Hạng B2
28/8/13
613
5
18
Nga “bơm tiền” nghiên cứu công nghệ tàng hình</h1>
(Kienthuc.net.vn) - “Quân đội Nga đang có kế hoạch tăng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tàng hình”, truyền thông Nga cho biết.
[*]Visby: tàu hộ tống tàng hình tối tân nhất thế giới
[*]Nhật Bản “sao chép” tiêm kích tàng hình Mỹ và Nga?
[/list]

Quan chức chính phủ Nga cho Jane’s Defence Weekly biết rằng, các cuộc họp bàn tính việc chi thêm ngân sách phục vụ phát triển công nghệ tàng hình đang được các quan chức nhà nước thảo luận, và ước tính số tiền chi thêm có thể lên đến hàng triệu rub.
Việc nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ tàng hình sẽ không được thực hiện tại cơ sở nghiên cứu bay Gromov (LII) tại Zhukovskiy, mà tại Trung tâm nghiên cứu khoa học của Lực lượng Phòng không Nga cách Moscow 170 km về phía bắc.
tanghinh_kienthuc_4701_zbif.jpg
Tiêm kích tàng hình Su T-50.


Trung tâm nghiên cứu này trước kia có nhiệm vụ đo lường và kiểm tra diện tích phản xạ sóng radar (RCS) giai đoạn 1980-1990. Trung tâm này cũng từng tiến hành kiểm tra RCS trên những chiếc Sukhoi Su-27, Su-30, Tupolev Tu-160.
Và theo kế hoạch hiện tại thì nó sẽ được cải tạo và hiện đại hóa để có thể tiến hành kiểm tra RCS trên những chiếc máy bay thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50/PAK-FA và trên máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK-DA của Nga.
Trung tâm thử nghiệm này là một trong những cơ quan nghiên cứu quan trọng của Lực lương Phòng không Liên Xô (PVO). Khi Liên Xô chưa sụp đổ thì trung tâm này là bộ phận riêng biệt với các lực lượng vũ trang của Liên Xô.
Dưới thời Liên Xô, PVO luôn là một lực lượng ưu tiên so với Không quân Liên Xô (VVS), và nhiệm vụ chính là bảo vệ Liên Xô khỏi một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
Năm 1998, PVO được sáp nhập với VVS để trở thành một lực lượng thống nhất. Kể từ đó, thì các các cơ sở nghiên cứu của PVO ở Tver bị bỏ mặc. Tình hình hiện tại ở trung tâm nghiên cứu này xuống cấp trầm trọng cũng như việc cắt giảm nhân viên do khó khăn về ngân sách cũng như không được tài trợ bởi chính phủ.
tanghinh_kienthuc_4702_ohzp.jpg
Nga tiếp tục nghiên cứu công nghệ tàng hình cho Su T-50 và máy bay ném bom PAK DA.


Giám đốc trung tâm - Viện trưởng Aleksandr Travkin nói rằng, hiện tại trung tâm nghiên cứu sẽ được cải tạo lại và việc này sẽ được làm trước cuối năm nay. Các thiết bị mới sẽ được lắp đặt để thực hiện kiểm tra RCS từ các mô hình máy bay khác nhau, một số tòa nhà phục vụ cho các thí nghiệm về tên lửa cũng sẽ được thay thế cho việc thử nghiệm công nghệ tàng hình.
Ngoài ra, trung tâm còn tiến hành xây khu thử nghiệm ngoài trời được gọi là Erik-1 nhằm kiểm tra khả năng phản xạ sóng radar của các mô hình máy bay trị giá nhiều triệu rub.
Cơ quan phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố rằng, quyết định cải tạo và nâng cấp cơ sở này là một phần của một nỗ lực của Bộ Quốc phòng Nga nhằm duy trì khả năng của các cơ sở nghiên cứu khoa học thuộc lực lượng vũ trang Nga trong việc kiểm tra và đánh giá một số công nghệ mới, điển hình là trong nghiên cứu công nghệ tàng hình.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
29.960
113
Tàng hình của Nga tính ra đi sau Mỹ cỡ 20 năm là ít nhất
 
Hạng F
22/10/09
8.170
29.960
113
bài viết post nhanh hơn công nghệ máy bay mới kịp ra lò nên hết bài mới rùi. he.he
 
Hạng B2
28/8/13
613
5
18
Em trở lại sau 1 thời gian vắng bóng đây
19.gif


Theo như tìm hiểu, 1 số thông tin được xem là offical source (theo đài RT phỏng vấn chuyên gia Nga, The RCS of the PAK-FA is the size of a tennis ball. phút thứ 7 https://www.youtube.com/w...Rjn3mMDnE&index=2) cho rằng T-50 có RCS 0,05-0,06m2 (khoảng quả bóng tennis). Còn F-22/35 vẫn chưa được kiểm chứng, RCS của 2 bọn này nằm ở con số đang tranh cãi là 0,2/0,3m2 hoặc 0,0001-0,001/0,01-0,05m2, tuy nhiên đối với F-35 theo 1 số nguồn tin có thể xem là offical source của Canada cho biết RCS F-35 là 0,15-0,25m2 (F-35 has a 95% RCS reduction over 4th-gen jets according to Julian Fantino. http://www.scribd.com/fullscreen/86823457).

Tuy nhiên thông số radar đã gần như được công khai:

Radar F-22 là APG-77, có phạm vi 193km đối với mục tiêu 1m2 (http://en.wikipedia.org/wiki/AN/APG-77)
Radar T-50 là N036 (trước đây gọi là N050), có phạm vi 300km đối với mục tiêu 1m2 (http://ru.wikipedia.org/w...екс_фронтовой_авиации)

Và kể cả vũ khí:

T-50 sử dụng tên lửa tầm ngắn R-73M2, tầm trung R-77M và tầm xa R-37M (phạm vi từ 40-300km)
F-22 sử dụng tên lửa tầm ngắn AIM-9X Blk 2, tầm trung AIM-120C-7 (phạm vi từ 35-110km)

Như vậy là kẻ tám lạng người nửa cân
42.gif

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
29.960
113
PAK FA thiết kế như máy bay thế hệ +4, làm sao có RCS nhỏ hơn F 22, 35?
 
Hạng B2
28/8/13
613
5
18
Giải mật cuộc không chiến giữa F-14 Mỹ và MiG-23 Libya</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Cách đây 25 năm trước, các máy bay tiêm kích hạm F-14 của Mỹ đã bắn hạ 2 chiếc tiêm kích MiG-23 của Libya.
Sau khi hai chiếc F-14 Tomcat của phi đoàn VF-41 Black Aces bắn rơi 2 máy bay cường kích Su-22 của Libya ngày 19/8/1981, và đặc biệt là sau chiến dịch không kích El Dorado Canyon ngày 15/4/1986 đối với Libya, Đại tá Gaddafi và chế độ của ông ta đã không còn là mối quan tâm của Mỹ.
Nhưng cuối năm 1988, căng thẳng giữa Washington và Tripoli lại tiếp tục leo thang. Chính phủ Mỹ cáo buộc Libya xây dựng một nhà máy vũ khí hóa học gần thị trấn Rabta, và một lần nữa, chính quyền Gaddafi cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Libya. Để đáp trả mối đe dọa của Đại tá Gaddafi, tàu sân bay USS John F. Kennedy (CV-67) được cử đi thực hiện một cuộc diễn tập “tự do hàng hải” ngoài khơi bờ biển Libya.
f14_kienthuc_4701_pnfb.jpg
Tiêm kích hạm F-14 chuẩn bị được phóng từ tàu sân bay USS John F. Kennedy (CV-67).


Buổi sáng 4/1/1989, bốn cặp máy bay tiêm kích hạm F-14, trong đó có 2 cặp của phi đoàn VF-14 Tophatters và 2 cặp của phi đoàn VF-32 Swordsmen, bay tuần tra chiến đấu (CAP) gần Vịnh Sidra, cùng một chiếc E-2C của phi đoàn cảnh báo sớm đường không WAV-126 Sea Hawks hỗ trợ.
Trong nhiều năm, do lo ngại khủng bố, phi hành đoàn này đã phải giữ kín danh tính, nhưng đến nay, chúng ta biết rằng hai cặp phi công của phi đoàn VF-32 tham dự tập trận là Buno.159.610, mật danh liên lạc “Gipsy 207” do phi công Joseph B. Connelly và Leo F. Enwright là sĩ quan hoa tiêu radar (RIO) điều khiển và Buno.159.437, mật danh liên lạc “Gipsy 202”, do Trung úy Hermon C. Cock III và Thiếu tá Hải quân Steven P. Collins là sĩ quan hoa tiêu radar (RIO) điều khiển.
f14_kienthuc_4702_qvzk.jpg
F-14 rời boong phóng tàu sân bay.


Hai chiếc F-14 được trang bị 4 tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrows và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder. Sau khi được một máy bay KA-6D Intruder tiếp nhiên liệu, hai chiếc F-14 với mật hiệu Gipsy 207 lập tức trở lại chiến đấu khẩn cấp, bởi máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawk Eye đã báo động có 2 máy bay chiến đấu Libya cất cánh từ sân bay Al Bumbah.
Gần như ngay lập tức, các máy bay chiến đấu F-14 thiết lập đường dây liên lạc radar ở cự li 115km. Đây là một thủ tục để cảnh báo các máy bay Libya rằng họ đã bị F-14 theo dõi.
Các phi công Mỹ đã “nhiều lần thuyết phục phía Libya”, nhưng hai máy bay này vẫn lao tới.
Các máy bay F-14 bắt đầu tham chiến, chiếm góc 30 độ sau lưng các máy bay chiến đấu của đối phương, nhưng phía Libya phá thế bất lợi này bằng một đường lượn vòng rất nhanh. Các máy bay F-14 cũng liên tục cơ động, sẵn sàng bảo vệ tàu sân bay USS Kenedy.
f14_kienthuc_4703_gbsp.jpg
F-14 là tiêm kích được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe, điều đặc biệt là MiG-23 cũng dùng kiểu cánh này.


Vài phút sau, cuộc chiến thật sự bùng nổ. Chuẩn Đô đốc Paul t.Gillcrist kể lại trong cuốn sách của ông: Tomcat! The Grumman F-14 Story.
“Lúc 11:58, các máy bay chiến đấu của Mỹ giữ độ cao 914m và tốc độ 879km/h, trong khi đó hai máy bay Libya xông tới ở cự li 85km, và càng lúc càng gần. Để tránh đối đầu với các máy bay đối phương có trang bị tên lửa không đối không dẫn bắn bằng radar, các máy bay F-14 cơ động giành ưu thế chiến thuật.
Chưa đầy một phút sau đó, vào 11:59:16, các máy bay chiến đấu Libya, được hỗ trợ bởi radar mặt đất, đã quay trở lại tiến về phía các máy bay F-14 với tốc độ khoảng 1.852km/h. Người chỉ huy tác chiến trên không của USS Kennedy truyền tới hai cặp máy bay của phi đoàn Swordsmen tín hiệu mã hóa: “Cảnh báo màu vàng, giữ vũ khí, tôi nhắc lại, cảnh báo màu vàng, giữ vũ khí”.
f14_kienthuc_4705_gnvr.jpg
Tiêm kích đánh chặn MiG-23 thua kém F-14 về tầm quét của radar cũng như bộ vũ khí.


Cuộc liên lạc này đã gây ra một số hiểu lầm, khi nó được giải thích rằng các máy bay F-14 được lệnh bắn. Khẩu lệnh này được sử dụng để cảnh báo cho máy bay chiến đấu rằng có một mối đe dọa có thể đến (cảnh báo màu vàng), và vũ khí phải được “giữ” theo qui tắc tham chiến thời bình (ROE) vẫn được áp dụng và các máy bay chiến đấu phải đánh giá đúng thái độ thù địch hay đe dọa, hoặc chỉ để bắn để tự vệ.
Lúc 12:00:53, Enwright báo cáo: Đối phương đã chuyển hướng lần thứ 5 và cự li với các máy bay Tomcat là dưới 32km. Sau đó, các phi công Mỹ bật công tắc vũ khí. Ở cự li chính xác 20km, Enwright của Gipsy 207 đã bắn một tên lửa Sparrow và Connelly rẽ 30 độ sang trái. Trong khi đó, Cock III của phi đoàn Gipsy 204 thực hiện cơ động sang bên phải.
Bằng cách này, lúc 12:01:20 hai máy bay F-14 tiếp cận được đối phương và Enwright bắn tên lửa Sparrow thứ hai. Connelly vẫn không thể nhìn thấy các máy bay chiến đấu của Libya, nhưng ông nhận thấy rằng Gipsy 202 cũng bắn tên lửa Sparrow. Cùng lúc đó Cock III kêu lên: “Tally-ho, góc 11h. Chúng đang nhằm vào tôi”.
Tuyên bố này gây ra một số nhầm lẫn, vì Enwright tin rằng lúc bấy giờ chiếc MiG-23 của Libya đã khai hỏa và ông bắt đầu tung ra các mồi bẫy gây nhiễu. Trong khi đó, tên lửa thứ hai của Gipsy 202 đã bắn trúng một chiếc MiG-23.
Lúc 12:01:57, Gipsy 207 chiếm vị trí, ở góc 6h một chiếc MiG-23 lượn qua họ từ trái sang phải. Chiếc máy bay bị hư hỏng nặng, khói đen xì ra và phi công buộc phải nhảy dù.
f14_kienthuc_4704_ckzv.jpg
F-14 phóng tên lửa không đối không.


Lúc 12:02:06, Connelly chọn một tên lửa Sidewinder để đánh chiếc MiG-23. Nhưng đầu dò của tên lửa không hoạt động. Enwright la lớn: “Hãy chọn Fox 2, Fox 2!”. Thoáng lưỡng lự, Connelly chuyển sang tên lửa Sparrow, nhưng rồi lại chọn tên lửa Sidewinder. Connelly bóp cò, tên lửa bắn hạ ngay chiếc MiG-23 còn lại.
Lúc 12:02:36 Connelly báo cáo với chiếc E-2C rằng họ đã “bắn hạ hai chiếc MiG-23”.
Trong những ngày sau đó, phía Libya đã cố gắng để gây nhầm lẫn bằng những khẳng định rằng đây là 2 máy bay MiG-23 trinh sát không vũ trang, nhưng các đoạn băng video ghi lại trong hệ thống TCS (Hệ thống máy quay, máy ảnh gắn dưới mũi máy bay F-14) cho thấy rõ ràng rằng MiG-23 được trang bị tên lửa không đối không, chứng minh rằng máy bay chiến đấu Libya là một mối đe dọa thực sự.
F-14 Tomcat là tiêm kích hạm cánh cụp cánh xòe do Tập đoàn Grumman thiết kế từ những năm 1970 để trang bị cho Không quân Hải quân Mỹ. Đây là loại máy bay chiến đấu rất mạnh ở thời điểm bấy giờ, được trang bị hệ thống radar AN/APG-71 có thể phát hiện mục tiêu ở cách xa 370km.
Máy bay được thiết kế với 10 giá treo cho khả năng mang vác 6,6 tấn vũ khí gồm các tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới tầm xa, bom có điều khiển.
So với tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 (Liên Xô sản xuất từ những năm 1970) của Libya thì F-14 Tomcat rõ ràng là hiện đại hơn về nhiều mặt, khả năng phát hiện mục tiêu tốt hơn cùng bộ vũ khí vượt trội.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
29.960
113
F 14 ngon vậy mà cho về hưu uổng quá, thay bằng F 18, nhỏ hơn, bay chậm hơn tí.. có điều avionics ngon hơn
 
Hạng B2
28/8/13
613
5
18
grenade nói:
F 14 ngon vậy mà cho về hưu uổng quá, thay bằng F 18, nhỏ hơn, bay chậm hơn tí.. có điều avionics ngon hơn


Em tuy không thích Mỹ, nhưng phải công nhận về Gen 3 Fighter thì F-14 là vô đối em cũng rất thích con này. MiG-23 thì đúng là Gen 3 tệ nhất của Nga.