Hạng D
9/7/09
1.758
969
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

Ngày 8 - Tham quan SeaWorld San Diego:

Hành trình ngày 8
Irvine-SeaWorld-OC.jpg


Theo lời khuyên của bạn, em tranh thủ tối hôm trước lên website của Seaworld San Diego đặt vé điện tử trước để được giảm giá vào cổng (US$64/người so với giá chính thức US$79/người) và không phải xếp hàng dài mua vé khi đến nơi. Đường đi từ Irvine đến San Diego theo Interstate I5 mất khoảng hơn một giờ 15 phút (78 dặm).

Interstate I5 đi San Diego
DSC03724.jpg


Vì em đi chơi vào ngày trong tuần chứ không phải cuối tuần nên khu công viên nước này cũng không đông lắm. Giá vé vào cổng đã bao gồm toàn bộ phí cho tất cả các trò chơi và show biểu diễn bên trong công viên, trừ thức ăn và nước uống mình phải tự đem theo. Các show biểu diễn sắp xếp theo thời gian hợp lý để xem xong show này thì đi ngay qua show khác để xem tiếp. Có tất cả hơn 10 show diễn khác nhau trong một ngày từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm, bao gồm cá heo, cá voi, xiếc thú, hải cẩu "Gangnam Style", sư tử biển, Madagascar (theo phim hoạt hình Walt Disney), xiếc hải tặc, gấu bắc cực, chim cánh cụt... Ngoài ra còn có các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn xoắn ốc, rơi tự do từ tháp cao, vượt thác, cáp treo... và các bể cá, sinh vật biển phù hợp với mọi lứa tuổi. Tham quan từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều là hai chân muốn rã rời, em chở gia đình về khu Bolsa của người Việt ở Orange County để dạo chơi và ăn tối ở nhà hàng "Thành Đệ Nhất Cơm Tấm" gần nhà mới của bác Metro trước khi về lại nhà người bạn ở Irvine ngủ để sáng hôm sau bay qua Washington DC.

SeaWorld San Diego
DSC03634.jpg

DSC03640.jpg

DSC03658.jpg

DSC03666.jpg

DSC03678.jpg

DSC03717.jpg
DSC03687.jpg

DSC03711.jpg

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: LeeNgoc
Hạng D
9/7/09
1.758
969
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

Ngày 9 - Bay từ Los Angeles qua Washington DC:

Sáng dậy sớm chuẩn bị xong hành lý để lên đường ra sân bay Los Angeles (LAX) đi Washington DC trên chuyến bay của hãng American Airlines lúc 8:35 sáng. Tranh thủ chạy xe ra Starbucks gần nhà mua vài lát bánh mì kẹp thịt và ly cafe sữa nóng vừa lái xe vừa ăn trước khi xuất phát vì máy bay nội địa ở Mỹ nó không cho ăn gì cả. Lái xe từ Irvine ra đến sân bay LAX khoảng 45 phút, đường đi rất nhanh vì sáng sớm vắng xe. Khi gần đến sân bay LAX, em lái xe vào cây xăng gần đó đổ đầy bình xăng trước khi trả xe. Thuê xe bên Mỹ là vậy. Khi giao xe, nó đổ cho mình đầy bình. Khi trả xe, mình đổ lại đầy bình. Nếu mình quên không đổ đầy bình thì chỗ thuê xe sẽ tính thêm tiền đổ đầy bình xăng với giá rất cao so với mình tự đổ.

Theo bảng chỉ dẫn, em vào chạy xe vào khu vực của Alamo để trả xe. Thủ tục trả xe cực kỳ nhanh chóng, một nhân viên hướng dẫn mình đậu vào một chỗ quy định, tắt máy xe, để nguyên chìa khóa trong ổ khóa. Nó đi xung quanh xem xe có trầy hay móp gì không, là xong. Em lấy vali và kéo vào chỗ shuttle bus đã chờ sẵn, leo lên ngồi. Bác tài chờ thêm vài khách nữa, sau đó hỏi mình đi hãng hàng không nào để họ chở vào đúng cổng của hãng hàng không đó. Vào đến khu vực của American Airlines (AA), bác tài giúp lấy hành lý xuống và gia đình đi vào bên trong làm thủ tục check-in bằng máy. Em xếp hàng vào máy check-in, nhập code trên vé máy bay, nó in ra luôn toàn bộ boarding pass cho cả gia đình. Vé nội địa thường chưa bao gồm phí gửi hành lý. 1 kiện hành lý 50 pound (khoảng 23kg) là US$25. Em gửi 2 kiện, trả tiền bằng cách quẹt credit card, nó in luôn biên nhận gửi hành lý. Sau đó em kéo 2 vali vào chỗ gửi hành lý và để đó, có nhân viên của AA lo việc chuyển ra máy bay. Vậy là xong thủ tục check-in. Em và gia đình xếp hàng để đi qua cửa kiểm tra an ninh và vào bên trong, tìm đúng cửa lên máy bay và ngồi chờ.

Hành trình ngày 9
LAX-DFW-IAD.jpg


Thông thường các chuyến bay nội địa của Mỹ đều quá cảnh qua một sân bay nào đó, gọi là Hub và mỗi hãng có một Hub riêng. Ví dụ như AA thường ghé Dallas Forth Worth (DFW), Continental Airlines thường ghé qua sân bay George Bush ở Houston. Chuyến bay từ LAX đi Dulles International Airport (IAD) - Washington DC cũng quá cảnh qua DFW. Đến DFW, hành khách đổi chuyến giống như người ta chuyển xe đò. Mình phải tìm cửa đúng với cửa ghi trên vé để chờ bay tiếp. Bạn em đã nói trước là AA ghé qua DFW bao giờ cũng trễ chuyến. Đúng y như vậy. Bay từ LAX 8:35 đến DFW rất đúng giờ là 13:00 giờ Texas (đi trước Cali 2 giờ). Nhưng từ DFW thay vì xuất phát lúc 2:30 trưa thì nó bị hoãn đến 5 giờ chiều mới bay. Đến IAD là 9 tối giờ Washington DC (đi trước Cali 3 giờ). Coi như tiêu mất một ngày trên máy bay. Bạn em khuyên lần sau nên mua vé của JetBlue bay trực tiếp từ sân bay Long Beach (LGB) ở Los Angeles đến IAD ở Washington DC sẽ nhanh chóng hơn.

Xuống máy bay, lấy hành lý rồi ra shuttle bus của hãng Budget để đi đến chỗ lấy xe mà em đã đặt trước trên mạng. Lần này em cũng thuê xe "one way" (một chiều), nghĩa là em lấy xe ở sân bay IAD ở Washington DC nhưng sẽ trả xe ở sân bay O'Hare, Chicago. Vào quầy thuê xe của Budget làm thủ tục, nó nói chiếc Dodge Avenger (loại Intermediate) mà em đặt đã hết (do em đặt xe lúc 6:30 tối nhưng vì máy bay đến muộn), nên nó nâng cấp lên chiếc to hơn là KIA Optima (loại full size) mới đi được khoảng 8000 dặm không tốn thêm tiền thuê, thôi thì lấy luôn để chở vợ con đi ăn tối nhanh ở McDonald's và về khách sạn nghỉ ngơi vì đã gần 10 giờ đêm rồi!

Hình em chụp chiếc xe KIA Optima mà em thuê của Budget ở sân bay IAD:
DSC04005.JPG

DSC04006.JPG

DSC04012.JPG

DSC04011.JPG

DSC04013.JPG

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: LeeNgoc
Hạng D
9/7/09
1.758
969
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

Sau khi tham khảo ý kiến của các bác OS, em quyết định đặt khách sạn Comfort-Inn ở khu vực Herdon Virginia gần sân bay IAD cho rẻ tiền, sau đó lái xe đến chỗ "Park and Ride" ở trạm Metro Vienna (cuối tuyến Metro màu cam) gần đó để đậu xe và lấy Metro để đi tham quan thủ đô của Mỹ.

Hành trình dự kiến ở Virginia và Washington DC
Washington%2520DC1.jpg


Mọi người khuyên nên dành ít nhất là 2 ngày mới có thể đi hết một số điểm tham quan chính của Washington DC. Do vậy, em cũng sắp xếp trọn 2 ngày như sau:

- Ngày đầu tiên: Lincoln Memorial - Vietnam Veterans Memorial Wall - World War II Memorial - Washington Monument - White House - China Town.
- Ngày thứ hai: Bảo tàng Smithonian Air & Space - Capitol Hill - Thomas Jefferson Memorial.

Trong kế hoạch còn có đến khu Trung tâm Eden Center - Falls Church, Virginia nơi tập trung rất đông người Việt ở đây và gặp gỡ một người bạn học từ thời trung học hiện đang sống ở Fairfax, Virginia mà hơn 20 năm chưa gặp lại nhau.

Ngày 10 - Tham quan Washington DC ngày đầu tiên:

Dậy trễ vì mệt mỏi, cả nhà bỏ qua bữa ăn sáng "continental breakfast" miễn phí ở khách sạn để chuẩn bị cho chuyến tham quan Washington DC ngày đầu tiên. Bà cả đề nghị chở đi ăn trước nên em quyết định đưa cả nhà vào khu Trung tâm Eden (Eden Center) dùng món phở Việt Nam. Eden Center có hình dạng giống như chợ Bến Thành, được thành lập từ năm 1984 gần giao lộ Seven Corners, thành phố Falls Church, bang Virginia. Trung tâm này có hơn 100 cửa hàng, nhà hàng và cơ sở kinh doanh của người Việt và một số người Mỹ gốc Á. Trung tâm cũng là nơi gặp gỡ, trao đổi văn hóa của người Việt và người Mỹ gốc Á trong vùng. Ở đây có chợ Việt Nam bán gần như đầy đủ các loại thực phẩm và hàng tiêu dùng của người Việt, kể cả một số nhãn hiệu có xuất xứ từ Việt Nam. Sau khi ăn xong, em cũng vào mua một ít mì ăn liền để dự phòng khi đi các chặng đường tham quan còn lại ở phía bắc của nước Mỹ này.

Khu Eden Center - Falls Church - Virginia
DSC03740.jpg

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: LeeNgoc
Hạng D
5/1/10
2.791
16.668
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

DSC03711.jpg


3 nụ cười thỏa chí

DSC03666.jpg

Nụ cười của bé tươi nhất trong năm
21.gif

 
  • Like
Reactions: LeeNgoc
Hạng D
9/7/09
1.758
969
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

METRO nói:
3 nụ cười thỏa chí


Nụ cười của bé tươi nhất trong năm
21.gif
Cảm ơn lời khen của bác Metro! Đúng là đi chơi nhiều hơi mệt nhưng rất vui bác à!
38.gif

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
9/7/09
1.758
969
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

Tiếp theo...
Ngày 10 - Tham quan Washington DC ngày đầu tiên:

Sau khi rời Eden Center, em lái xe đến tuyến Metro màu cam để đậu xe và lấy Metro đi vào Washington DC. Đa số những người làm việc cho chính phủ Mỹ sống ở ngoại ô. Họ cũng lái xe ra chỗ đậu xe rồi đón Metro đi vào nội thành làm việc. Đến tối lại đi ngược ra ngoại thành rồi lấy xe lái về nhà (ở Mỹ người ta gọi là "Park and Ride"). Trên bản đồ của Metro, người ta ký hiệu những chỗ có "Park and Ride" là chữ "P" kế bên tên trạm Metro. Từ Eden Center, theo GPS, em chạy đến trạm Metro Dunn Loring gần hơn so với trạm Metro Vienna như dự tính ban đầu (Có hai trạm Metro trên cùng tuyến màu cam này còn gần hơn nữa, nhưng em quyết định đi xa hơn một chút để tìm trạm Metro nào có nhiều chỗ parking hơn, vì ngày thường đa số các "P" đều ít khi còn chỗ trống), em thấy có cổng vào gắn thanh barrier nhưng không thấy ai trực, nhấn nút lấy thẻ đậu xe tự động, thanh barrier mở lên cho mình lái vào. Rất may còn vài chỗ parking trống ở dãy cuối cùng xa tít, nhưng không sao, có chỗ đậu là OK rồi. Đậu xe xong, em và gia đình đi vào trạm Metro để mua vé tự động. Theo hướng dẫn của nhân viên bảo vệ tại trạm Metro, em mua 3 thẻ Smartrip (thẻ Metro nạp tiền trước, lên trạm nào thì trừ tiền phí của trạm đó, đến khi hết tiền thì nạp thêm, rất tiện lợi, và chính quyền khuyến khích dùng Smartrip nên tính cước phí thấp hơn so với mua vé thông thường), nạp trước cho mỗi thẻ US$10 rồi xuống thang cuốn vào tàu điện.

Bản đồ hệ thống Metro Washington DC
Metro-Washington%2520DC.jpg


Điểm tham quan đầu tiên là đền tưởng niệm Tổng thống Lincoln (Lincoln Memorial). Theo bản đồ của Metro, trạm gần nhất để lên là Foggy Bottom GMU. Ra khỏi trạm, quẹo phải, đi bộ vài trăm mét là đến nơi.

Hành trình ngày đầu tiên
Washington%2520DC2.jpg


Abraham Lincoln (1809-1865) là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Ông được tôn vinh là một trong bốn vị Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử 150 năm đầu lập quốc của Mỹ (ba vị kia là George Washington (Tổng thống Mỹ đầu tiên, lãnh đạo thành công cuộc chiến tranh dành độc lập của Mỹ từ tay người Anh và lập ra nước Mỹ), Thomas Jefferson (Tổng thống thứ 3, người viết bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ) và Theodore Roosevelt (Tổng thống thứ 26, có công trong việc nới lỏng chính sách nhập cư vào Mỹ)). Lincoln có công trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ và thống nhất lại Hoa Kỳ sau cuộc nội chiến Bắc Nam (1861 - 1865). Sau khi Lincoln đắc cử tổng thống năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam; 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc của Lincoln. Lincoln kiên quyết xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam. Sau khi công bố "Tuyên ngôn giải phóng nô lệ' vào năm 1861, ông phát động cuộc chiến chống Liên minh miền Nam để thống nhất lại đất nước. Đến ngày 9 tháng 4 năm 1865, Liên minh niềm Nam tuyên bố đầu hàng. Sáu ngày sau đó (ngày 15 tháng 4 năm 1865), Lincoln bị một người đàn ông ủng hộ miền Nam ám sát khi ông đang xem kịch tại nhà hát Ford ở Washington DC.

Đền tưởng niệm Tổng thống Lincoln được xây dựng gần bờ sông Potomac, là điểm cuối cùng của hồ phản chiếu (Reflecting Pool). Đền tưởng niệm được hoàn thành vào năm 1922 theo lối kiến trúc Hy Lạp với các bậc thang to dài dẫn lên đền và các cột to tròn có xẻ rãnh bố trí xung quanh để chống đỡ khối trần hình chữ nhật có chạm khắc hoa văn và tên của tất cả các tiểu bang ở Mỹ. Bên trong đền tưởng niệm là bức tượng Lincoln bố trí ở chính giữa, phía trên tường có khắc dòng chữ sau đây (em để nguyên tác, không dịch):
IN THIS TEMPLE​
AS IN THE HEARTS OF THE PEOPLE
FOR WHOM HE SAVED THE UNION
THE MEMORY OF ABRAHAM LINCOLN
IS ENSHRINED FOREVER​
và xung quanh có khắc trích dẫn các câu nói nổi tiếng của ông về việc giải phóng nô lệ. Ngày 28 tháng 8 năm 1963, ngay phía trước đền tưởng niệm nhìn ra hồ phản chiếu này, Mục sư tin lành người Mỹ da đen đấu tranh cho nhân quyền và chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ vào thời đó là Martin Luther King Jr. đã nói trước 250.000 người dân Mỹ trong một cuộc tuần hành ở thủ đô Washington một câu nói bất hủ "I Have a Dream" (Tôi có một giấc mơ). Martin Luther King Jr. bị ám sát vào ngày 4 tháng 4 năm 1968 tại Memphis, bang Tennessee. Tuy nhiên, nhờ phong trào đấu tranh mà ông đề xuất, ngày nay người da màu ở Mỹ (trong đó có người Việt của chúng ta), tuy vẫn bị xem là dân thiểu số, nhưng đều được hưởng cuộc sống gần như bình đẳng với người da trắng. Và King chắc có lẽ không thể ngờ rằng 40 năm sau ngày ông mất, nước Mỹ có một vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử với câu khẩu hiệu nổi tiếng "Yes We Can!"

Đền Lincoln Memorial
DSC03751.jpg

Lincoln.jpg

DSC03745.jpg


Phía trước đền Lincoln Memorial nhìn ra hồ Reflecting Pool
DSC03749.jpg


Sau khi tham quan và chụp hình xung quanh đền tưởng niệm Lincoln, gia đình em đi tiếp đến bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial Wall) nằm phía bên trái của đền tưởng niệm. Bức tường này có hình chữ L, hoàn thành năm 1982, được làm bằng đá hoa cương đen bóng loáng có khắc tên của hơn 58 ngàn lính Mỹ chết trận trong chiến tranh Việt Nam. Người ta ước tính hàng năm có khoảng 3 triệu lượt khách đến tham quan bức tường này.

Bức tường Vietnam Veterans Memorial
DSC03753.jpg


Trong khu công viên xung quanh đền tưởng niệm Lincoln và các khu tưởng niệm khác nhau, có rất nhiều cảnh sát đi tuần tra bằng ngựa. Ngoài ra còn có rất nhiều đàn ngỗng, vịt, hải âu sinh sống tự do ở các bãi cỏ và các hồ xung quanh!

DSC03756.jpg

DSC03757.jpg


Qua khỏi bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, đi dọc theo công viên về phía trước là đến khu tưởng niệm quốc gia về chiến tranh thế giới thứ II (National World War II Memorial) được xây dựng và hoàn thành năm 2004 để tưởng niệm những người Mỹ tham gia trong chiến tranh thế giới thứ II. Khu tưởng niệm có hình ô van với 56 cây cột phía trên có vòng hoa được chia làm 2 cánh: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương (tượng trưng cho 2 khu vực chính của cuộc chiến), với đài phun nước bố trí ở trung tâm.

National World War II Memorial
DSC03766.jpg

DSC03768.jpg
DSC03773.jpg


Từ khu tưởng niệm này, hướng về phía trước là Tháp tưởng niệm Tổng thống George Washington (Washington Monument) có hình giống như cây bút chì nên nhiều người còn gọi là Tháp bút chì. Tháp có chiều cao 169m làm bằng đá cẩm thạch, đá granit và sa thạch được hoàn thành vào năm 1885. Đứng từ đền tưởng niệm Lincoln, ta có thể thấy ngọn tháp này phản chiếu trên mặt hồ Reflecting Pool.

Washington Monument
DSC03769.jpg

DSC03758.jpg


Đi vòng qua Tháp bút chì, về hướng bên trái là đến Nhà Trắng hay còn gọi là Tòa Bạch Ốc (White House), nơi sinh sống và làm việc của các Tổng thống Mỹ. Nhà Trắng có tên này là vì sau khi thủ đô Washington DC bị người Anh tấn công và đốt phá gần như toàn bộ lâu đài của Tổng thống Mỹ trong cuộc chiến 1812, người Mỹ xây lại tòa nhà mới cho Tổng thống trên nền nhà cũ và quyết định sơn toàn bộ tòa nhà mới màu trắng. Hiện nay Nhà Trắng là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Mỹ với nhiều lớp bảo vệ khác nhau. Người ta không cho khách tham quan đến gần tòa nhà mà chỉ cho khách đứng từ xa bên ngoài hàng rào chụp hình mà thôi.

White House nhìn từ công viên hình Êlíp
DSC03775.jpg


Sau khi tham quan Nhà Trắng xong, em cùng gia đình đến trạm Metro Federal Triangle để đến trạm Metro Gallery Place gần phố Tàu (Chinatown) và đi vào khu phố Tàu dạo một vòng và ăn tối. Khu phố Tàu ở thủ đô Washington không to như ở San Francisco nay New York nhưng cũng có nhiều nhà hàng và tiệm tạp hóa của người Tàu và thu hút rất đông du khách đến tham quan, mua sắm, ăn uống.

Khu Chinatown vào buổi chiều tối
DSC03782.jpg


Ăn xong buổi tối tại một nhà hàng Tàu, gia đình xuống Metro trở về trạm Metro Dunn Loring để lấy xe. Lái xe ra đến cổng ngay cái barrier, em chỉ cần đặt thẻ Smartrip vào chỗ đọc thẻ thì ngay lập tức thanh barrier mở lên để mình lái ra ngoài. Nó trừ trong thẻ Smartrip là US$4.70 cho phí đậu xe trong ngày này. Lái về khách sạn là hơn 10 giờ tối, gia đình nghỉ ngơi lấy sức để hôm sau đi tham quan tiếp.

Metro ở Washington DC
DSC03786.jpg

DSC03788.jpg

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/1/13
4.804
89.510
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

Ngoài ra người ta còn thả tự do rất nhiều đàn vịt xuống các hồ xung quanh!


Vịt (ngỗng đúng hơn) là thú vật hoang đó. Chúng di cư Nam Bắc. Mùa lạnh di cư xuống Nam và ngược lại. Chúng bay mệt thì dừng lại ăn uống và bay tiếp.

Phim này nói khá rõ về loại chim di cư này:

MV5BMTIxNjkwNTgwOF5BMl5BanBnXkFtZTcwMjgwNDkxMQ@@._V1_SY317_CR5,0,214,317_.jpg

 
  • Like
Reactions: LeeNgoc
Hạng D
9/7/09
1.758
969
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

SubaruLover nói:
Ngoài ra người ta còn thả tự do rất nhiều đàn vịt xuống các hồ xung quanh!


Vịt (ngỗng đúng hơn) là thú vật hoang đó. Chúng di cư Nam Bắc. Mùa lạnh di cư xuống Nam và ngược lại. Chúng bay mệt thì dừng lại ăn uống và bay tiếp.

Phim này nói khá rõ về loại chim di cư này:

MV5BMTIxNjkwNTgwOF5BMl5BanBnXkFtZTcwMjgwNDkxMQ@@._V1_SY317_CR5,0,214,317_.jpg
Cảm ơn bác đã góp ý. Em thấy có cả ngỗng và vịt luôn bác à. Em đã chỉnh lại cho chính xác.
 
Hạng D
9/7/09
1.758
969
113
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

Ngày 11 - Tham quan thủ đô Washington DC ngày thứ hai:

Ngày tham quan thứ hai ở Washington DC diễn ra dễ dàng hơn nhiều vì gia đình em đã quen cách đi lại và hình dung rõ ràng cách bố trí kiến trúc ở thủ đô Washington DC như thế nào. Vẫn chọn cách thức "Park and Ride" như ngày hôm trước ở trạm Metro Dunn Loring, nhưng lần này sẽ lên ở trạm Metro Smithsonian để vào tham quan điểm đầu tiên trong ngày hôm nay là Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia (National Air and Space Museum).

Hành trình tham quan Washington DC ngày thứ hai
Washington%2520DC3.jpg


Dọc theo đại lộ Independence có rất nhiều bảo tàng khác nhau trong hệ thống bảo tàng có tên gọi là "Smithsonian". Hệ thống bảo tàng Smithsonian do chính phủ Mỹ bắt đầu xây dựng vào những năm 1850 từ gia tài đồ sộ của một người Anh giàu có tên là James Smithson, sau khi ông tuyên bố hiến tặng toàn bộ gia tài của mình để xây dựng các viện bảo tàng ở thủ đô Washington DC, mặc dù ông này chưa bao giờ đặt chân đến Mỹ! Trong tất cả các bảo tàng thuộc hệ thống Smithsonian, Viện bảo tàng "National Air and Space" thu hút nhiều người đến tham quan nhất. Một điều thú vị là tất cả các bảo tàng ở thủ đô Washington DC đều miễn phí!

Ra khỏi trạm Metro, đi dọc theo đại lộ Independence vài trăm mét là đến cửa của Viện bảo tàng này. Sau khi qua kiểm tra an ninh như ở sân bay, gia đình em vào bên trong. Viện bảo tàng có hai tầng, trong đó có trưng bày chiếc máy bay thật do hai anh em nhà Wright bay lần đầu tiên, chiếc máy bay thật do Charles Lindbergh lần đầu bay một mình qua Đại Tây Dương, phần còn lại của mô đun điều khiển tàu Apollo 11 trở về trái đất sau khi đã đáp xuống mặt trăng kèm theo các mẫu đá lấy từ mặt trăng mà khách tham quan có thể sờ vào, có mô hình bằng kích thước thật của hai tàu Apollo - Soyuz ráp nối với nhau trong chuyến bay lịch sử đầu tiên vào tháng 7 năm 1975 giữa 2 cường quốc không gian Mỹ - Liên Xô (cũ) để chấm dứt cuộc đua tranh trong hành trình chinh phục không gian, và rất nhiều mô hình máy bay dân dụng, máy bay chiến đấu, tên lửa, phi thuyền con thoi... qua từng thời kỳ phát triển cho đến ngày hôm nay.

Bên trong Viện bảo tàng National Air and Space
DSC03793.jpg

DSC03800.jpg

Air%2520and%2520Space.jpg

DSC03810.jpg

DSC03809.jpg


Sau khi tham quan xong Viện bảo tàng, gia đình em đi bộ về phía trước để đến Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ (Điện Capitol Hill). Capitol Hill được một người Pháp tên là Pierre Charles L'Enfant (kỹ sư, kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị chính của toàn bộ thủ đô Washington DC) đặt ngay trung tâm của Đặc khu Columbia (District of Columbia, hay viết tắt là "DC"). Ông L’Enfant đến thuộc địa Mỹ trong vai trò của một kỹ sư công binh cùng với Hầu tước Lafayette của Pháp vào thời Cách mạng Hoa Kỳ. Chính Lafayette đã chiến đấu chống lại người Anh cùng với Washington, và sau đó khi về Pháp ông đã kêu gọi chính phủ Pháp ủng hộ Washington giành độc lập khỏi tay người Anh. Sau này, Lafayette được cả người Mỹ và người Pháp vinh danh với các tượng đài, tòa nhà, đường phố được mang tên ông ở cả hai nước. Cũng rất may mắn là từ quan hệ thắm thiết Mỹ Pháp vào thời đó mà sau này người Mỹ đã chọn thiết kế hệ thống đường sá và giao thông bên phải theo kiểu Pháp, nếu không thì ngày hôm nay người ta đã phải lái xe tay lái nghịch ở Mỹ như các nước từng là thuộc địa của Anh
20.gif
. Sau khi giành độc lập, thủ đô của Hoa Kỳ được đặt ở Philadelphia (thuộc tiểu bang Pennsylvania), là nơi diễn ra hai sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là (1) Đại diện cho 13 bang đầu tiên của Mỹ công bố Bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 (Quốc khánh Mỹ), và (2) Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua. Không lâu sau khi George Washington lên làm Tổng thống, ông quyết định chọn địa điểm mới để xây dựng một thủ đô độc lập và tách rời khỏi các tiểu bang, và nơi ông chọn chính là Đặc khu District of Columbia ngày hôm nay. Ông giao toàn bộ việc thiết kế và quy hoạch thủ đô mới cho kiến trúc sư L'Enfant. Do ảnh hưởng từ Pháp quốc, L'Enfant thiết kế theo nguyên tắc giống như kiến trúc của Paris, trong đó Capitol Hill là tâm điểm xuất phát của các đại lộ lớn chạy thẳng tắp và giao nhau ở các giao lộ hình tròn hoặc hình vuông. Từ Capitol Hill, theo trục đường thẳng hướng ra sông Potomac là Tháp tưởng niệm Washington và đền tưởng niệm Lincoln, tương tự như trục đường thẳng Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) - Tháp Obélisque - Bảo tàng Louvre (Musée du Louvre) - La Défense trên đại lộ Champs-Elysées ở Paris, Pháp.

Điện Capitoll Hill là nơi làm việc của lưỡng viện Hoa Kỳ (thượng viện và hạ viện). Thượng viện (The Senate) bao gồm 100 thượng nghị sĩ (senator), chia đều mỗi bang 2 thành viên. Hạ viện (The House of Representatives) bao gồm 435 thành viên (số thành viên ở mỗi bang tùy vào dân số của bang đó). Theo Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1787, chính quyền được phân ra 3 quyền lực cân bằng nhau theo nguyên tắc "tam quyền phân lập": lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống) và tư pháp (Tòa án tối cao). Trong mấy ngày vừa qua, ta có thể thấy được sức mạnh của Quốc hội ở Điện Capitol Hill này khi không thông qua các đề xuất về ngân sách của Tổng thống Obama làm cho chính quyền gần như bị tê liệt và phải tạm đóng cửa trong một thời gian ngắn, gây nên tình trạng đóng cửa tạm thời một số điểm tham quan công cộng ở Mỹ. Rất may mắn là gia đình em đi tham quan trước đó vài tháng!

Tòa nhà Quốc hội Capitol Hill
Capitol.jpg

DSC03824.jpg

DSC03814.jpg


Bầu trời thủ đô Washington hôm đó có mưa rào, nên việc đi bộ cũng hơi vất vả. May mà em đã thủ sẵn cây dù để đi trời mưa. Mưa to lên thì trú, còn mưa hạt nhỏ thì đi tiếp. Sau khi tham quan vòng vòng khu vực Capitol Hill, gia đình em đi ngược ra hướng các bảo tàng Smithsonian để đến hồ Tidal Basin viếng thăm Đền tưởng niệm Thomas Jefferson (Jefferson Memorial) - điểm tham quan thu hút khách nhiều thứ tư ở thủ đô Washington và là điểm tham quan cuối cùng trong hành trình khám phá Washington DC của em. Vừa đi vừa nghỉ ngơi (vì cũng đã quá ê chân), ngồi thưởng thức kiến trúc xung quanh và đợi cho mưa tạnh hẵn vì còn phải lội bộ khá xa. Đến khoảng 3 giờ chiều thì bầu trời bắt đầu hơi trong trở lại và gia đình em cũng đi gần đến khu vực bờ hồ Tidal Basin. Từ bờ hồ đi bộ đến đền cũng là một đoạn đường khá dài, nhưng thơ mộng vì người ta trồng rất nhiều cây anh đào do chính phủ Nhật gửi tặng chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1912. Hàng năm, vào mùa xuân, du khách tham quan có thể chiêm ngưỡng cảnh hoa anh đào nở trắng xóa xung quanh khu vực đền tưởng niệm và hồ Tidal Basin. Đền tưởng niệm Jefferson được xây dựng theo lối kiến trúc đền La Mã với mái vòm tròn được hoàn thành vào năm 1943. Ngay trung tâm đền là bức tượng đứng bằng đồng của Thomas Jefferson màu đen cao 5,8m nhìn thẳng ra hồ Tidal Basin về hướng Nhà Trắng nơi trước đây ông đã từng làm Tổng thống. Jefferson là một luật sư. Ông tham gia cách mạng Hoa Kỳ cùng với Washington và được phân công thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ nổi tiếng. Các nội dung chính của bản Tuyên ngôn độc lập được trích dẫn và khắc bên trong đền tưởng niệm.

Đền Jefferson nhìn từ bờ hồ Tidal Basin
DSC03850.jpg


Sảnh phía trước đền Jefferson
DSC03834.jpg


Tượng Thomas Jefferson bên trong đền
DSC03843.jpg


Khắc trích dẫn nổi tiếng nhất của bản Tuyên ngôn độc lập
DSC03841.jpg


Toàn cảnh đền Jefferson vào mùa hoa anh đào (do bạn em chụp khi tham quan vào mùa xuân và gửi tặng em)
TidalBasin03.JPG


Sau khi tham quan xong đền Jefferson, gia đình em trở ra trạm Metro Smithsonian để về lại trạm Metro Dunn Loring lấy xe chạy đến thăm người bạn học hiện sống ở Fairfax, Virginia. Bạn của em qua Mỹ đã hơn 20 năm và không hề liên lạc gì với nhau. Sau nhờ facebook mà em và bạn mới liên lạc được cách đây không lâu. Bạn em đi làm cho chính phủ Mỹ ở Washginton DC, chiều mới về nên hẹn em đến nhà chơi và ăn tối. Đường đi đến khu Fairfax cũng rất thơ mông với đồi dốc lên xuống và xung quanh cây cối phủ xanh giống như đi trong một khu rừng. Ở bên Mỹ thường nhà ai náy sống, rất ít giao tiếp với nhau, vì vậy khi em đến, bạn em đem ra mời bao nhiêu là các loại bánh trái và nước uống khác nhau, sau đó còn gói cho em đem về vì biết rằng em và gia đình sắp lái xe lang thang rong ruổi trên đường từ Washington DC đến Chicago!

Đường phố ở Fairfax, Virginia
DSC03854.jpg


Ăn tối ở nhà hàng Buffet gần Fairfax, Virginia
DSC03856.jpg


Hình chụp chung hai gia đình ở Fairfax, Virginia
DSC03862.jpg

 
Last edited by a moderator:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
164.458
113
www.phindeli.com
Re: Hoa Kỳ ký sự (Phần 2)

Chúc mừng bác Warren Pham và gia đình đã có chuyến đi thật thú vị
080402cool_prv.gif


Lần sau có ghé chơi Hollywood nữa thì bác vô parking chỗ này, em toàn đậu ở đây, lúc nào cũng có chỗ và giá thì rất rẻ. Cửa ra của cái parking này là ngay nhà hát Dolby Theatre luôn :)
http://hollywoodandhighland.com/2-parking/
 
Last edited by a moderator: