quocminhtu nói:Để mình trích dẫn lại xem có thuyết phục được bác không nhe :hmq nói:quocminhtu nói:1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ 11. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó. 16. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Theo như điều 3 luật gtdb thì : - Hẻm là đường gom ( mục 16 ) - Mục 1 nói : đường bộ gồm đường ( đường ở đây sẽ bao gồm đường chính , đường nhánh , đường cao tốc , đường gom , .... ) - Mục 11 có giải thích đường giao nhau Vậy đường giao nhau là nơi 2 hay nhiều đường bộ gặp nhau..... mà theo mục 1 giải thích đường bộ gồm đường ( đường gom , đường chính ..... ) , cho nên ai nói hẻm không phải là đường bộ là sai ( đọc kỹ mục 16 sẽ hiểu ). Nếu ngay đầu hẻm không có bảng cấm thì bác chủ đúng .
Bác trích dẫn khá cụ thể nhưng vẫn chưa kết nối chặt chẽ về việc hẻm được xem là "đường" trong các quy định về luật giao thông. Khi em đề cập về hẻm là em nói về việc đường không có tên thì không được xem là "đường" để áp dụng các quy tắc về giao thông đường bộ thông thường cho nơi giao nhau, giao lộ. Bác có thể thấy thực tế là nếu không có tên đường, bảng tên đường thì tại chỗ giao nhau không bao giờ có bảng báo giao thông lặp lại, không có đèn tín hiệu giao thông, ... vì đơn giản là các Sở GTCC không xem đó là các giao lộ, đường giao nhau vì không đủ điều kiện hai hoặc nhiều đường gặp nhau. Và nếu đường giao với một hẻm dân sinh, hẻm đi bộ (thông hành địa dịch chẳng hạn) mà cũng tính là giao lộ thì cả thành phố sẽ có một rừng biển báo mới đủ.
16. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu ......., dân cư vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
- Tên gọi Hẻm ( miền nam ) , Ngõ ( miền Bắc ) chỉ là tên gọi theo vùng miền ( miền Bắc còn gọi đường là phố nữa đó)
- Đường là để các phương tiện tham gia giao thông , tên đường chỉ mang ý nghĩa về mặt quản lý hành chính ( nếu đường không có tên đường thì bác vẫn lưu thông được , không có luật gtdb nào cấm lưu thông và quy định đường phải có tên đường ) . Còn nếu muốn nói đường có tên đường thì : đường chính tên NTMK , đường gom tên hẻm 306 ( hẻm 306 thỏa mãn mục 16 vì phương tiện lưu thông được và đấu nối vào đường chính nên gọi là đường gom ).
- Chúng ta hoặc sở GTCC hoặc tòa án không được quyền tự xem xét như thế nào là đường giao nhau mà phải theo mục 11 nói :
11. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
Như vậy nếu đường gom ( hẻm 306 ) và đường chính ( NTMK ) gặp nhau trên cùng một mặt phẳng thì nó sẽ thỏa mãn quy định của mục 11 , vậy đây là đường giao nhau .
Thì đó - như vậy theo luật thì em nghĩ em không có sai. Các bác công an Phường bắt em cũng không sai, chỉ có điều bên Giao thông công chính tiết kiệm ngân sách cắm thiếu biển thôi. Mà đã cắm thiếu thì là cơ hội để dân "lách" luật - dù lần này em đi đường đó thật, chứ không cố tình dựa vào đó mà "lách"
Luật thì không phải em nắm rõ tường tận chi tiết đến vậy - nhưng trên lộ trình không gặp biển mà vi phạm thì ác cho dân quá, đỡ không nổi.