ủng đi mùa mưa hay lội rừng giống như 2 quả tạ đeo chân nên không di chuyển đươc và có thể gây phỏng rộp chân.
4. Cần phòng chống thú dữ bằng việc phát ra tiếng động, tránh bỏ chạy nếu gặp thú rừng mà nên bình tĩnh đứng yên và lùi dần. Hạn chế chui vào bụi rậm khi chưa xác định được có rắn hay loài bò sát nào trong đó. Chổ ẩn nấp mà mọi người nghĩ an toàn như hang động, gốc cây khi trời mưa cũng là nơi ẩn nấp được các loài động vật chọn ...vì vậy đừng tranh giành lãnh địa với chúng mà có chiến tranh, cần lưu ý trước khi làm việc gì

.
5. Cần thiết có la bàn, dao cá nhân để tự tồn tại. Dao nhọn là cần thiết cho đi rừng.
6. Cuối cùng, trường hợp bị lạc đường trong rừng thì nên đứng tại chỗ. Càng đi càng mất phương hướng và đi xa hơn. Đứng yên một chỗ thì nhất định sẽ có người tìm kiếm cứu hộ và thuận tiện hơn cho cứu hộ. Ban đêm trong rừng thì hoàn toàn tối do bóng cây nên không thể định hướng nếu lạc đường. Một số người nói tìm đường được trong rừng và định hướng theo em là nói ...xạo
Các bác có thể tự tìm hiểu thêm về du lịch dã ngoại. Kinh nghiệm trên chỉ là rút kết của cá nhân em nên có thể chưa chính xác, các bác đừng ném đá
