Đóng góp của anh từ thực tế nên rất bổ ích không chỉ cho nhưng anh em mới lái mà còn hữu ích cho những anh em cầm lái lâu năm.
Rất cám ơn anh.
Tiện anh cho hỏi ngoài lề chút là
Các xe khách đường dài hay chạy lấn tuyến, dành đường ép các xe nhỏ (trên OS có nhiều clip phản ánh rồi) và cũng nhiều xe gây tai nạn thương tâm (báo đài đưa tin thường xuyên).
Các bác tài đều quý tính mạng bản thân và biết rõ sau lưng mình còn hàng chục hành khách gửi mạng sống cho họ.
Vậy sao nhiều bác tài xe khách vẫn chạy ẩu vậy anh?
Từ kinh nghiệm bản thân anh có thể nói thêm chút lý do được không anh?
Khoảng thời gian, đia điểm các bác tài hay chạy ẩu để anh em tiên liệu trước, cảnh giác phòng tránh.
Lần nữa cám ơn vì đóng góp của anh.
Thân ái.
Cảm nhận cá nhân, so sánh từ hiện tại bây giờ đến tầm khoảng 10 năm về trước thôi, không cần quá xa, thì có một số vấn đề thế này mà nếu là tài già, đã từng qua bài bản, đã chạy xe 1 cách có tâm, đã sống hết vì cái nghê dù trọn vẹn hay chưa trọn vẹn :
1. Thời đại : Tầm 10 năm trước, xe ngon chưa nhiều, hồi đó ngoài đường xe khách thì có Huynhdai từ dòng đời 98-99 như City 900, đến aero space đến aero queen, Daewoo 45 chỗ, town 35 chỗ, tải thì có huynhdai và hino, asia.... Tải phần nhiều là chở nặng, quá tải nữa, và đặc điểm chung của tải và khách là đi đường dài Bắc Nam, và xe cũng chưa ngon như bây giờ, đường xá cũng không tốt hơn bây giờ, các biển báo giới hạn ít và ngay cả khu dân cư cũng ít luôn. Và xe chạy cũng không nhanh như bây giờ.
2. Cuộc sống mưu sinh : Cuộc sống hối hả ngày tăng lên, nhu cầu thông thương hoàng hóa nhiều dẫn đến tốc độ chuyên chở tăng khủng khiếp, chỉ trải qua những tháng ngày mà ôm vô lăng mới hiểu được cái này, hồi đó saigon - nha trang đạp lúc nào cũng 13-15 tiếng với xe " xịn " lúc đó là thằng aero space 1 cửa với 48 khách và 2,7t hàng dưới thùng. So với bây giờ là chậm lắm, xe bây giờ xịn hơn chạy khỏe nên các bác tài mình đạp cũng mạnh chân. Giờ cái gì cũng có nhiều cách để giải quyết để có thể nhanh nhất từ nơi đi -> nơi đến để kịp giờ, kịp hàng, kịp quay đầu, vì một cái chung là lợi nhuận và kích cầu kinh tế.
3. Bằng cấp : Bây giờ 18 - 20t các em thi dấu B2, sau đó chạy xe gì đó hoặc không chạy hoặc để đó, đến 3 năm sau bỏ dấu C lên dấu D là chạy được đến 30 chỗ, hoặc FC ôm cái cont kia chạy --> Sau đó 3 năm từ D lên E luôn, là dễ dàng xe chạy được rồi. Lúc trước không như thế, B2 lên C, lên D, lên E theo thứ tự, mà lúc đó hầu như là tải nặng, khách có nhưng ít hơn. Nhưng mà mình quên một cái là cái gì cũng trải qua luyện khó lắm mới có thể ra được đàng hoàng là cái nghề + đạo đức nghề. một tài xế giỏi và đủ giỏi là phải từng ôm qua xe tải, từng ôm bao nhiêu cung đường đèo, nắng, mưa, trợt, thậm chí đổ máu - Em nhớ hồi đó chạy tải hàng cá tươi muối sá ( tức là 1 lớp đã, rồi 1 lớp cá xen kẽ nhau đến trần xe ) - leo đèo, mà chơ nặng và đèo dốc thì hiểm, đường không tốt láng mịn như giờ nên xe nào cũng có 1 cục canh tam giác. Mục đích là lết tới đâu nhợn hoặc gặp xe trước " trôi " là dưới canh liền. Để rồi khi ở trên tài xế buông côn hoặc lúc xe tuột mà canh không hết thành bánh xe là ăn nguyên cục canh vào người có khi dập cả lá lách, gãy xương sườn hoặc bể đầu, gãy tay.... Nên quý mạng sống lắm, tài xế nào mà chuẩn bị buông côn là kèn mấy phát là lơ hoặc tài ở dưới né hết, đổ đèo hay mưa gió đường trường cũng như đường hiểm, anh em đều thức, chỉ nhau cách chạy xe, động viên nhau " thôi ráng, thời thế cực khổ, ráng mà đổi đời"....
4. Nhận thức : Cuộc sống khó khăn, xe cộ chưa ngon, đường xá không tốt, đi đường xa nhớ nhà nhớ vợ nhớ con, thèm được ăn mâm cơm ở nhà. Có khi leo lên xe rồi đề-pa mà nhìn về ngôi nhà ứa nước mắt, có khi đêm đêm khách đã ngủ say hết, còn 1 mình mình ôm cái xe, trước không ánh đèn nào ngoài đèn xe mình, sau cũng không ánh đèn nào ngoài đèn đuôi, cảm thấy buồn, cảm thấy thương mình, thương nhà, mà nhủ là giá nào giá cũng phải đổi đời. Từ những cái khó đó mà tâm tưởng mình khác đi, cộng thêm cái xe là 1 tài sản lớn, 1 gia tài kiếm sống, nhớ lại ngày trước hầu hết tất cả tài xế là biết về xe, biết sửa biết chỉnh và hiểu đến từng chi tiết nhỏ, sau mỗi 1 chuyến đi là kiểm tra , là sửa chữa ( hồi đó garage đâu đâu cũng có, thay vỏ sửa xe là nhiều lắm ). Thật sự mà nói ra ít có khi nào mà nghe ah xe mất thắng, ah xe đâm đít, ah liên hoàn, hay là ép nhau giữa đường,... mà chỉ có là nổ vỏ, ngủ gật . Giờ thì hiện đại nên cái gì cũng sẵn đâm ra mình chủ quan, cứ xe lên là đạp ga, là phóng, là ép, là chạy sao cho kịp giờ, sao cho hơn xe kia, hơn ông kia, ah xe này nhanh xe kia dỏm.....đủ thứ ( em không nói hết tất cả anh em chú bác tài xế ) - Mà phải nói 1 điều là NHẬN THỨC bây giờ là cái XA SỈ, cái gì đó QUÁ MỚI MẺ với 1 bộ phận a e cầm vô lăng. Anh chạy tải tui không nói, a té kệ anh, hàng hư không nói, mà nói cái ông chạy xe khách, là trách nhiệm hình sự, là bao con người sau anh đó, tại sao không hiểu ra là chúng mình sáng thức dậy ra khỏi cửa nhà ai cũng mong là tối đến còn được bước vào cưa nhà mình, chứ ai muốn nằm lại ngoài kia ? Mà thật sự rất chủ quan khi chạy xe : là lái quen, là được có bao năm kinh nghiệm, là xe ngon, là bảo hiểm nhiều, là quen công an, là mua đường, thậm chí là anh chẳng có 1 cái gì gọi là đạo đức lái xe.
5. Đánh đổi : không bao giờ có êm đềm trong cuộc đời, ta đánh đổi. Bản thân em từng cầm tài kiếm sống, từng đánh đổi, có khi cả cái mạng. Các bác thử đi hỏi mấy chú " tài xế có tâm ", " lâu năm và có kinh nghiệm " , " bác tài ". Sao e gọi thế ? Có tâm là đôi khi chấp nhận thắng gấp hết cỡ hoặc chấp nhận chạy thật chậm vào lề đường để né vài con vật : dog, duck. Lâu năm và có kinh nghiêm là nắm rõ kĩ thuật chạy xe, thông tin của xe, điều kiện chạy xe và luôn trao đổi về xe, về cái nghề mình chon, không phải cứ lên chạy là đã ngon lành. Bác tài ? tại sao có chữ là bác tài mà không phải chú tài, hay anh tài, em tài.... bởi như nghĩa được chạy cái xe phải là trung niên, dày dặn kinh nghiệm, trải đời để biết rằng cần sự nghiêm chỉnh, đạo đức mà giao phó đồ đạc, của cải mạng sống. Chứ giờ thiệt nhiều bạn trẻ chỉ biết mở cửa leo lên và cắm đầu chạy, có khi " thấy cái kiểu de xe, hay đề pa hay xi-nhan nhập làn đường là thấy ghét rồi ", đừng nói chi nhìn mặt đẹp xấu.
- Cái nghề không xấu, bản thân nó không tệ, mà người sử dụng bạc với nó, làm xấu đi theo thời gian bởi sự cẩu thả, vô tâm. Cá nhân em chỉ các bác cách LỰA TÀI XẾ nếu đã đi xe khách, già trẻ em không nói tới, nhưng tài xế tốt phải có những cái này :
- Bước đi vừa phải, không quá nhanh, hấp tấp : họ sẽ thao tác xe kĩ
- Thao tác bước đầu : Lên xe nhìn xuống phía hành khách coi tình hình xe ra sao, rồi mới ngồi vào ghế, nổ máy, coi các đồng hồ báo, nhìn gương, hoặc đi lau cái gương hậu, xong hết đóng cửa và THẮNG TAY LÀ XẢ SAU CÙNG. Tại sao nói thế, lên xe nhìn thao tác thắng tay biết ngay người đó ra sao nếu ngừng xe là thắng tay kéo trước đầu tiên để khóa cơ học bánh xe cái đã, lỡ có sơ sót gì xe cũng ít rướn hoặc tắt máy ( số sàn ) - và chuẩn bị khởi hành thì thắng tay là cái sau cùng mình thao tác sau khi mấy cái khác đã xong, các bác thử xem e nói có gì cần chỉnh không.
- Phong thái : trước khi lên xe hay đi dạo xung quanh xe kiểm tra, kiểm tra vỏ, gầm, đèn. Lên xe thì ngồi dựa thẳng lưng vào ghế, tư thế thoải mái, không có chồm chồm ra trước hay là ào 1 cái lên xe là đi liền. --> các bác hãy để ý điều e nói xem ra sao, hoặc hỏi thêm.
6. Cuối cùng là e chốt lại, viết nhiều quá đâm ra không hay, sự vô tâm, lơ là, thờ ơ của tài xế, sự cẩu thả trong cách sử dụng, xã hội năng động và chưa có 1 sự thống nhất giữa các bên nên gây ra nhiều kết quả đau lòng. Rất là cần 1 sự " nâng cao nhận thức " để làm sao ta ý thức hơn việc làm của mình. Hãy coi đó là cái NGHÈ, chứ đừng coi là CÔNG VIỆC, cái nghề là cái mình sẽ trau chuốt, gắn bó, phát triển, còn công việc là sẽ có sự thay đổi.
--> Đa phần coi tài xế là việc, quá nhiều lí do để làm tài xế, các pác đã biết, bởi không có sự định hướng rõ ràng về cái đó phải làm thế nào và thế nào là đúng sai. Cấp bằng, mua bằng quá dễ, bảo kê tùm lum gây ra sự thuận lời cho những cá nhân và tập thể vô tâm.
Nên thôi chốt lại, chỉ có thể viết lang man chia sẻ vơi các bác tí chứ nguồn gốc rễ sâu xa chưa giải quyết được.
P/s : Cái giờ mà khách và tải chạy ẩu nhất, lơ là và buồn ngủ gây nguy hiểm là từ 15h đến 19h, và giờ khuya là từ 4 giờ 30 sáng đến 7h sáng nha bác.
Thân.