bác này nói cứ như là họ thích làm việc có lợi riêng thì siêng vậykhoaMone nói:Phong Car nói:Nghe có lộ trình cấm như vậy,không biết khả thi không.Vn mình toàn thấy nói nhưng chẳng thấy làm
VN nói là làm đó bác ơi .... nói mai cưỡng chế thu hồi đất của dân là mai máy bác ấy làm liền đó![]()
Xe máy tốt mà mấy bác, rèn luyện cho thân thể, tăng cường sức khoẻ cho người dân.
Ở xứ người thì sắt bọc da, ở xứ ta thì da bọc sắt, bảo đảm mình đồng da sắt, đố thằng nào dám ho he xâm lược ta.
Ở xứ người thì sắt bọc da, ở xứ ta thì da bọc sắt, bảo đảm mình đồng da sắt, đố thằng nào dám ho he xâm lược ta.
Bác viết Sapa, BMT, Daclak chứng tỏ chưa bao giờ đến nơi này hehe... Nơi đây mới cần xe máy nha bác, bác mà đạp xe đap một vòng ở đây là thở hộc xì dầu rồi. Mà cũng chẳng rộng rãi, yên bình như bác nghĩ đâu...Mr Fil nói:Muốn rộng rãi, yên bình. Mời lên Sapa, BMT, Daclak hay nơi khác ấy. Chạy xe khỏi cần mở mắt chả đụng ai.NắngSG nói:Đúng như bác nói. Em nhớ ngày xưa đâu có bao nhiêu xe máy đâu? Đi xa thì bus đi gần thì xe đạp hết mà.
nói chuyện tào lao, ở vn hằng ngày có cả chục người "mình đồng da sắt" bị cái bánh xe cao su nó cán chết đấy.bullkeo nói:Xe máy tốt mà mấy bác, rèn luyện cho thân thể, tăng cường sức khoẻ cho người dân.
Ở xứ người thì sắt bọc da, ở xứ ta thì da bọc sắt, bảo đảm mình đồng da sắt, đố thằng nào dám ho he xâm lược ta.
Ý em nói là : Những nơi đấy đất rộng người thưa. Dân cư di tản làm ăn ở nơi khác hết rồiMinhcap nói:Bác viết Sapa, BMT, Daclak chứng tỏ chưa bao giờ đến nơi này hehe... Nơi đây mới cần xe máy nha bác, bác mà đạp xe đap một vòng ở đây là thở hộc xì dầu rồi. Mà cũng chẳng rộng rãi, yên bình như bác nghĩ đâu...Mr Fil nói:Muốn rộng rãi, yên bình. Mời lên Sapa, BMT, Daclak hay nơi khác ấy. Chạy xe khỏi cần mở mắt chả đụng ai.
Còn SG là mảnh đất hứa thì nó phải đông, khi nào nó vắng như những nơi trên thì khỏi cần ước ao ....hết kẹt xe
Em mới đọc được bài này, các bác cho xin mớ đá!
Không cấm xe máy là có tội với những người chết thảm
(VTC News) - Những nạn nhân chết thảm trên đường phố chủ yếu là người đi xe máy và chừng nào xe máy còn là phương tiện thống lĩnh, chúng ta còn có tội với họ.
Tiếp tục chuyên đề "Cần cấm xe máy ở tất cả các đô thị lớn" do VTC News khởi xướng, TS LƯƠNG HOÀI NAM, cựu Giám đốc điều hành Air Mekong, cựu Tổng Giám đốc Jetstar Pacific tiếp tục gửi đến tòa soạn bài viết sau:
Ngày 28/10/2013, VTC News đã đăng bài viết "Cần chuẩn bị cấm xe máy ở tất cả đô thị lớn" mà tôi là tác giả. Sự quan tâm của bạn đọc đối với bài viết này vượt xa hình dung của tôi khi viết bài báo đó.
Đến chiều ngày 11/11/2013, đã có khoảng 300.000 lượt đọc trên VTC News, không tính số lượt đọc trên các trang tin tổng hợp.
Có hơn 20.000 bạn đọc tham gia biểu quyết cho 3 lựa chọn: (a) Không nên cấm xe máy (14%), (b) Cần có lộ trình cấm ngay từ bây giờ (52%) và (c) Chỉ cấm khi có các phương tiện hiện đại thay thế (32%).
Cũng đã có hàng nghìn ý kiến phản hồi bạn đọc gửi về VTC News, nội dung của các ý kiến về cơ bản phù hợp với 3 lựa chọn nêu trên.
Người chồng ngất lịm trên tay người đi đường sau khi bất lực chứng kiến người vợ yêu thương mang bầu 5 tháng chết thảm dưới bánh xe bồn. Xe máy của anh đã va chạm với chiếc xe giết người ấy. Ảnh: Sỹ Nguyễn/VTC NewsCó thể nói, khoảng 85% bạn đọc tham gia bỏ phiếu đã ủng hộ việc thay thế xe máy ở các đô thị lớn bằng các phương tiện giao thông công cộng hiện đại.
Việc tôi đề nghị xây dựng lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn không phải là vì nhà tôi giàu có, không dùng tới xe máy nữa như một số bạn đọc nhận định khi phản hồi bài báo của tôi.
Sự khác biệt giữa các nhóm (b) và (c) chỉ là, theo nhóm (b), cần phải có và công bố lộ trình cấm xe máy ngay từ bây giờ, còn theo nhóm (c), các đô thị hãy phát triển các phương tiện giao thông hiện đại rồi thì cấm xe máy.
Khi viết bài này, tôi biết đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nó đụng chạm đến mỗi cư dân các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Hiếm có gia đình nào không có xe máy khi 90 triệu người dân nước ta đang sở hữu tới 37 triệu chiếc xe máy.
Gia đình 3 thế hệ của tôi cũng đi lại chủ yếu bằng xe máy vì chỉ có một chiếc xe ô-tô 7 chỗ, không đủ cho nhu cầu đi lại của cả nhà.Việc tôi đề nghị xây dựng lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn không phải là vì nhà tôi giàu có, không dùng tới xe máy nữa như một số bạn đọc nhận định khi phản hồi bài báo của tôi.
Khẩn thiết lắm rồi
Trong bài viết của mình, tôi cũng không đề nghị cấm xe máy ngay. Tôi hiểu việc này cần có một lộ trình, có thể là 10 năm, 15 năm, hoặc lâu hơn nữa.
Nhưng nếu không xác định một lộ trình rõ ràng từ bây giờ (như 52% bạn đọc đã chọn) thì thời gian sẽ trôi đi, lộ trình 10 năm, 15 năm... sẽ được tính từ một mốc mới.
Sẽ không phải là 10 năm, 15 năm... tính từ năm 2013 hay 2014, mà tính từ năm 2020, 2025 hay 2030.Hoặc là chúng ta sẽ đặt nó sang một bên, không bàn nữa, 5 năm sau ai đó lại đề xuất một lần nữa, lại tranh luận và lại... tiếp tục đặt sang một bên.Trong quá khứ, chúng ta có rất nhiều thứ như vậy, ở các lĩnh vực khác nhau, chỉ vì chúng ta không có khả năng đồng thuận và quyết tâm giải quyết dứt điểm.
Chúng ta nói đổi mới toàn diện giáo dục suốt vài chục năm nay, đến rất gần đây mới có được một đề án đổi mới giáo dục với các mục tiêu, nội dung, lộ trình thực hiện cụ thể và hy vọng là sẽ thực hiện được.Chúng ta nói đổi mới doanh nghiệp nhà nước từ cuối những năm 80 và đến nay vẫn tiếp tục bàn.
Như TS Lê Xuân Nghĩa từng ví von, việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta được bàn và làm suốt từ khi ông mới ra trường đi làm, đến khi ông về hưu vẫn còn chưa xong, vẫn tiếp tục bàn.
Trong khi đó, bên cạnh chúng ta, Trung Quốc đã và đang tiến như vũ bão trên con đường trở thành cường quốc kinh tế.
Bảy năm từ nay đến năm 2020 không phải là lộ trình để Trung Quốc đạt được những mục tiêu khiêm tốn như việc cấm xe máy ở một số đô thị, mà để trở thành một xã hội khá giả toàn diện theo nghị quyết Đại hội thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Còn mục tiêu bỏ xe máy ở một số đô thị thì họ đã làm xong rồi (với việc công bố trước 10 năm ở Bắc Kinh, Thượng Hải, trước 7 năm ở Quảng Châu).
Ở Thượng Hải, riêng số cầu vượt 3 tầng xe chạy gần 1.000 chiếc, còn số cầu vượt, hầm chui 2 tầng không đếm xuể.
Những cái chết thảm khốc, thương tâm trên đường phố mỗi ngày. Phải làm gì đi chứ? Chúng ta còn chần chờ gì? Còn phản đối gì nữa?
Ở nước ta, hầm chui Kim Liên làm hết 6 năm. Mấy chiếc cầu vượt nhỏ bằng thép ở Hà Nội, TP.HCM mỗi khi khai trương được coi là sự kiện lớn. Nghĩ mà buồn.
Tôi cũng xin được khẳng định rằng việc cấm xe máy ở các đô thị lớn không phải là mục tiêu, mà việc đầu tư cho các phương tiện giao thông đô thị văn minh, hiện đại, an toàn thay thế xe máy (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt...) ở các đô thị này mới là mục tiêu.
Nhà nước thiếu cương quyết
Nhưng vì sao tôi lại đặt vấn đề cần có lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn thay vì nói về nhu cầu đầu tư phát triển các hệ thống giao thông công cộng?Bởi vì vấn đề đầu tư phát triển giao thông công cộng thì chúng ta đã nói mãi và đã có trong không ít tài liệu quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông của các cơ quan nhà nước, tôi có nói thêm cũng thừa.
Tuy nhiên, việc hiện thực hoá các mục tiêu về giao thông cộng có thể nói là rất khó khăn, chậm chạp.
Tôi rất khó hình dung bao giờ các phương tiện giao thông công cộng sẽ đủ nhiều, đủ tiện để người dân tự bỏ xe máy như một số bạn đọc lập luận.
Ngay trong dự thảo Quyết định Phê duyệt "Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố" (tháng 11-2013), Bộ GTVT cũng chỉ đặt vấn đề "Xây dựng lộ trình cụ thể từng bước kiểm soát sự phát triển của phương tiện cá nhân tiến đến hạn chế phương tiện cá nhân hoạt động tại một số khu vực trung tâm của các thành phố lớn (đặc biệt là xe gắn máy)".
Rõ ràng là mục tiêu bỏ xe máy ở các đô thị lớn vẫn chưa được đặt ra một cách cụ thể và cương quyết.Chúng ta có tội rất lớn
Thật tủi thân khi nghĩ rằng thế hệ chúng tôi có thể chưa có hạnh phúc nhìn thấy một đô thị Việt Nam phát triển, với các phương tiện giao thông công cộng văn minh, hiện đại, an toàn, không có xe máy.
Thật đau khổ khi thấy mỗi ngày trên dưới 30 người Việt Nam bị chết vì tai nạn giao thông, trong đó khoảng 70% có sự tham gia của xe máy.
Không cấm xe máy là có tội với những người chết thảm
(VTC News) - Những nạn nhân chết thảm trên đường phố chủ yếu là người đi xe máy và chừng nào xe máy còn là phương tiện thống lĩnh, chúng ta còn có tội với họ.
Tiếp tục chuyên đề "Cần cấm xe máy ở tất cả các đô thị lớn" do VTC News khởi xướng, TS LƯƠNG HOÀI NAM, cựu Giám đốc điều hành Air Mekong, cựu Tổng Giám đốc Jetstar Pacific tiếp tục gửi đến tòa soạn bài viết sau:
Ngày 28/10/2013, VTC News đã đăng bài viết "Cần chuẩn bị cấm xe máy ở tất cả đô thị lớn" mà tôi là tác giả. Sự quan tâm của bạn đọc đối với bài viết này vượt xa hình dung của tôi khi viết bài báo đó.
Đến chiều ngày 11/11/2013, đã có khoảng 300.000 lượt đọc trên VTC News, không tính số lượt đọc trên các trang tin tổng hợp.
Có hơn 20.000 bạn đọc tham gia biểu quyết cho 3 lựa chọn: (a) Không nên cấm xe máy (14%), (b) Cần có lộ trình cấm ngay từ bây giờ (52%) và (c) Chỉ cấm khi có các phương tiện hiện đại thay thế (32%).
Cũng đã có hàng nghìn ý kiến phản hồi bạn đọc gửi về VTC News, nội dung của các ý kiến về cơ bản phù hợp với 3 lựa chọn nêu trên.



Khi viết bài này, tôi biết đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nó đụng chạm đến mỗi cư dân các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Hiếm có gia đình nào không có xe máy khi 90 triệu người dân nước ta đang sở hữu tới 37 triệu chiếc xe máy.
Gia đình 3 thế hệ của tôi cũng đi lại chủ yếu bằng xe máy vì chỉ có một chiếc xe ô-tô 7 chỗ, không đủ cho nhu cầu đi lại của cả nhà.Việc tôi đề nghị xây dựng lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn không phải là vì nhà tôi giàu có, không dùng tới xe máy nữa như một số bạn đọc nhận định khi phản hồi bài báo của tôi.
Khẩn thiết lắm rồi
Trong bài viết của mình, tôi cũng không đề nghị cấm xe máy ngay. Tôi hiểu việc này cần có một lộ trình, có thể là 10 năm, 15 năm, hoặc lâu hơn nữa.
Nhưng nếu không xác định một lộ trình rõ ràng từ bây giờ (như 52% bạn đọc đã chọn) thì thời gian sẽ trôi đi, lộ trình 10 năm, 15 năm... sẽ được tính từ một mốc mới.
Sẽ không phải là 10 năm, 15 năm... tính từ năm 2013 hay 2014, mà tính từ năm 2020, 2025 hay 2030.Hoặc là chúng ta sẽ đặt nó sang một bên, không bàn nữa, 5 năm sau ai đó lại đề xuất một lần nữa, lại tranh luận và lại... tiếp tục đặt sang một bên.Trong quá khứ, chúng ta có rất nhiều thứ như vậy, ở các lĩnh vực khác nhau, chỉ vì chúng ta không có khả năng đồng thuận và quyết tâm giải quyết dứt điểm.
Chúng ta nói đổi mới toàn diện giáo dục suốt vài chục năm nay, đến rất gần đây mới có được một đề án đổi mới giáo dục với các mục tiêu, nội dung, lộ trình thực hiện cụ thể và hy vọng là sẽ thực hiện được.Chúng ta nói đổi mới doanh nghiệp nhà nước từ cuối những năm 80 và đến nay vẫn tiếp tục bàn.
Như TS Lê Xuân Nghĩa từng ví von, việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta được bàn và làm suốt từ khi ông mới ra trường đi làm, đến khi ông về hưu vẫn còn chưa xong, vẫn tiếp tục bàn.
Trong khi đó, bên cạnh chúng ta, Trung Quốc đã và đang tiến như vũ bão trên con đường trở thành cường quốc kinh tế.
Bảy năm từ nay đến năm 2020 không phải là lộ trình để Trung Quốc đạt được những mục tiêu khiêm tốn như việc cấm xe máy ở một số đô thị, mà để trở thành một xã hội khá giả toàn diện theo nghị quyết Đại hội thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Còn mục tiêu bỏ xe máy ở một số đô thị thì họ đã làm xong rồi (với việc công bố trước 10 năm ở Bắc Kinh, Thượng Hải, trước 7 năm ở Quảng Châu).
Ở Thượng Hải, riêng số cầu vượt 3 tầng xe chạy gần 1.000 chiếc, còn số cầu vượt, hầm chui 2 tầng không đếm xuể.

Ở nước ta, hầm chui Kim Liên làm hết 6 năm. Mấy chiếc cầu vượt nhỏ bằng thép ở Hà Nội, TP.HCM mỗi khi khai trương được coi là sự kiện lớn. Nghĩ mà buồn.
Tôi cũng xin được khẳng định rằng việc cấm xe máy ở các đô thị lớn không phải là mục tiêu, mà việc đầu tư cho các phương tiện giao thông đô thị văn minh, hiện đại, an toàn thay thế xe máy (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt...) ở các đô thị này mới là mục tiêu.
Nhà nước thiếu cương quyết
Nhưng vì sao tôi lại đặt vấn đề cần có lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn thay vì nói về nhu cầu đầu tư phát triển các hệ thống giao thông công cộng?Bởi vì vấn đề đầu tư phát triển giao thông công cộng thì chúng ta đã nói mãi và đã có trong không ít tài liệu quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông của các cơ quan nhà nước, tôi có nói thêm cũng thừa.
Tuy nhiên, việc hiện thực hoá các mục tiêu về giao thông cộng có thể nói là rất khó khăn, chậm chạp.
Tôi rất khó hình dung bao giờ các phương tiện giao thông công cộng sẽ đủ nhiều, đủ tiện để người dân tự bỏ xe máy như một số bạn đọc lập luận.
Ngay trong dự thảo Quyết định Phê duyệt "Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố" (tháng 11-2013), Bộ GTVT cũng chỉ đặt vấn đề "Xây dựng lộ trình cụ thể từng bước kiểm soát sự phát triển của phương tiện cá nhân tiến đến hạn chế phương tiện cá nhân hoạt động tại một số khu vực trung tâm của các thành phố lớn (đặc biệt là xe gắn máy)".
Rõ ràng là mục tiêu bỏ xe máy ở các đô thị lớn vẫn chưa được đặt ra một cách cụ thể và cương quyết.Chúng ta có tội rất lớn
Thật tủi thân khi nghĩ rằng thế hệ chúng tôi có thể chưa có hạnh phúc nhìn thấy một đô thị Việt Nam phát triển, với các phương tiện giao thông công cộng văn minh, hiện đại, an toàn, không có xe máy.
Thật đau khổ khi thấy mỗi ngày trên dưới 30 người Việt Nam bị chết vì tai nạn giao thông, trong đó khoảng 70% có sự tham gia của xe máy.
Last edited by a moderator: