Thảo Luận Chung Chống ngủ gật khi lái xe

Hạng B1
10/3/12
54
4
0
<span style=""color: #3366ff;"">Chống ngủ gật khi lái xe</span>
[style="color: #3366ff;"]
[/style]

(thegioioto) Ngủ gật là biểu hiện thường thấy khi mệt mỏi, như tập trung lái xe liên tục trong thời gian dài. Tài xế mất đi khả năng quan sát và phản ứng.
Lái xe là công việc nặng nhọc, dù cơ bắp không vận động nhiều nhưng mắt và một số giác quan luôn trong tư thế tập trung cao độ. Theo thời gian, năng lượng cung cấp cho não dần bị cạn. Cơ thể đòi hỏi nghỉ ngơi và hiện tượng ngủ gật xuất hiện. Bên cạnh đó, cơ thể ở tư thế ngồi cố định, rung, ồn, xóc trên xe cũng dễ làm lái xe mệt mỏi, vì thế cũng phát sinh cảm giác thèm ngủ.
Ngủ gật thường có biểu hiện dẫn đến thiếu tập trung, cơ thể rơi vào trạng thái vô thức. Mắt lim dim trong giây lát, rồi bất chợt tỉnh lại. Cơ cổ thả lỏng, đầu gục xuống giống như tư thế cúi gằm mặt.
Cơ thể rơi vào trạng thái vô thức, tài xế mất đi khả năng điều khiển xe, chạy không ổn định, lấn làn. Lái xe không kịp phản xạ để tránh tình huống nguy hiểm khi tới gần chướng ngại vật hoặc phương tiện giao thông khác. Chính bởi thế ngủ gật là một trong những nguyên nhân gây ra những tai nạn nghiêm trọng.
Biện pháp chống ngủ gật

Ngủ đủ và sâu giấc trước khi lái
Trao đổi với VnExpress.net ngày 8/11, theo bác sĩ Bùi Quang Huy, chủ nhiệm Khoa tâm thần, Bệnh viện 103: “Cách tốt nhất để chống ngủ gật là ngủ đủ”. Người lớn cần giấc ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 7 tiếng mỗi ngày. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, có thể coi là thiếu ngủ.
Không chạy xe liên tục quá 4 tiếng
Buon-ngu.jpg


Lái xe trong trạng thái buồn ngủ rất nguy hiểm.
Khi mệt mỏi tự bản thân cơ thể sẽ đòi hỏi được nghỉ ngơi. Sau 2 tiếng chạy xe liên tục, tài xế nên dừng và xuống xe, vận động cơ thể chừng 10-15 phút lấy lại sự tỉnh táo, rồi mới tiếp tục lái. Một tài liệu thần kinh của Mỹ khuyến cáo, không nên lái xe liên tục trong 4 tiếng. Vì khi đó não bộ đã làm việc quá sức, cơ thể không còn khả năng tập trung. Bởi thế lái xe đường dài, đặc biệt là xe tải cần phải có ít nhất hai người thay phiên nhau lái.
Trong tình huống lái xe một mình, các chuyên gia khuyến cáo khi cảm thấy buồn ngủ, tài xế nên tình cách dừng xe, ngủ để lại sức.
Đặt điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài
Nếu chỉ đặt điều hòa ở chế độ sử dụng gió trong, mật độ oxy trong xe giảm dần, người ngồi trong ca-bin thiếu dưỡng khí. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách hạn chế hoạt động đến mức tối thiểu, một trong những biểu hiện đó là ngủ gật. Vì thế để duy trì sự tập trung và tỉnh táo khi lái xe, cơ thể phải cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho não bộ. Hạ thấp kính lấy khí trời vào xe hoặc đặt điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài nhằm làm tươi không khí trong ca-bin.
Tránh sử dụng các loại thuốc an thần, rượu, bia
Trước kia, một số quốc gia từng cho phép lưu hành thuốc chống buồn ngủ dùng cho lái xe đường dài. Tuy nhiên, đây là loại dược phẩm gây nghiện, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng nên đã bị cấm. Rượu, bia là những chất kích thích gây ức chế thần kinh trung ương, người uống rượu thường không đủ tỉnh táo. Vì vậy, cần triệt để không uống rượu bia trước khi lái xe.
Uống trà hoặc cà phê
Vốn là loại thức uống mang lại sự tỉnh táo khi làm việc, cà phê và trà cũng là một giải pháp chông ngủ gật hữu hiệu. Tuy nhiên, sử dụng liên tục trong hành trình dài có thể làm cơ thể mệt mỏi quá mức, dù không ngủ gật nhưng lái xe vẫn không thể tập trung dẫn đến tai nạn.
Có khá nhiều kinh nghiệm được dân lái xe chia sẻ kinh nghiệm có tác dụng lấy lại sự tỉnh táo khi ngồi sau vô-lăng. Ăn quả chua hoặc ớt, rửa mặt, ngâm chân trong nước lạnh, nhai kẹo cao su...Đây là những biện pháp đơn giản giúp duy trì và lấy lại khả năng tập trung. Nhưng đó chỉ là phương án tạm thời, chưa giải quyết được triệt để vấn đề thiếu ngủ. Cơn buồn ngủ sẽ nhanh chóng trở lại.
Một số hãng sản xuất xe và phụ kiện đã có nhiều giải pháp công nghệ nhằm ngăn chặn như kính chống buồn ngủ, tai nghe chống ngủ gật.. Công dụng của chúng thường là cảnh báo tài xế khi họ có những biểu hiện ngủ gật, vì không phải lúc nào lài xe cũng tự nhận ra. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng khi sử dụng các loại thiết bị này bạn sẽ không buồn ngủ.
Theo VnExpress
thegioioto.com.vn
 
10 cách chống lại cơn buồn ngủ sau vô lăng
Quỹ AAA và đại học Iowa đã đúc kết và đưa ra 10 cách để giúp tài xế thoát khỏi tình trạng ngủ gật và lái xe an toàn:
- Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ và uống càfê hoặc chè để lấy lại sự tỉnh táo.​
- Sau khi uống càfê hoặc chè khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffein ngấm vào máu.​
- Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.​
- Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm.​
- Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.​
- Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.​
- Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.​
- Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbohydrate nên ăn các thức ăn giàu protein.​
- Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.​
- Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2h mỗi khi đi được 100 đến 120 dặm. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 300 đến 400 dặm/ngày.​
Khi nào thì nên nghỉ ngơi:​
- Khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua.​
- Khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình.​
- Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung.​
- Khi bạn ngáp liên tục.​
- Khi bạn cảm thấy khó tập trung hoặc mở mắt một cách tỉnh táo.​
- Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.​
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/11/07
2.961
28
38
53
Bài viết của bác bổ ích quá, e thấy hay nhất là câu "Cách tốt nhất để chống ngủ gật là ngủ đủ"! Vì vậy đi đường mà buồn ngủ thì ghé chổ nào sáng sáng ngủ 1 tí rồi chạy tiếp sẽ an toàn hơn!
 
Chi Hội Phó SOS
4/7/10
4.636
1.853
113
38
Cà Mau
Kinh nghiệm thực tế từ bản thân em (vì em rất thích đi đêm khuya) :
- Bò húc.
- Thổi máy lạnh thiệt lạnh vào chân.
- Uống nhiều nước liên tục.
Tuy nhiên không nên cố quá khả năng của mình. Có lần về gần tới, chỉ cách nhà 40km (khoảng 30p chạy) mà em phải kím phòng ngủ lại qua đêm đến sáng về.
18.gif
 
Hạng D
3/3/08
2.180
36
48
48
Vương Quốc Campuchia
Jangnhut nói:
Kinh nghiệm thực tế từ bản thân em (vì em rất thích đi đêm khuya) :
- Bò húc.
- Thổi máy lạnh thiệt lạnh vào chân.
- Uống nhiều nước liên tục.
Tuy nhiên không nên cố quá khả năng của mình. Có lần về gần tới, <span style=""color: #ff0000;"">chỉ cách nhà 40km (khoảng 30p chạy) mà em phải kím phòng ngủ lại qua đêm đến sáng về. </span>
18.gif

Hôm đó đi với LL hả bác, gặp em cũng vậy thui :D
Riêng em chạy suốt đêm chỉ có 1 cách chống buồn ngủ là uống nh nước và ăn khi buồn ngủ. Nhiều khi đua bơi (bám theo xe nào chạy nhanh hơn mình) 1 vài km sẽ hưng phấn hơn :D
 
Hạng D
8/12/10
2.614
101
63
HCM
huyluong nói:
Jangnhut nói:
Kinh nghiệm thực tế từ bản thân em (vì em rất thích đi đêm khuya) :
- Bò húc.
- Thổi máy lạnh thiệt lạnh vào chân.
- Uống nhiều nước liên tục.
Tuy nhiên không nên cố quá khả năng của mình. Có lần về gần tới, <span style=""color: #ff0000;"">chỉ cách nhà 40km (khoảng 30p chạy) mà em phải kím phòng ngủ lại qua đêm đến sáng về. </span>
18.gif

Hôm đó đi với LL hả bác, gặp em cũng vậy thui :D
Riêng em chạy suốt đêm chỉ có 1 cách chống buồn ngủ là uống nh nước và ăn khi buồn ngủ. Nhiều khi đua bơi (bám theo xe nào chạy nhanh hơn mình) 1 vài km sẽ hưng phấn hơn :D
Lần trước em có nghe bác nào nói là lấy nước lạnh hay nóng gì đó rửa chân cũng chống được buồn ngủ thì phải?
 
Hạng B2
27/5/11
242
105
43
Llumar Miền Nam
llumar.com.vn
nhiều khi ráng 1 chút thôi mà gây hậu quả nghiêm trọng. Em cũng hay gật gù khi chạy xe đêm hoặc sau khi nhậu. Em thấy cái nà chuẩn nè :
- Khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua.​
- Khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình.​
- Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung.​
- Khi bạn ngáp liên tục.​
- Khi bạn cảm thấy khó tập trung hoặc mở mắt một cách tỉnh táo.​
- Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.​
hic hic, rút kinh nghiệm, khi bị triệu chứng thế này thì tấp vào cafe làm 1 giấc nhé​