Hạng C
3/3/07
929
45
28
Không hẳn cứ nước mắm nguyên chất ( truyền thống ) là "ngon", là hợp khẩu vị cho tất cả, thông thường thì vị khá là mặn ( do không dùng hóa chất bảo quản ) nên các bà các cô hay "chế biến" lại cho vừa ăn.
Nước mắm chế biến không có gì là "xấu", nó là sp phù hợp cho thị hiếu tiện lợi của người tiêu dùng. Vấn đề là có quá nhiều khái niệm bị đánh tráo gây hiểu nhầm, tệ hơn nữa là dùng các nguyên liệu không hợp sức khỏe con người nhằm tăng lợi nhuận. Như bác TBC nói ở trên, mì chính dùng ở giới hạn cho phép không có hại, nhưng "siêu bột ngọt" mà bác Ytuongmoi đề cập không phải là mì chính. Cùng một công dụng, một đơn vị hóa phẩm cho thực phẩm đắc hơn hàng chục lần hóa phẩm công nghiệp!
Nhà thùng nước mắm truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, sản lượng ít, họ chỉ tạo thương hiệu trong một phạm vi địa bàn nhất định. Với họ như vậy cũng đã đủ, đa phần họ đều là "đại gia" của địa bàn đó.
Em đang thắc mắc bác chủ thớt muốn mang đến điều gì mới mẻ cho loại hinh NM này? Nếu là các giải pháp thương hiệu, thị trường... thì đâu còn là NM truyền thống nữa?!
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
44
Em hoàn toàn đồng ý với bác.
Chỉ trong 1 thời gian ngắn, nước mắm công nghiệp đã chiếm hơn 65% thị phần trong khi tất cả các nhãn hiệu đóng chai khác công lại chỉ có 7% thị phần. Để tăng 1% thị phần phải tốn hàng triệu đô. Việc giành lại thị phần là không hề đơn giản vì nguồn lực của nước mắm truyền thống đa số là yếu.

Ý tưởng của em cũng không có gì mới, chủ yếu là nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng để họ chọn sản phẩm phù hợp, tránh bị lừa gạt, ngộ nhận: ví dụ giúp người dùng phân biệt độ đạm với độ N (chênh lệch nhau gấp 6,25 lần nhưng nhiều người không biết tưởng là 1 thứ nên bị lừa mà không biết). Hay dựa vào tỉ lệ protein biết được độ đạm: nhìn cái chai ghi thượng hảo hạng nhưng tính ra độ đạm chỉ có hơn 2% và 4% (bằng 1/10 nước mắm xịn, đó là chưa kể trong cái % ít ỏi đó có 1 tỉ lệ đáng kể là bột ngọt, siêu bột ngọt, amin tổng hợp...., vậy tỉ lệ nước mắm là bao nhiêu??? Hay nhìn vào chai mắm họ biết loại nào có chất bảo quản, loại nào không..., loại nào bỏ hóa chất nhiều, loại nào bỏ hóa chất ít. Cách thức triển khai thì còn tùy vào khả năng, sự đoàn kết của các đơn vị muốn triển khai. Bác nào cần thì em góp ý thôi chứ em có được ai trả lương đâu mà thực hiện.

anpham1932 nói:
Không hẳn cứ nước mắm nguyên chất ( truyền thống ) là "ngon", là hợp khẩu vị cho tất cả, thông thường thì vị khá là mặn ( do không dùng hóa chất bảo quản ) nên các bà các cô hay "chế biến" lại cho vừa ăn.
Nước mắm chế biến không có gì là "xấu", nó là sp phù hợp cho thị hiếu tiện lợi của người tiêu dùng. Vấn đề là có quá nhiều khái niệm bị đánh tráo gây hiểu nhầm, tệ hơn nữa là dùng các nguyên liệu không hợp sức khỏe con người nhằm tăng lợi nhuận. Như bác TBC nói ở trên, mì chính dùng ở giới hạn cho phép không có hại, nhưng "siêu bột ngọt" mà bác Ytuongmoi đề cập không phải là mì chính. Cùng một công dụng, một đơn vị hóa phẩm cho thực phẩm đắc hơn hàng chục lần hóa phẩm công nghiệp!
Nhà thùng nước mắm truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, sản lượng ít, họ chỉ tạo thương hiệu trong một phạm vi địa bàn nhất định. Với họ như vậy cũng đã đủ, đa phần họ đều là "đại gia" của địa bàn đó.
Em đang thắc mắc bác chủ thớt muốn mang đến điều gì mới mẻ cho loại hinh NM này? Nếu là các giải pháp thương hiệu, thị trường... thì đâu còn là NM truyền thống nữa?!
 
Hạng B2
14/2/12
169
1
18
Ý tưởng hay, em đang tính kinh doanh nước mắm truyền thống mà chưa kiếm đâu gia chuyên gia hoá phẩm. Bác chủ có số alo cho em cùng chia sẻ nhé.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
44
Kinh doanh nước mắm truyền thống thì bác cần chuyên gia hóa phẩm để làm gì nhỉ.
Email của em: [email protected]

Maac nói:
Ý tưởng hay, em đang tính kinh doanh nước mắm truyền thống mà chưa kiếm đâu gia chuyên gia hoá phẩm. Bác chủ có số alo cho em cùng chia sẻ nhé.
 
Hạng B2
14/2/12
169
1
18
Thanks bác, em cần người hợp tác trong lĩnh vực R&D có kinh nghiệm trong lĩnh vực nước mắm.
 
Tập Lái
23/1/15
0
0
0
46
Chào bạn Ytuongmoi
Minh cugn co suy nghi nhu ban va dang du tinh kinh doanh nuoc mam truyen thong ,ban co y tuong gi giup cho minh nhe.Cam on ban,
 
Tập Lái
2/8/15
0
0
0
63
Em nghe nói nước mắm công nghiệp ( nước chấm thì đúng hơn ) trong thành phần chỉ có 10 - 15% là nước mắm còn lại là nước muối, bột ngọt, hóa chất .....
Chỉ cần mỗi Bác nói một câu cho người nhà biết điều nầy thì cũng đã giúp ngành nước mắm truyền thống trụ được. vì hiện nay bị quảng cáo bùi tai nên người tiêu dùng chỉ dùng mà không biết trong đó là cái gì .
Em thực hiện điều nầy lâu rồi, có cơ hội là tranh thủ nói liền !
Tôi hoàn toàn ủng hộ bạn về việc này, vì đa số người tiêu dùng của chúng ta mua hàng thường không có khái niệm về sản phẩm của mình mua mà hầu hết là do người bán hàng dẫn dụ họ.
 
Tập Lái
2/8/15
0
0
0
63
NGƯỜI TIÊU DÙNG VN CHÚNG TA ĐA SỐ LÀ HỌ MUA BẰNG MẮT VÀ BẰNG TAI CHỨ HỌ KHÔNG NHẬN ĐỊNH LÀ SẢN PHẨM NHƯ THẾ NÀO KHI HỌ QUYẾT ĐỊNH BỎ TIỀN RA ĐỂ MUA SẢN PHẨM ĐÓ. VÌ HÃNG NÀO QUẢNG CÁO NHIỀU THÌ HỌ CHO RẰNG LÀ TỐT LÀ CHẤT LƯỢNG.
 
Tập Lái
6/8/15
0
0
0
39
Xin chào các bạn. Mình là thành viên mới, lúc đầu chỉ ghé ngang qua diễn đàn để tìm ý tưởng kinh doanh thôi nhưng thấy topic này hấp dẫn quá nên phải đăng kí 1 nick để vào tham gia câu chuyện với các bạn cho vui.

Nhà nội mình cũng làm nước mắm truyền thống ở phường Vĩnh Thọ, Tp, Nha Trang. Nước mắm bà Màu (hồi đó có đóng chai thương hiệu Thuận Màu). Từ ngày ông nội mất thì nhà không còn làm mắm nữa.

Mình rất nhớ mỗi khi vào nhà nội chơi, nhớ mấy khạp mắm với biết bao là dòi và nhặng với cái mùi nồng nồng đó. Hồi đó ông Nội còn chôn mấy chai mắm dưới đất tới cả chục năm trời mới lấy ra kho ăn với rau sống. (mình không dám ăn vì thấy hôi).. he he..

Hôm bữa có nói với ba mình là muốn làm mắm lại nhưng ông không cho. Mình cũng nghĩ giờ làm lại cũng khó vì bà Nội già rồi chắc không chỉ được bí quyết gia truyền. Buồn quá!

Mình hi vọng những ai có tâm huyết nên khôi phục lại truyền thống làm mắm của gia đình cũng như để cho Việt Nam còn giữ lại được bản sắc riêng của một đất nước với bờ biển dài và những người ngư dân chân chất. Đừng để mấy tập đoàn khát tiền, và nhiều quyền lực điều khiển chúng ta.