RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?
Mô tả sơ lược hệ thống trợ phanh bằng áp thấp :
Nguyên lý của việc trợ lực dựa trên chên lệch áp suất khí quyển và áp suất đường hút khí của động cơ xăng , đối với động cơ Diesel người ta phải bố trí thêm một bơm chân không nhỏ để đảm nhiệm việc cung cấp áp thấp .
Buồng làm việc nhờ có van hai chiều mà sẽ được nối thông với khu áp suất thấp hoặc khu áp suất khí trời , van này được tác động thông qua một cần đẩy nối với bàn đạp phanh và họat động tới lui khi bạn đạp hay nhả chân phanh . Khi bạn dạp phanh , cần đẩy sẽ đẩy van khí , đóng cửa buồng áp thấp và mở buồng làm việc thông với khí trời , dưới tác động của của sự chên lệch áp suất , màng tác động bị kéo mạnh về phía áp thấp , tạo lục đẩy lên cần làm việc , ép lên Piston bơm dầu phanh một lực lớn .
Khi nhả phanh , van đóng dần cuẳ thông với bên ngòai và mở thông buồng làm việc với buồng thấp áp , triệt tiêu lực ép lên cần đẩy , giảm thiểu lực phanh .
Như vậy khi đạp phanh , lực do bạn tạo ra chỉ cần đủ sức tác động lên các van hai chiều và một phần nhỏ trực tiếp tác động lên cần đẩy chính , khi xe chết máy , lực chân bạn phải trực tiếp tác động lên cần đẩy mà không có hỗ trợ nào khác , cho nên bàn phanh rất nặng , tới mức hầu như không ai đủ sức tác động hiệu quả lên phanh .
Qua nguyên lý nêu trên , bạn cần nhớ một chi tiết sinh tử : Khi xe chết máy lúc đổ đèo , bạn hãy cố ghì phanh chứ đừng nhồi phanh liên tục , mỗi lần nhồi , áp thấp chạy từ buồng áp thấp sang buồng làm việc chạy ra ngòai , làm cho chân không càng mau suy giảm , chân phanh càng mau mất trợ lực ...Cố gắng dẫm phanh là cố gắng cứu lấy mạng mình đó , càng nhồi nhiều thì cơ hội đòan tụ càng cao đó...và nhớ đừng bao giờ về sô không bạn nhé ....đây không phải chuyện nói đùa .
Người ta cũng có HT trợ phanh bằng khí nén hoặc điện ....
Vấn đề hồi tiếp để cân bằng như bác 2Lúa vừa nêu cũng rất thú vị , chúng ta còn có cơ hội bàn nhiều về nó
Mô tả sơ lược hệ thống trợ phanh bằng áp thấp :

Nguyên lý của việc trợ lực dựa trên chên lệch áp suất khí quyển và áp suất đường hút khí của động cơ xăng , đối với động cơ Diesel người ta phải bố trí thêm một bơm chân không nhỏ để đảm nhiệm việc cung cấp áp thấp .
Buồng làm việc nhờ có van hai chiều mà sẽ được nối thông với khu áp suất thấp hoặc khu áp suất khí trời , van này được tác động thông qua một cần đẩy nối với bàn đạp phanh và họat động tới lui khi bạn đạp hay nhả chân phanh . Khi bạn dạp phanh , cần đẩy sẽ đẩy van khí , đóng cửa buồng áp thấp và mở buồng làm việc thông với khí trời , dưới tác động của của sự chên lệch áp suất , màng tác động bị kéo mạnh về phía áp thấp , tạo lục đẩy lên cần làm việc , ép lên Piston bơm dầu phanh một lực lớn .
Khi nhả phanh , van đóng dần cuẳ thông với bên ngòai và mở thông buồng làm việc với buồng thấp áp , triệt tiêu lực ép lên cần đẩy , giảm thiểu lực phanh .

Như vậy khi đạp phanh , lực do bạn tạo ra chỉ cần đủ sức tác động lên các van hai chiều và một phần nhỏ trực tiếp tác động lên cần đẩy chính , khi xe chết máy , lực chân bạn phải trực tiếp tác động lên cần đẩy mà không có hỗ trợ nào khác , cho nên bàn phanh rất nặng , tới mức hầu như không ai đủ sức tác động hiệu quả lên phanh .
Qua nguyên lý nêu trên , bạn cần nhớ một chi tiết sinh tử : Khi xe chết máy lúc đổ đèo , bạn hãy cố ghì phanh chứ đừng nhồi phanh liên tục , mỗi lần nhồi , áp thấp chạy từ buồng áp thấp sang buồng làm việc chạy ra ngòai , làm cho chân không càng mau suy giảm , chân phanh càng mau mất trợ lực ...Cố gắng dẫm phanh là cố gắng cứu lấy mạng mình đó , càng nhồi nhiều thì cơ hội đòan tụ càng cao đó...và nhớ đừng bao giờ về sô không bạn nhé ....đây không phải chuyện nói đùa .
Người ta cũng có HT trợ phanh bằng khí nén hoặc điện ....
Vấn đề hồi tiếp để cân bằng như bác 2Lúa vừa nêu cũng rất thú vị , chúng ta còn có cơ hội bàn nhiều về nó
Last edited by a moderator: