Tập Lái
19/4/09
23
0
0
NGUYEN T nói:
Ở SG, biển báo được cắm ở các đầu hẻm rất nhiều. Điều này chắc nhiều bác biết! Vì vậy, nếu con hẻm bác chỉ đi qua không được cắm biển báo, thì có thể coi như là thiếu sót của bên GTCC, nếu như con hẻm đó cho phép xe 4b lưu thông.
Trường hợp của bác chủ, theo em có thể làm đơn khiếu nại để hủy Biên bản vi phạm hoặc Quyết định xử phạt, dựa trên Điều 8 và Điều 10 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/7/2013:

Điều 1. Tình tiết giảm nhẹ
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu; người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm do trình độ lạc hậu.

Điều 1. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
1. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong tình thế cấp thiết;
b) Vi phạm do phòng vệ chính đáng;
c) Vi phạm do sự kiện bất ngờ;
d) Đối tượng vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính;
đ) Hành vi vi phạm hành chính của cán bộ, công chức liên quan trực tiếp đến công vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của họ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.



Em sẽ xin giảm nhẹ tình tiết do có trình độ lạc hậu!
 
Hạng B2
30/7/13
263
218
43
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.


Liên quan đến vụ án công dân kiện CSGT tại TP.Hà Nội, Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản giải thích khái niệm về “ngã ba” và hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật giao thông đường bộ.
Theo tổng cục này, dù luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có định nghĩa cụ thể, nhưng ngã ba được hiểu là nơi hai đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, hoặc là nơi đường giao nhau cùng mức có 3 nhánh đường. Đối với việc xác định điểm giao tiếp giữa phố Phan Văn Trường với phố Xuân Thủy (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) có phải là ngã ba hay không, Tổng cục cho rằng đây là trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định trên thực tế hiện trường.


Người thi hành luật mà cố tình không hiểu luật thì xã hội này ....
Mình hy vọng những trích dẫn ở trên có thể giúp ích cho bác chủ
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.500
171.074
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
nhtrung nói:
Ha Sonata nói:
Em xin nhắc lại ý em, nơi này cách nhà em không xa, em có thể ra tận nơi nếu tọa độ chính xác, chụp ảnh từ giao lộ...cụ thể để các bác phân tích bình luận. "Chém chửi" chung chung thì em không dám ạ!


Cảm ơn bác đã rất tận tình nhé. Em đi từ NTMK, hem 306-309 đó. Nếu đi NTMK chiều từ Lý Thái Tổ tới CMT8 thì nó là cái hẻm cuối cùng để rẽ sang VVT bác nhé.

Mình đi hẻm đó, tới VVT rẽ trái, dừng xe tại số 214B VVT. Bác điều tra giúp em với nhé.

Đa tạ bác trước!
OK, giờ mới thấy bài trả lời của bác.
Trên bản đồ là hẻm cạnh quán mỳ Tân Sanh Hoạt.
132842AA-1F26-443E-92BD-7A755B941ADA-1483-0000023F7B629D6C_zpsb41bdcb6.jpg


Sáng mai em sẽ đi (ăn mỳ
Các bác tư vấn giúp mình trường hợp bị lập biên bản vi phạm này với!
)chụp ảnh hệ thống biển báo khu này phục vụ anh em.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/4/06
2.743
787
113
51
quocminhtu nói:
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.


Liên quan đến vụ án công dân kiện CSGT tại TP.Hà Nội, Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản giải thích khái niệm về “ngã ba” và hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật giao thông đường bộ.
Theo tổng cục này, dù luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có định nghĩa cụ thể, nhưng ngã ba được hiểu là nơi hai đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, hoặc là nơi đường giao nhau cùng mức có 3 nhánh đường. Đối với việc xác định điểm giao tiếp giữa phố Phan Văn Trường với phố Xuân Thủy (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) có phải là ngã ba hay không, Tổng cục cho rằng đây là trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định trên thực tế hiện trường.


Người thi hành luật mà cố tình không hiểu luật thì xã hội này ....
Mình hy vọng những trích dẫn ở trên có thể giúp ích cho bác chủ
Rõ như ban ngày rồi mà thằng Tổng cục này còn ko nói mịa luôn là cái ngã ba, sợ đụng chạm, bao h mới khá được nếu mấy ông làm cơ quan công quyền vẫn bao che và đá bóng cho nhau.
 
Tập Lái
19/4/09
23
0
0
Ha Sonata nói:
OK, giờ mới thấy bài trả lời của bác.
Trên bản đồ là hẻm cạnh quán mỳ Tân Sanh Hoạt.
132842AA-1F26-443E-92BD-7A755B941ADA-1483-0000023F7B629D6C_zpsb41bdcb6.jpg


Sáng mai em sẽ đi (ăn mỳ
Các bác tư vấn giúp mình trường hợp bị lập biên bản vi phạm này với!
)chụp ảnh hệ thống biển báo khu này phục vụ anh em.


Chúc bác ngon miệng - ai dè cái hẻm này trên Google Maps to ra phết. Chỗ em đậu xe còn qua cả 1 "ngã 3" cũng không có biển nữa bác ạ (là cái ngã 3 cắt VVT ở giữa, phía bên trái hình chụp của bác đó)
 
Hạng B2
30/7/13
263
218
43
Mình mới tìm thấy QCVN412012 do Đinh La Thăng ký ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ áp dụng từ 01-01-2013 ( thay thế cho điều lệ báo hiệu đường bộ trước đây ), bác chủ xem và tham khảo :

-Biển số 130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
- Biển số 131(a,b,c): Cấm đỗ xe;
- Biển số 503(a,b,c,d,e,f): Hướng tác dụng của biển;

Điều 27. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

Biển số 125, 126, 127, 130, 131 (a,b,c) có giá trị đến nơi đường giao nhau tiếp
giáp, hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số 133, 134, 135) biển số 130 và 131
(a,b,c) còn căn cứ vào biển số 503;

27.6 Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài thì tại các nơi
đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải
được đặt nhắc lại.

4.19 Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng
một mặt phẳng, bao gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó;
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.500
171.074
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Em vừa tới kv đường quanh hiện trường, nếu em là lái xe lạ đường em cũng sẽ bị lỗi như bác chủ. Toàn tuyến Võ Văn Tần từ giao lộ với CMT8 tới Cao Thắng chỉ có 1 biển báo "cấm đậu ngày chẵn" tại đầu Cao Thắng giao Cmt8. Từ trong hẻm ra VVT không thể biết cấm đậu.
Lát empost hình dẫn chứng sau nhé!
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
19/4/09
23
0
0
quocminhtu nói:
27.6 Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài thì tại các nơi
đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải
được đặt nhắc lại.


Luật lệ thế này dân cãi khản cổ không nổi. Thế nào là dài vừa, thế nào là rất dài đây!
 
Hạng B1
3/8/13
89
8
0
Ha Sonata nói:
Em vừa tới kv đường quanh hiện trường, nếu em là lái xe lạ đường em cũng sẽ bị lỗi như bác chủ. Toàn tuyến Võ Văn Tần từ giao lộ với CMT8 tới Cao Thắng chỉ có 1 biển báo "cấm đậu ngày chẵn" tại đầu Cao Thắng giao Cmt8. Từ trong hẻm ra VVT không thể biết cấm đậu.
Lát empost hình dẫn chứng sau nhé!
chỗ giao với NTH có cắm nhắc lại . Bình thường thôi đường TH Đạo từ NVC đến TĐX cũng qua các hẻm lớn, ngay phòng CSGT cũng không có cắm nhắc lại, hẻm là hẻm không phải đường nên không coi là ngã 3
21.gif

 
Tập Lái
19/4/09
23
0
0
thwm nói:
Ha Sonata nói:
Em vừa tới kv đường quanh hiện trường, nếu em là lái xe lạ đường em cũng sẽ bị lỗi như bác chủ. Toàn tuyến Võ Văn Tần từ giao lộ với CMT8 tới Cao Thắng chỉ có 1 biển báo "cấm đậu ngày chẵn" tại đầu Cao Thắng giao Cmt8. Từ trong hẻm ra VVT không thể biết cấm đậu.
Lát empost hình dẫn chứng sau nhé!
chỗ giao với NTH có cắm nhắc lại . Bình thường thôi đường TH Đạo từ NVC đến TĐX cũng qua các hẻm lớn, ngay phòng CSGT cũng không có cắm nhắc lại, hẻm là hẻm không phải đường nên không coi là ngã 3
21.gif


Hẻm là đường hay không là đường thì em không rõ - chỉ biết rằng hẻm + đường = đường giao nhau. Mà đường giao nhau thì phải có biển nhắc - theo luật luôn. Còn cãi được với XXX không thì lại là vấn đề khác!

Bác lấy ví dụ những hẻm không có biển nhắc lại nhưng em cũng có nhiều ví dụ hẻm có biển nhắc mà bác. Bác đi đường cố gắng để ý sẽ thấy nhiều đó!
 
Last edited by a moderator: