Hạng B2
5/1/09
264
339
63
35
Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng?
Một trong những "lỗi" thông thường nhất là cách cầm vô lăng, thật ra điều đó lại quá thông thường vì thế có nhiều người cầm vô lăng sai vị trí hơn là đúng. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy? đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khoá học lái xe.
[pagebreak]

Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. Lỗi thông thường là gì? Đó là vị trí đặt tay trên vô lăng (bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ). Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ôtô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng. Tuy nhiên, có một qui tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe. Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả. Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe. Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động. Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gẫy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.

Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

Không nên ôm vô lăng quá sát

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra. Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp. Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm. Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra. Nếu lần tới bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái cho mấy, vì tôi cũng đã có cảm giác như vậy khi đổi cách cầm vô lăng. Nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.

[tube]http://youtu.be/gcZqaFJVBZ0[/tube]​
Clip hướng dẫn cầm vô lăng và điều chỉnh vị trí ghế lái​
 
16/12/12
217
1
16
47
BRVT
Mình toàn cầm ở vị trí 9_12h, thỉnh thoảng cầm vị trí 6h và ghế hơi ngả về phía sau, chân duỗi gần hết trên những cung đường dài và vắng nhưng vẫn đảm bảo có thể thao tác lái được tốt nhất.
 
Hạng F
26/6/07
5.370
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
Trước hết là hình minh họa trong bài của bác Lơ là "chỉ có tính chất minh họa" nhé. :) Cầm lái như vậy chạy đường trường hay cao tốc, hoặc "đua xe ở nơi cho phép" (Thai hay Mal, hoặc Cam, Laos chẳng hạn) là thua ngay trong vòng vài nốt nhạc :)

Chạy tà tà trong tp thì cầm lái thế nào cũng đc, miễn không bị gò bó gây mệt mỏi vô lý. Vậy nên cầm vô lăng và ngồi như thế nào?

Thực sự việc cầm vô lăng và tư thế ngồi thế nào cho đúng gần như không được dạy một cách chuẩn mực khi bạn học lái xe. Em tổng hợp lại một số kiến thức từ các hướng dẫn lái xe cả trong nước và nước ngoài cũng như các trải nghiệm thực tế như thế này:
- Tư thế ngồi: điều chỉnh vị trí ghế ngồi (cao thấp, xa gân) sao cho đầu gối chân cách xa gầm tablo và trụ vô lăng khoảng 15-10cm (tối thiểu là 10cm). Và khi chân phải của bạn đạp mạnh tối đa vào pedal thắng thì gần như sát đến mức tối đa (tức là chân bạn còn có thể duỗi dài hơn chừng 5-10cm nữa mà thôi). Vị trí này cho phép bạn phản ứng và tạo lực đạp phanh tối đa khi có tình huống khẩn cấp bất ngờ.

Vậy còn lưng ghế nên điều chỉnh thế nào? Như trên đã nói nếu chỉ chạy vòng vòng trong phố thì nên để lưng ghế hơi cao (dựng lên) để tay cầm lái hơi chùng nơi khủya tay, tạo cảm giác thư giãn. Nhưng khi bạn cần lái xe đường xa và với tốc độ cao hơn thì bạn cần điều chỉnh lưng ghế sao cho đúng. Đó là sao?
Trước hết bạn nên để ý một chút là hiện nay tất cả các loại vô lăng cho xe du lịch đều được thiết kế có từ 3 đến 4 chấu. Dù thế nào thì hai cái chấu trên đều đã được tình toàn và thiết kế ở vị trì hợp lý nhất.
Do vậy bạn luôn có thể cầm vô lăng tại nơi này (ngay sát trên, hoặc ngay giữa sao cho 2 ngón tay cái nằm bên trên 2 cái chấu này, hoặc ngay sát phía dưới vị trí này)
Trường hợp ngoại lệ với vô lăng có 4 chấu thì bạn có thể nắm vô lăng ở vị trí ngay phía trên của 2 chấu dưới.

Và bây giờ xin đề cập đến lưng ghế: Bạn hãy chỉnh sao cho khi bạn nằm cả hai tay ở vị trí ngay trên hoặc ngay giữa 2 cái chấu của hai bên vô lăng thì tay bạn vừa tầm duỗi thẳng thoải mái với hai bả vai vừa được đệm sát nơi lưng ghế (không quá gò bó). Tại sao là "duỗi thẳng thoải mái"? Em xin trả lời cụ tỷ ở lát sau. Chỉ xin được nói thêm ở đây là : với vị trí lưng ghế này bạn hoàn toàn có thể thoải mái cầm lái 1 tay ở vị trí 12h (với lưng không hoàn toàn sát ghế) hay cầm thấp xuống hơn là 7-8h hay 4-5h để tay hơi chùng thoải mái với lưng tựa hoàn toàn nơi ghế lái.
Rất thoải mái đúng không ?
Bạn hoàn toàn có thể lài xe liên tục nhiều giờ mà không thấy mệt mỏi.

- Bây giờ xin phân tích chi tiết : tại sao nên là vị trí có thể duỗi thằng 2 tay với lưng (2 gò bả vai) sát với lưng ghế?
Vị trí này hoàn toàn thích hợp khi bạn lái xe trên các đường cao tốc, chạy với vận tốc nhanh tới rất nhanh (hay ...thậm chí là khi bạn ...đang đua xe nhé :))) ) Khi đó với hai tay gần như duỗi thẳng và xin hãy đè nhẹ (theo tư thế ngồi thì lài hơi đẩy 2 tay ra phía trước) tỳ xuống vô lăng với bàn hai ức bàn tay (lòng bàn tay). Thao tác "đè" vô làng này sẽ giúp triệt tiêu gần hết các rung lắc từ mặt đường, độ nhảy hay sự bồng bềnh của xe truyền ngược lên hệ thống tay lái, giúp bạn kiểm soát dễ dàng chiếc xe, ngày cả với vận tốc 160-200 km/h với điều kiện đường xá Đông Nam Á :)
Với tư thế lái này cho bạn khả năng xử lý khá nhạy bén (phản ứng, cảm giác lái) rất tốt khi lái xe với tốc độ cao, hạn chế độ rung lắc của tay lái, nhất là khi mặt đường không được láng đều.

P/S : Kinh nghiệm này em có tham khảo chút ít từ các tay nài xe đua F1 :) và trải qua thực nghiệm test xe tại Cam, Laos, Thai và Mal :)

Các bác có thể thử nghiệm và tự rút kinh nghiệm hữu ích cho bản thân.
Chúc tất cả các bác lái xe an toàn và thoải mái.

Thân mến,

 
Last edited by a moderator:
Rất hữu ích ! mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, theo em có thể áp dụng cả 2 lý thuyết cũ và mới, còn thực tế thì chúng ta có thể linh động ! và tư thế và khoảng cách ngồi là yếu tốt quan trọng để có linh động cả 2 lý thuyết trong thực tế ngồi sau vô lăng.