Ngày xưa ông bà ta nói :" một chân trong xe, một chân trong tù" - Ý là nói cái sự nguy hiểm của nghiệp tài xế, và ý nói chúng ta cẩn thận trong việc sử dụng xe.
Mình chạy cái xe không nó khác, có tải khác, trời nắng chạy khác, mà mưa nó khác, đèo dốc ta chạy khác đường bằng, đôi khi không phải đạp thắng là xong vấn đề đâu, mà đôi khi phải " lọng " ( các a e tài xế gọi tiếng lóng, ý là lạng qua né, hoặc là hốt tay lai...)
Đèo - Dốc : 2 đứa này nó khác tí về cùng cha khác mẹ.
- Đèo thì cao, dài, xa và nguy hiểm hơn, tầm nhìn và mọi thứ bị hạn chế nhiều nên mình cần lưu tâm hơn khi đi đèo, đôi khi mình đi nhiều hoặc là xe ngon cái mình đâm ra chủ quan, chủ quan không phải là ẩu đâu mà mình cứ nghĩ là không sao, nhưng mà có nhiều vấn đề có khi làm mình nguy hiểm như " đúp lê, mưa trơn trượt, buồn ngủ, chói đèn...
- Dốc thì nhẹ nhàng hơn, mình thoải mái hơn cái thằng kia. Mà cái nào mình cũng cẩn trọng, ngồi trong xe thì mình nên có cái đầu lạnh để tỉnh táo xử lí các vấn đề bên ngoài, đôi khi là 1 câu văng tục, hay là chờ đèn đỏ, hay va chạm nhỏ.....
Quay lại vụ đi đèo - dốc thì giờ mình hay sử dụng xe số sàn và tự động thôi, có số tay nữa ( tính vào tự động rồi luôn) thì :
- Số sàn : Khi lên dốc thì mình cứ đi bình thường, côn số nhịp nhàng, lên dốc thì thói quen đôi khi không nhìn đồng hồ tua mà quen thì cảm nhận xe nó " nhợn - đại khái thiếu lực kéo " thì mình về số, cắt côn về 1 hoặc 2 số tùy điều kiện lúc đó. Khi về số thấp thì mình mớm ga nhẹ cho nó đồng tốc khớp nhau nhẹ láp - hộp số ....Mình chịu khó nhìn gương hậu va quan sát xung quanh thêm cho an toàn, đừng bám đít sát quá dù trước là Mer sprinter hay transit hay là Hino 8t,12t hay là Universal thì giờ hệ thống thắng tốt hơn, đạp phát là dính. Có 1 điều nhỏ tí thế này là khi tài xế đạp thắng trên xe đến ra sau đèn thắng nó sáng lên là 1 đến 2 giây, rồi mình thấy đèn thắng xe trước, mình ở sau đạp thắng thì lại thêm 1 hoặc nhiều là 2 giây nữa --> Tạm tính là 4 giây tốc độ, thì nếu mình đi nhanh hoặc sát quá lúc đó xe có ngon hay gì thì khả năng va chạm là có thể.
Xuống dốc thì mình đừng để N, không có tiết kiệm xăng dầu gì đâu, cũng không có tốt gì cho xe và người trên đó đâu, đi số 3,4 hoặc nhanh quá thì đổ số 2. Đi đèo dốc mà ai hối ai thích đi trước kiểu nào kệ họ, mình cứ an toàn trong khả năng xử lí của mình và khả năng của xe. Không sao đâu nếu vòng tua mình đổ 3000 hay 4000rpm vì vòng tua đó vẫn trong red line cho phép của xe, cảm giác nhốt về 1 số là xe nó ghì ngay lại, gấp quá thì đá nhẹ thắng chút.
- Số tự động : giờ nhiều xe các phân khúc mình chạy, mình thấy có kí hiệu " +" và " - ", hoặc là L1,L2,L3 hoặc là chế độ M hiển thị số trên táp lô và có cần gạt sau tay lái đó, khi đi đèo dốc mình đi cái chế độ này hay ho hơn vì thứ nhất là thú vị hơn, thứ 2 là mình làm chủ được chủ động hơn các cấp số. Khi lên đèo mình cứ đi D cũng ok được hết, thong thả lai rai đi thôi, nó tự nhảy số, mình giảm tốc thì hộp số nó tự nhảy trả về, nhưng mà khi mình vượt liền hoặc qua mặt xe trước liền thì nếu để D thì cần thời gian để hộp số nó nhảy về đúng số tạo gia tốc lớn nhất tương ứng với lực ga mình đạp, chắc khoảng 1,2s --> hoặc là mình đi chế độ + và - mình giữ cái số mà mình thấy là ổn để vượt xe, hoặc là đang ở D mình gạt cần sau tay lái 1 hoặc 2 cái để về cấp số mình cần. Do cách mình sử dụng thôi.
Khi đổ đèo bằng xe tự động, nhiều pác, nhiều a e mình để D mà đổ đèo, thì mặc nhiên gia tốc xe và cách mình đệm ga mà nó có thể đổ tới số 6 hoặc hơn ( các pác cứ thử xem sao nha), thì mình cứ đạp thắng liên tục - đỏ đít liên tục - cái này là không tốt. Xe oto hay xe tăng hay xe gì cũng có giới hạn chịu đựng tối đa, thắng cũng thế, cái việc mà mất thắng có khi là do đạp thắng nhiều và liên tục, làm dầu thắng sôi lên quá nóng, dẫn đến không ăn nữa, thì gắp-ben nó đâu đẩy bố thắng vào đĩa thắng hay tam-pua đâu, nên gây ra tai nạn mà mình gọi là mất thắng - sau khi xảy ra tai nạn, điều tra thử thắng lại thì khi đó dầu thắng nó nguội trở về bình thường, nguyên cái hệ thống nó có vẫn bình thường.
--> Thì thay vì hạn chế sự đỏ đít khi đi số D đổ đèo, mình đi bán tự động tốt mà, đẩy cần số từ D qua S hoặc M đi +/-. Sẽ hãm được xe theo như mình muốn mà không cần đạp thắng nhiều. Các xe khách lớn giờ nó có chế độ " cúp-pô" là dùng hệ thống phanh khí nén để hãm lại mà không cần đạp thắng ( mở công tác bình, kéo cần phanh khí nén - nhỏ nhỏ bên trái tài xế hoặc cần bên phải sau tay lái tùy dòng).
Các pác mình đi nhiều tự có thêm trải nghiệm và kinh nghiệm, mình thấy vui vui lúc rỗi nên viết chia sẻ và góp ý thôi. Mình cứ sẻ chia ai biết rồi thôi, ai biết nhieuf hơn thì góp ý trên tinh thần thoải mái, ai chưa biết thì sẽ biết.
Chúc các pác lái xe an toàn.