Em nghĩ bác mới không đọc kỹ nội dung em tranh luận.
Cái này thì em đồng ý với bác là xxx lập biên bản vi phạm là không sai.
Cái này thì bác tự mâu thuẩn với chính mình.
Tại sao 2) thì xử phạt bằng QĐ xử lý được còn 1) thì không?
Vì biên bản viết thế nào cũng là vi phạm tốc độ, mà nguyên nhân vi phạm là không tuân thủ biển báo
Mâu thuẫn về cái gì vậy bác, em xin giải đáp câu hỏi của bác :
- Bác cần phân biệt giúp em :
+ Việc xử lý BBVP khác với xử phạt VP --> cái này em ghi rất rõ trong các nội dung đã đưa trên diễn đàn.
+ Việc không ra QĐ xử lý thì có nghĩa QĐ vẫn có thể ban hành nhưng vì lý do nào đó hay đơn giản hóa thủ tục mà họ không ban hành (được PL cho phép) hoặc QĐ không ban hành được do BBVP không có cơ sở pháp lý, không đúng thẩm quyền, ....
- Với câu hỏi tại sao TH 2 thì xử lý (xử phạt) bằng QĐ xử lý còn TH1 thì không, lý do thì có nhiều nhưng em chỉ nêu 1 lý do đơn giản nhất theo Luật XLVPHC (với các bác đã hay đang làm công tác xử lý VPHC tại các cơ quản lý NN thì biết rõ) :
+ TH1 : nội dung trong BBVP không thể hiện rõ ràng, đầy đủ, cụ thể chính xác hành vi VP đã được định danh cụ thể và có chế tài cụ thể trong các văn bản PL --> không đủ và có co so phap lý để ra QĐ xử phạt --> vẫn phải xử lý BBVP theo quy định --> ra hình thức cảnh cáo (nhắc nhở) là hình thức xử lý không cần ra QĐ.
+ TH2 : nội dung trong BBVP thể hiện rõ ràng, cụ thể chính xác hành vi VP đã được định danh cụ thể và có chế tài cụ thể trong các văn bản PL --> có cở phap lý để xử phạt --> ra QĐ xử lý (xử phạt ) theo quy định --> là hình thức xử lý cần ra QĐ.
==> Vấn đề em và bác đang tranh luận là xxx ghi nội dung trong BBVP như TH 1 & 2 có được hay không theo pháp luật ? Nếu không thì dựa vào cái gì để biết họ không được phép ghi như vậy? Nếu họ được phép ghi như vậy thì BBVP có được xử lý không?
Em : Hiện theo quy định của Luật XLVPHC và các văn bản pháp luật liên quan thì không cấm xxx làm như vậy --> BBVP do họ lập vẫn có giá trị pháp lý --> việc xử lý BBVP như thế nào thì theo nội dung em trình bày ở trên --> việc xxx làm hợp pháp.
Bác : Không đồng ý với việc xxx làm như vậy ---> nếu bác tranh luận về tính hợp pháp thì bác cho em xin quy định pháp lý nào chứng minh việc họ không được làm.
Còn nếu bàn về tính hợp tình, hợp lý (theo quan điểm của từng người) thì em đồng ý với ý kiến của bác : việc xxx làm như vậy mang tính gượng ép, không hợp tình, ... --> nhưng điều này phụ thuộc vào quá trình giao tiếp giữa 2 bên --> vấn đề này hoàn toàn có thể xảy ra trong lĩnh vực GT và đã xảy ra trong các lĩnh vực khác mà theo luật hiện hành thì xxx không sai.