RE: Giá xe ôtô ở Việt Nam đắt nhất thế giới!
Tôi theo dõi đề mục này từ đầu, thấy rất hứng thú. Nhiều bác đưa ra nhiều ý kiến trái ngược cũng rất thú vị. Tôi cũng xin đóng góp vài lời - chỉ là ý kiến riêng - mong các bác bình luận thêm:
Có bác thì bàn về chủ trưong đường lối chính sách, vài bác khác thì phê phán các liên doanh. Tôi nghĩ ai cũng có phần đúng, tùy theo mình nhìn từ góc độ nào. Bác V8 nếu thật sự đã từng tham gia thẩm định vài dự án thật, thì bác ý tất nhiên phải bảo vệ quan điểm, không thể trách được.
Nhưng nếu nói là giá xe VN quá cao là chủ trương cùa NN để hạn chế đký xe otô hay tắc đường, thì tôi cho rằng không đúng. Thậm chí nếu như có 1 cán bộ cao cấp nào đó phát biểu như vậy thì cũng hết sức chủ quan. Nếu muốn hạn chế xe ôtô thì nhà nước không nên cấp phép cho quá nhiều LD SX Ôtô như hiện nay. Đã cấp phép thì phải cho họ bán, không thể bằng hình thức tăng thuế để hạn chế tiêu thụ, làm hại tới doanh nghiệp.
VN đang phát triển theo con đường kinh tế thị trường, mở cửa & hội nhập. Hệ quả tất nhiên của con đường này là sẽ có người giàu - người nghèo. Anh nào có tiền thì mua xe ôtô, anh nào thiếu tiền thì mua xe máy, xe đạp. Khả năng tài chính tới đâu thì nhu cầu & khả năng tiêu dùng tới đó. Giá xe VN cao tới chóng mặt (tôi không muốn so sánh hơn-kém với ai) cũng là hệ quả của định luật kinh tế Cung-Cầu đơn giản này.
NN tăng thuế - giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng - là để giảm bớt bảo hộ, bắt các nhà đầu tư phải thực hiện cam kết nội địa hóa. Hãy khoan bàn tới vấn đề yếu kém của bộ máy quản lý NN trong việc cấp phép, quản lý, theo dõi các dự án đầu tư. Chỉ đặt câu hỏi tại sao giá xe càng tăng thì càng tiêu thụ nhiều, trong khi 2 năm qua từ khi tăng thuế mục đích chính là tăng nội đại hóa vẫn không nhúc nhích? Câu trả lời là có Cầu thì mới có Cung.
Ai bảo các bác một mặt thì chửi bới xe giá cao - chất lượng thấp, nhưng mật khác vẫn đi mua ùn ùn? Có ai dí súng vào đầu người tiêu dùng bắt mua xe không? Không thể trách các LD SX xe được. Họ làm kinh tế, đầu tư một đống tiền âm - tiền dương, thì phải tính tới hiệu quả và lợi nhuận.
Có trách thì trách dân mình nhận thức tiêu dùng kém, đưa tiền cho nó thịt. (RẤT) nhiều người thẫm chí không có nhu cầu thực sự, không có cả chỗ đậu xe, nhưng vẫn cố mua bằng được 1 chiếc ôtô (trả tiền hay trả góp !!!) cho bằng anh bằng em ! Còn nhà nước? trong vài ngàn khẩu hiệu và chủ trương hay ho thì chắc chỉ có vài % thành hiện thực. Miễn là tiền thuế thu đủ, thì mặc kệ ông bán xe - ông mua xe giải quyết với nhau.
Lại nói về chuyện thuế. Thuế thu từ các nguồn này phải được sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng giao thông.
Khoan nghĩ tới những kiểu hạ tầng như đường NHC, cầu VT hay chi phí làm đường cao gấp 6-7 lần nước ngoài. Chỉ cần hỏi rằng bao nhiêu % số thuế này thực sự được sd đúng mục đích? Tại sao không minh bạch trên thông tin đại chúng? Nếu sai mục đích thì lôĩ của ai? Lại là lỗi của dân mình. Lỗi là do mình không biết chọn ra những người đại diện xứng đáng trong QH, ai cũng đi bầu cử cho có lệ, nhiều người còn không đi, nên các vị đại diện đó ngoài việc hô khẩu hiệu hay nói hùa theo thì không biết gì khác.
Về vấn nạn kẹt xe, tôi nghĩ không thể đổ lỗi cho ôtô được. Nhiều ôtô trên 1 con đường, tuy lưu thông có thể chậm nhưng không thể tắc nghẽn 1-2-3 tiếng được. Tôi thấy nguyên nhân của nạn kẹt xe chủ yếu do 3 yếu tố:
- là do xe thô sơ, xe 2-3 bánh và Ý THỨC của người tham gia giao thông: ở tại 1 giao lộ, xe máy đi lấn tuyến, lạng lách, bất chấp tín hiệu giao thông từ 4 phía đổ tới, không ai chịu nhường ai. Xe ôtô không thể làm như vậy được. Hơn nữa trên 90% lái xe ôtô lưu thông trên đường có bằng lái nên ở mức độ nào đó cũng tôn trọng luật giao thông. Nhưng trên 50% người đ.khiển xe gắn máy lưu thông không có bằng lái (số liễu của Cục CSGTĐB) ! Các bác trong 4R chắc cũng là dân lái xe, có bác nào có cảm giác giống tôi là đôi khi đi ngoaì đường búc bối quá, chĩ muốn tông vào cái thằng lạng lách trước mặt cho bõ tức
?
- là do CSGT quá yếu kém về trình độ, năng lực (tôi không muốn bàn tới vđề mãi lộ cho thừa thãi). Đa số CA gia nhập lực lượng này để kiếm cơm no áo ấm chứ không vì mục đích giữ gìn bảo vệ an toàn giao thông. 1 năm "ra quân chiến dịch" được vài lần sau đó đâu lại vào đó. Ngã tư có CSGT đứng cũng như không. Không thổi/phạt xe 2 bánh lấn tuyến, chèn ép mà chỉ chăm chú bắt lỗi các xe 4 bánh lấn vạch !
- là do hệ thống hình phạt vi phạm luật giao thông không hiệu quả. Nếu cứ phạt thật nặng, đánh vào kinh tế thì chắc chắn mọi người sẽ phải suy nghĩ nhiều lần trước khi vi phạm.
Tóm lại, nhà nước có chủ trương của nhà nước trong chuyện tăng thuế xe (có thể vì mục đích tốt hay không thì tùy phán xét). Nhưng giá xe cao đi đôi với tiêu thụ xe tăng thì không phải lỗi NN nữa rồi. SX ôtô tại VN là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, đa số các nhà đ.tư hoàn vốn sau 5 năm. Nhưng nếu con bò vẫn còn sữa thì còn vắt được. Thuế mà lẽ ra các hãng xe phải chịu như một biện pháp trừng phạt lại do người tiêu dùng gánh chịu một cách vui vẻ. Thế thì trách ai được nữa. Còn nếu muốn giảm kẹt xe, thì giảm xe 2 bánh - tăng cường giao thông công cộng, phát triển hạ tầng giao thông. Chứ lại giảm xe ôtô thì đúng là chuyện ngược đời. Các bác có thấy có nước tiên tiến phát triển nào lại đi xe 2 bánh nhiều như mình không?