Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
20/11/12
17
0
0
DU LỊCH QUỐC TẾ HOÀNG GIA
2A Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1
Phone : 0839110030 - 0918723009
Web : dulichhoanggia.com.vn

Xuất hiện trong những ngày đầu mở đất phương Nam, bánh xèo là món ăn dân gian rất nổi tiếng. Những ai đã một lần ăn loại bánh này chắc hẳn không thể nào quên hương vị đậm đà đầy chất dân dã của nó. Cũng tương tự như cách đặt tên bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh lá dừa…, xuất phát từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.

Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột thật mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn. Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn nhưng đặc trưng nhất và ngon nhất vẫn là những chất liệu tìm được trên đồng (tép, bông điên điển, rau vườn…) Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung… Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau núi rất độc đáo.

Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng ngũ giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của nó.
Với người phương Nam, bánh xèo cũng có ý nghĩa thiêng liêng không kém bánh tét. Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
ái tên gọi "bánh xèo" cũng làm người ta nghĩ suy "có phải rằng tiếng xèo xèo khi đổ làm nên tên gọi của chiếc bánh". Chiếc bánh ở từng vùng cũng khác nhau về kích cỡ và cách làm nhân: bánh xèo Huế, bánh xèo Phan Thiết thường nhỏ nhưng bánh xèo Nam Bộ lại khác hẳn, to và nhiều nhân. Nhất là ai đã về miền Tây Nam Bộ thưởng thức chiếc bánh xèo giòn rụm với đủ loại rau chắc khó thể nào quên.

Bánh xèo Nam Bộ thường thì mùa nào thức nấy, ngày thường bà nội trợ hay dùng giá hoặc củ sắn thái sợi cùng thịt ba chỉ, tép bạc làm nhân. Đến mùa mưa măng mọc, nấm mối rộ trong vườn, bánh xèo được thay nhân mới bằng măng tươi thái sợi, nấm mối xào ngon tuyệt cú mèo, đến mùa nước lên điên điển đơm bông, nhân bánh lại rực một màu vàng. Ngày nay trong các nhà hàng sang trọng bánh xèo được sáng tạo nên nhiều loại nhân khác nhau: nấm kim châm, hải sản, phi lê gà...cũng hấp dẫn không kém. Với chiếc bánh xèo đầy màu sắc lẫn mùi vị đó khi ăn lại được cuốn trong các loại rau xanh và chấm với nước mắm chua ngọt, trong có để cà rốt và củ cải trắng ngâm giấm. Rau xanh đủ loại, đủ thành phần từ trong vườn, dưới ruộng và cả ven sông: quế nước, đọt sọp, đọt lụa, lá cách, lá điều, đọt xoài, đọt cóc, đinh lăng, sao nhái, sà lách, cải bẹ xanh, các loại rau thơm: tía tô, quế, húng lũi, húng cây...


Có nhiều du khách nước ngoài khi thưởng thức món bánh xèo lại ngân nga: đây là pizza của Việt Nam, một loại pizza ăn không ngán lại tốt cho sức khỏe vì có nhiều rau ăn kèm. Với người miền Tây ẩn trong chiếc bánh xèo còn có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Đó là tình mẹ ấm áp dành cho những đứa con, là tình chồng vợ êm đềm hạnh phúc. Mẹ thường hiểu đứa con nào thích ăn nhân gì, cha những đứa con mình thích nhân gì. Rồi những ngày rảnh rỗi, cả nhà quây quần bên bếp lửa, mẹ ngồi đổ bánh, cha con quay quần thưởng thức chiếc bánh xèo mẹ vừa đổ giòn tan trong một không khí gia đình ấm cúng. Vì những lẽ đó mà hàng trăm năm qua nó vẫn tồn tại, vẫn mang đến cho người ăn cảm giác thích thú mặc dù công đoạn làm nên chiếc bánh cầu kỳ, công phu vô cùng.
 
Status
Không mở trả lời sau này.