Tập Lái
19/4/09
23
0
0
quocminhtu nói:
hmq nói:
quocminhtu nói:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ 11. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó. 16. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Theo như điều 3 luật gtdb thì : - Hẻm là đường gom ( mục 16 ) - Mục 1 nói : đường bộ gồm đường ( đường ở đây sẽ bao gồm đường chính , đường nhánh , đường cao tốc , đường gom , .... ) - Mục 11 có giải thích đường giao nhau Vậy đường giao nhau là nơi 2 hay nhiều đường bộ gặp nhau..... mà theo mục 1 giải thích đường bộ gồm đường ( đường gom , đường chính ..... ) , cho nên ai nói hẻm không phải là đường bộ là sai ( đọc kỹ mục 16 sẽ hiểu ). Nếu ngay đầu hẻm không có bảng cấm thì bác chủ đúng .

Bác trích dẫn khá cụ thể nhưng vẫn chưa kết nối chặt chẽ về việc hẻm được xem là "đường" trong các quy định về luật giao thông. Khi em đề cập về hẻm là em nói về việc đường không có tên thì không được xem là "đường" để áp dụng các quy tắc về giao thông đường bộ thông thường cho nơi giao nhau, giao lộ. Bác có thể thấy thực tế là nếu không có tên đường, bảng tên đường thì tại chỗ giao nhau không bao giờ có bảng báo giao thông lặp lại, không có đèn tín hiệu giao thông, ... vì đơn giản là các Sở GTCC không xem đó là các giao lộ, đường giao nhau vì không đủ điều kiện hai hoặc nhiều đường gặp nhau. Và nếu đường giao với một hẻm dân sinh, hẻm đi bộ (thông hành địa dịch chẳng hạn) mà cũng tính là giao lộ thì cả thành phố sẽ có một rừng biển báo mới đủ.
Để mình trích dẫn lại xem có thuyết phục được bác không nhe :


16. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu ......., dân cư vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
- Tên gọi Hẻm ( miền nam ) , Ngõ ( miền Bắc ) chỉ là tên gọi theo vùng miền ( miền Bắc còn gọi đường là phố nữa đó)
- Đường là để các phương tiện tham gia giao thông , tên đường chỉ mang ý nghĩa về mặt quản lý hành chính ( nếu đường không có tên đường thì bác vẫn lưu thông được , không có luật gtdb nào cấm lưu thông và quy định đường phải có tên đường ) . Còn nếu muốn nói đường có tên đường thì : đường chính tên NTMK , đường gom tên hẻm 306 ( hẻm 306 thỏa mãn mục 16 vì phương tiện lưu thông được và đấu nối vào đường chính nên gọi là đường gom ).
- Chúng ta hoặc sở GTCC hoặc tòa án không được quyền tự xem xét như thế nào là đường giao nhau mà phải theo mục 11 nói :
11. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Như vậy nếu đường gom ( hẻm 306 ) và đường chính ( NTMK ) gặp nhau trên cùng một mặt phẳng thì nó sẽ thỏa mãn quy định của mục 11 , vậy đây là đường giao nhau .


Thì đó - như vậy theo luật thì em nghĩ em không có sai. Các bác công an Phường bắt em cũng không sai, chỉ có điều bên Giao thông công chính tiết kiệm ngân sách cắm thiếu biển thôi. Mà đã cắm thiếu thì là cơ hội để dân "lách" luật - dù lần này em đi đường đó thật, chứ không cố tình dựa vào đó mà "lách"

Luật thì không phải em nắm rõ tường tận chi tiết đến vậy - nhưng trên lộ trình không gặp biển mà vi phạm thì ác cho dân quá, đỡ không nổi.
 
Tập Lái
19/4/09
23
0
0
hmq nói:
Bác có thể thấy thực tế là nếu không có tên đường, bảng tên đường thì tại chỗ giao nhau không bao giờ có bảng báo giao thông lặp lại, không có đèn tín hiệu giao thông, ... vì đơn giản là các Sở GTCC không xem đó là các giao lộ, đường giao nhau vì không đủ điều kiện hai hoặc nhiều đường gặp nhau. Và nếu đường giao với một hẻm dân sinh, hẻm đi bộ (thông hành địa dịch chẳng hạn) mà cũng tính là giao lộ thì cả thành phố sẽ có một rừng biển báo mới đủ.


Cái này thì bác đi để ý, có rất nhiều hẻm mà ở đầu hẻm & chỗ giao với hẻm có gắn biển - như đường Sư Vạn Hạnh có vài hẻm lớn đó, đều gắn biển cấm dừng, cấm xe hơi chiều Tô Hiến Thành -> 3/2 hết. Còn những hẻm quá bé, xe hơi không lọt hoặc hẻm cụt thì em không ý kiên.
 
Hạng D
17/4/06
2.743
787
113
51
Bác chủ chuẩn bị 1,2 mils + giam bằng 30 ngày thôi, luật đâu có quy định lắp biển lặp lại đầu hẻm, nhiều khi giao với đường có tên tuổi họ còn quên cắm biển. Nếu bác đậu xe sai ngày thì sai hoàn toàn rồi.
 
Hạng B1
3/8/13
89
8
0
hẻm này nhà xây sát đường, không có lề đường, người ta bán hàng ăn ngồi đầy hẻm, xe 2B đậu đềy hẻm, xe hơi đi qua vào buổi chiều còn bị kẹt cứng, chính thế không thể coi như đường bộ được, vì mặt đường của hẻm không phải dành hoàn toàn cho giao thông.
 
Hạng B2
25/6/13
294
6
0
46
chienthang nói:
Bác chủ chuẩn bị 1,2 mils + giam bằng 30 ngày thôi, luật đâu có quy định lắp biển lặp lại đầu hẻm, nhiều khi giao với đường có tên tuổi họ còn quên cắm biển. Nếu bác đậu xe sai ngày thì sai hoàn toàn rồi.


Nếu có vụ giam 30 ngày thì em khuyên Bác chủ đừng đi nộp phạt .
Không phải không chấp hành mà là từ từ tìm "trợ giúp" giải quyết cho "êm " luôn

 
Hạng F
8/12/09
6.038
1.066
113
67
Sài Gòn
Vụ này là cụ Đông trên Otofun, chạy từ 1 đường có biển tên đàng hoàng ra đương Xuân Thủy hoàn toàn không có biển cấm dừng cấm đậu mà chỉ có ở đầu đường Xuân Thủy mà thôi. Vậy mà tòa Cầu Giấy xử cụ ấy thua, vì chỗ đó không được định nghĩa là ngã 3. Thật là nưc cười cho tòa xứ mình!!!!!
TRường hợp của bác chủ là hẻm thì thua rõ rồi!
shark_sg nói:
Trường hợp này giống hệt 1 vụ ở Hà Nội 1-2 năm trước. Một bác đi từ đường này sang đường khác thông qua con đường nhỏ cắt ngang, nhưng nơi giao cắt không có biển báo cấm dừng ( mà gắn ở đầu đường). Bác ấy bị phạt nhưng không phục, anh em otofund ủng hộ kéo nhau đi kiện, hầu toà mệt mỏi cuối cùng toà xử xxx thắng kiện.


 
Hạng C
25/5/12
592
4
18
49
bác thông cảm thằng quan tòa đó nó ở trên rừng mới xuống
bash.gif

wusnat nói:
Vụ này là cụ Đông trên Otofun, chạy từ 1 đường có biển tên đàng hoàng ra đương Xuân Thủy hoàn toàn không có biển cấm dừng cấm đậu mà chỉ có ở đầu đường Xuân Thủy mà thôi. Vậy mà tòa Cầu Giấy xử cụ ấy thua, vì chỗ đó không được định nghĩa là ngã 3. Thật là nưc cười cho tòa xứ mình!!!!!
TRường hợp của bác chủ là hẻm thì thua rõ rồi!
shark_sg nói:
Trường hợp này giống hệt 1 vụ ở Hà Nội 1-2 năm trước. Một bác đi từ đường này sang đường khác thông qua con đường nhỏ cắt ngang, nhưng nơi giao cắt không có biển báo cấm dừng ( mà gắn ở đầu đường). Bác ấy bị phạt nhưng không phục, anh em otofund ủng hộ kéo nhau đi kiện, hầu toà mệt mỏi cuối cùng toà xử xxx thắng kiện.


 
Tập Lái
19/4/09
23
0
0
chienthang nói:
Bác chủ chuẩn bị 1,2 mils + giam bằng 30 ngày thôi, luật đâu có quy định lắp biển lặp lại đầu hẻm, nhiều khi giao với đường có tên tuổi họ còn quên cắm biển. Nếu bác đậu xe sai ngày thì sai hoàn toàn rồi.


Vậy chắc em chuẩn bị tiền rồi. Đóng cho êm, lấy cái bằng về cho nó an tâm chứ thực tâm vẫn không phục vì luật có quy định đường giao nhau phải có biển nhắc mà.

Còn hẻm này do dân chiếm lòng đường làm nơi để xe, buôn bán hàng ăn trái phép chứ ko phải ko dành cho giao thông
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Ở SG, biển báo được cắm ở các đầu hẻm rất nhiều. Điều này chắc nhiều bác biết! Vì vậy, nếu con hẻm bác chỉ đi qua không được cắm biển báo, thì có thể coi như là thiếu sót của bên GTCC, nếu như con hẻm đó cho phép xe 4b lưu thông.
Trường hợp của bác chủ, theo em có thể làm đơn khiếu nại để hủy Biên bản vi phạm hoặc Quyết định xử phạt, dựa trên Điều 8 và Điều 10 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/7/2013:

Điều 1. Tình tiết giảm nhẹ
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu; người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm do trình độ lạc hậu.

Điều 1. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
1. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong tình thế cấp thiết;
b) Vi phạm do phòng vệ chính đáng;
c) Vi phạm do sự kiện bất ngờ;
d) Đối tượng vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính;
đ) Hành vi vi phạm hành chính của cán bộ, công chức liên quan trực tiếp đến công vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của họ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.