Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
xxmagicxx nói:
Cuộc chiến Afganistan: là cuộc chiến trên từng bụi cây, hóc đá...với anh nông dân cầm cuốc lận AK trong người, với phụ nữ mặc bít bùng giấu 2kg TNT...Nhưng Mỹ vẫn làm tốt hơn Nga đấy chứ!
Tại sao Malai, Indo...mua hàng Nga: không phải vì rẻ nếu tính tổng chi phí cả vòng đời sử dụng. Vấn đề là ở sự lệ thuộc và cấm vận vũ khí.
Trường hợp India: trước đây anh cà ri đâu dễ mua vk phương Tây. Rõ ràng có 1 "luật bất thành văn" nhằm kiềm chế anh cường quốc tương lai này. Nay khác rồi: sự bành trướng của TQ đáng lo hơn nhiều. Ấn Độ lớn mạnh lên có lợi hơn. Trong đợt đấu thầu phi cơ chiến đấu mới tha hồ lựa chọn vì được bãi bỏ cấm vận vk rồi. Nếu người Nga thắng thầu thì phải nhượng bộ thêm, chuyển giao hàng loạt công nghệ mới mong cạnh tranh với Mỹ và EU.

Mã Lai, Indo không bị cấm vận đâu bác. Mã Lai mua máy bay EU và Mỹ (F18D). Indo bị cấm vận vụ Đông Timor/ Năm 2000 EU bõ lệnh này, năm 2005 Mỹ bõ luôn. Chỉ có Vn ta muốn mua cái gì ngoài Nga cũng khó, không phải vì Vn nguy hiểm mà vì Vn quá thân TQ.
 
Hạng D
21/10/08
3.646
70.982
113
Miền Không Xác Định
sinhviengià nói:
xxmagicxx nói:
Cuộc chiến Afganistan: là cuộc chiến trên từng bụi cây, hóc đá...với anh nông dân cầm cuốc lận AK trong người, với phụ nữ mặc bít bùng giấu 2kg TNT...Nhưng Mỹ vẫn làm tốt hơn Nga đấy chứ!
Tại sao Malai, Indo...mua hàng Nga: không phải vì rẻ nếu tính tổng chi phí cả vòng đời sử dụng. Vấn đề là ở sự lệ thuộc và cấm vận vũ khí.
Trường hợp India: trước đây anh cà ri đâu dễ mua vk phương Tây. Rõ ràng có 1 "luật bất thành văn" nhằm kiềm chế anh cường quốc tương lai này. Nay khác rồi: sự bành trướng của TQ đáng lo hơn nhiều. Ấn Độ lớn mạnh lên có lợi hơn. Trong đợt đấu thầu phi cơ chiến đấu mới tha hồ lựa chọn vì được bãi bỏ cấm vận vk rồi. Nếu người Nga thắng thầu thì phải nhượng bộ thêm, chuyển giao hàng loạt công nghệ mới mong cạnh tranh với Mỹ và EU.

Mã Lai, Indo không bị cấm vận đâu bác. Mã Lai mua máy bay EU và Mỹ (F18D). Indo bị cấm vận vụ Đông Timor/ Năm 2000 EU bõ lệnh này, năm 2005 Mỹ bõ luôn. Chỉ có Vn ta muốn mua cái gì ngoài Nga cũng khó, không phải vì Vn nguy hiểm mà vì Vn quá thân TQ.

Có nhiều cách "cấm vận": đen đủi nhất là như Indo khi chiến sự Đông Timor xãy ra. Đó là tiêu chuẩn về nhân quyền. Tệ không kém là Pakistan bị vì cho nổ thử nghiệm bom hạt nhân...Nếu biết lo xa thì tranh thủ ngay từ đầu như Malai đã làm.
Còn 1 cách "cấm vận" khác là hạn chế kỹ thuật: được xem xét theo hàng loạt "tiêu chuẩn" như mức độ thân cận với đồng minh(xếp theo bảng chữ cái a-z), nguy cơ xung đột trong khu vực (nói trắng ra là "dã tâm" tiềm ẩn của quốc gia sắm vk đối với láng giềng)....
Giả sử Malai có mua được F15 thì cũng không thể full option được: anh ta sẽ đe dọa đến Brunei, Singapore, kể cả Indo và VN ở các hải đảo và vùng biển tranh chấp.
Em hóng hớt như vậy có đúng không bác SVG?:D
Còn nói về trang bị thiết bị điện tử, em thấy người Nga nổ quá thì phải. Điển hình họ gắng cái camera Sony dân dụng cho chiến đấu cơ của mình vì không chế tạo được cảm biến hồng ngoại.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
FA-18EF-vs-Flanker-1.png



Nhìn bảng đã thấy không công bằng khi so sánh Super Hornet với Sukhoi. Nhưng F18 là loại dùng trên tàu sân bay, nếu nó yếu thì phía Mỹ phải nâng cấp.
Về tính cơ động, tầm chiến đấu Sukhoi đều hơn hẳn. F18 có ưu thế ở không chiến tốc độ thấp. Tuy nhiên điều đó không được đánh gái cao trong thực tế chiến đấu.

Động cơ của Su 27 dùng loại Al-41Fs, được đánh giá nhiều ưu thế với khả năng điều chỉnh hướng phụt và tốc độ.

AL-41FU-1.jpg



Bây giờ qua phần quan trọng nhất, khả năng phát hiện mục tiêu.
Đây là bảng RCS của 1 số máy bay. RCS đo bằng radar của AWACSs như E-2C Hawkeye 2000 and E-3C:

F-15C & Su-27 (RCS = 10~15m2): 450 ~ 600 km

Tornado (RCS = 8 m2): 420 ~ 500 km

MIG-29 (RCS = 5 m2): 370 ~ 450 km

F/A-18C (RCS = 3 m2): 330 ~ 395 km

F-16C (RCS = 1.2 m2): 260 ~ 310 km

JAS39 (RCS = 0.5 m2): 210 ~ 250 km

Su-47 (RCS = 0.3 m2): 185 ~ 220 km

Rafale (RCS = 0.1~0.2 m2): 140 ~ 200 km

F-18E (RCS = 0.1 m2): 140 ~ 170 km

MIG-42 (RCS = 0.1 m2): 140 ~ 170 km

EF2K (RCS = 0.05~0.1 m2): 120 ~ 170 km

F-35A (RCS = 0.0015 m2): 50 ~ 60 km

F/A-22 (RCS < or = 0.0002~0.0005 m2): < or = 30 ~ 45 km
FA-22A-Radar-2007-DT-1.png


Nói thêm về Radar Cross Section (RCS). Đó là kích thước mà rađa phát hiện mục tiêu trên màn hình. Chỉ số RCS càng lớn có nghĩa là mục tiêu càng dễ bị phát hiện.
Các bác xem bảng sẽ thấy các loại máy bay này thế nào.
Ví dụ chiếc hiện đại nhất trong F18 là loại F18E/F có chỉ số RCS là 0.1m2. Nếu sử dụng máy bay cảnh báo sớm AEW&C thì sẽ nhìn thấy nó trong tầm 140km-170km.
Trong khi đó Su 30MKI chẳng hạn, có RCS 10m2. Do đó khi xuất trận sẽ bị nhận diện ở khoảng cách trên 400km.

Nhìn theo bảng đồ, dãy màu trên cùng là rađa của F22 APG 77 hiện đại nhất. Nó sẽ phát hiện mục tiêu có RCS 10m2 taị khoảng cách gần 400km (~200nmi).
Tương tự F18E/F là dãi màu trắng, sử dụng rađa APG 79 sẽ phát hiện ra Su 30 tại khoảng cách ~160nmi, tức khoảng 280km.
Còn Su 30 thì sao? Để tìm ra F18E/F với RCS khỏang 0.1m2 thì khoảng cách là 80km.

Bây giờ đại khái mọi ngươì sẽ thấy máy bay Nga chú trọng vào việc cơ động, vì vậy họ phải hy sinh tính năng tàng hình để thiết kế có máy bay có dạng khí động học tốt, nhưng nó sẽ không thể tàng hình nhiều. Bên cạnh đó máy bay Nga có sức chứa vũ khí cao nên cũng làm nó dễ lộ hơn.

Bây giờ có 1 vấn đề đau đầu là Su 35 với rađa N001M hiện đại nhất, chỉ đứng sau 2 chiếc thế hệ 5 của Mỹ. Nó sẽ phát hiện ra mục tiêu rất xa. Nhưng ngược lại, đối thủ chính của nó thì lại có chỉ số RCS quá nhỏ. Theo bản đồ thì F18F sẽ phát hiện mục tiêu có RCS 10m2 (Su 30) ở ~280km. Trong khi Su 30 với rađa mới nhất chỉ phát hiện F18F ở ~90km.

Như vậy thì kết luận được gì đây?
Máy bay Nga thua chắc rồi. Có bay như chim mà không thấy đối thủ, trong khi đối thủ lờ đờ mò lại gần thì ...Nhưng sự tình không đơn giản như vậy :D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Để thay đổi không khí chúng ta cùng đọc 1 bài viết trên báo Đất Việt. Những sự kiện tập trận này đúng như bài viết đăng. Su 30MKI được đánh giá tốt. Mỹ mua 2 chiếc Su 27 về để đánh trận giả cũng đúng luôn.

Điều khiến Mỹ và đồng minh lo lắng nhất là các máy bay Su tỏ ra có nhiều ưu thế hơn các máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle (Đại bàng), F-16 Fighting Falcon (Chim ưng chiến), F/A-18 Hornet (Ong bắp cày), thậm chí có thể thách thức “siêu chiến đấu cơ” F-22 Raptor và F-35 Lightning II thế hệ 5.

Ưu thế vượt trội
Năm 1992, Su-27 lần đầu tiên vượt Đại Tây Dương sang Mỹ diễn tập. Ở các tình huống không chiến, Su-27 đều giành thắng lợi trước F-15. Trong cuộc tập trận không quân Mỹ - Ấn Cope India 2004 tổ chức tại Ấn Độ, F-15 của Không quân Mỹ đã bị Su-30K đánh bại nhiều lần. Ở cuộc tập trận tiếp theo Cope India 2005, các phi công Mỹ đặc biệt ấn tượng với Su-30MKI khi nó giành thắng lợi trong đa số các cuộc “giao chiến” với cả F-16 và F-15 - 2 loại máy bay tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ.

Tướng Hal M. Homburg, Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân chiến đấu (Air Combat Command) - Không quân Mỹ, nói đây là điều hoàn toàn bất ngờ đối với các phi công Mỹ. Công nghệ Nga trong tay người Ấn Độ đã phát đi “tín hiệu cảnh tỉnh” Không quân Mỹ. Ông nói: “Không quân các nước được trang bị những máy bay này có thể đe doạ ưu thế trên không của Mỹ ”. Trong cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính ở căn cứ không quân Hickam, Hawaii, Mỹ vào tháng 8/2008, các máy bay Su-30 “ảo” cũng đánh bại một cách thuyết phục máy bay tiêm kích thế hệ 5 là F-35 đang được quảng cáo ồn ào mà Australia dự kiến chi 16 tỷ USD để mua 100 chiếc.

Tiến sĩ Carlo Kopp, chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Air Power Australia cho rằng, các máy bay mới của Nga mà các nước châu Á - Thái Bình Dương mua có thể “tước vũ khí” các máy bay tiêm kích tiên tiến của Không quân Australia. Máy bay Su-30 mang được số tên lửa tầm xa gấp nhiều lần nên khi chúng tấn công bằng vài tên lửa một lúc sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Australia với xác suất gần như 100%. Theo ông Kopp, kịch bản khả quan nhất đối với Không quân Australia là “1 đổi 1”, tức là để tiêu diệt 1 chiếc Su-30, họ phải mất 1 chiếc F/A-18E/F Super Hornet hoặc F-35 Lightning II. Sau khi tấn công, máy bay Australia sẽ hết sạch tên lửa và “bất lực” trước Su-30 khác.

Sau cuộc tập trận không quân Red Flag 2008 tại Mỹ, tạp chí hàng không uy tín của Anh Flight, số tháng 11/2008, đã đề nghị các độc giả website của mình bầu chọn loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới từ một danh sách, trong đó có Su-30MKI, F-22 và F-15. Su-30MKI được bầu chọn là loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới khi giành được 59% số phiếu bầu. Tháng 2/2009, tại Thượng viện Mỹ, TNS đảng Cộng hòa James Inhofe nói: “Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng, trừ máy bay F-22 và F-35 JSF (Joint Strike Fighter), người Nga đang chế tạo máy bay Su vượt trội các máy bay tấn công tốt nhất của chúng ta là F-15 và F-16”.


Tình báo Mỹ săn lùng bí mật của Su
Lo lắng trước số lượng ngày càng tăng và tính năng chiến đấu ưu việt của Su-27/Su-30, tình báo và Không quân Mỹ đang ráo riết dò la các bí mật tính năng của chúng để tìm ra chiêu thức đối phó, chuẩn bị cho những cuộc đối đầu trên không với máy bay Su có khả năng diễn ra trong tương lai.
Trong họ Su, Su-30MKI là một trong những loại có khả năng chiến đấu cao nhất, gần với máy bay mới Su-35 thế hệ 4++ của Nga mà Mỹ coi như đối thủ nhiều khả năng nhất thời gian tới của F-22 và F-35. Bởi vậy, tình báo Mỹ rất chú ý tìm hiểu Su-30MKI để tìm ra các điểm mạnh, yếu và có kinh nghiệm đối phó các máy bay Su.

Năm 2004, Không quân Mỹ đã cử F-15 lặn lội sang tận Ấn Độ tham dự cuộc tập trận chung Mỹ-Ấn đầu tiên có tên Cope India để “mục sở thị” khả năng của Su-30MKI. Trong khi đó, Không quân Ấn Độ lại muốn thấy F-16, loại máy bay hiện đại nhất của đối thủ truyền kiếp Pakistan. Không thấy F-16 xuất hiện, Ấn Độ cũng “giấu phỏm”, không chịu đưa ra Su-30MKI mà chỉ cho Su-30K tham gia.

Năm 2008, Mỹ đã “khẩn khoản” mời Không quân Ấn Độ cử 6 máy bay tiêm kích Su-30MKI lần đầu tiên dự cuộc tập trận quốc tế Red Flag 2008 tổ chức tháng 7-8/2008 tại căn cứ không quân Nellis, Las Vegas, bang Nevada, Mỹ. Theo hãng tin Headlines Today, khi tốp máy bay Ấn Độ bay vượt đại dương, Mỹ đã cho hai máy bay trinh sát RC-135 bám theo chặn thu mã vô tuyến và tần số công tác của radar trên Su-30MKI.

Trong quá trình tập trận, phía Mỹ tiếp tục dò xét tính năng kỹ thuật của radar N-011М Bars của Su-30MKI. Để có “giáo cụ trực quan” thường xuyên, Mỹ còn tìm cách mua Su-27 để sử dụng trong việc huấn luyện phi công và tìm ra các biện pháp đối phó. Theo Strategypage ngày 11/5/2009, Mỹ đã mua hai Su-27 của Ukraine để kiểm tra hiệu quả của radar mới và hệ thống chế áp điện tử.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Quay lại phần so sánh RCS ở trên. Chúng ta thấy máy bay Su mất điểm vì nó "quá lộ" trên màn hình rađa. Điều đó làm cho nó mất ưu thế dù khả năng cơ động hơn hẳn. Với cuộc chiến ngoài tầm nhìn BVR thì ai thấy đối phương trước, bắn trước thì người đó chiến thắng. Việc Sukhoi bị phát hiện trước làm cho nó mất điểm.

Thật ra không phải người Nga không biết điểm này, nhưng công nghệ rađa trước đây không tạo nên sự khác biệt quá lớn. Trước giờ F18 vẫn dùng APG 73. Nó không tạo nên khác biệt nhiều nên máy bay Sukhoi hay F15 với RCS 10m2 vẫn không có gì lo ngại. Nên nhớ Su 27 và f15 có cùng RCS, hàng Mỹ cũng không hơn Nga bao nhiêu, vì thật sự thì 2 máy bay này mới là cùng hạng.

Sau này, cụ thể là năm tới đây Mỹ mới trang bị hết APG79, đây là rađa quét mạng pha điện tử chủ động (AESA). Ưu điểm của nó là tầm xa hơn, tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. Chống nhiễu tốt hơn và bị phát hiện tín hiệu thấp hơn. Nó là 1 chuẩn mà máy bay thế hệ 4++ phải có. Người Mỹ rất tự hào loại rađa này. Người Pháp cũng vừa thử nghiệm thành công và triển khai vài năm 2011.

Người Nga thì sao, họ cũng rất nhanh tay để ra mắt loại Ibris E Radar. Irbis-E có thể phát hiện, bám 30 mục tiêu bay, trong khi vẫn giám sát không trung, bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó với loại tên lửa active rađa như RVV-AE/R-77 or ramjet RVV-AE-PD/R-77M hoặc 4 mục tiêu mặt đất; phát hiện, lọc, bám đến 4 mục tiêu mặt đất/mặt nước ở chế độ tạo bản đồ ở cự ly đến 400 km trong khi vẫn giám sát không trung và bắt mục tiêu bay nên rất lợi hại khi tác chiến chống tàu nổi được yểm trợ từ trên không.
Cái tiến bộ trong loại rađa AESA là có thể bám mục tiêu và tấn công cả trên không lẫn mặt đất.
Người Nga sẽ trang bị loại Irbis E cho Su 35 mới của họ.
Khả năng phát hiện mục tiêu của nó thì sao? Xem bảng dưới đây


Irbis-BARS.png



Với những máy bay tàng hình như F35 của Mỹ, Rađa mới của Nga có thể phát hiện ở tầm 50km.
Với những loại tiên tiến thế hệ 4+ như máy bay của NATO hay Rafale của Pháp, F18E/F thì nó phát hiện từ tầm hơn 200km. Về mức độ đó thì nó tương đương với 1 máy bay cảnh báo sớm E3 của Mỹ. Không thể trông mong gì hơn nửa.

Như vậy nói về rađa, Nga không thua kém Mỹ, từ trước tới nay Nga vẫn chiếm ưu thế.
Cái Nga đi khác đường với Mỹ (không hẳn là đi sai) chính là Nga hy sinh tính năng tàng hình để đổi lấy sự cơ động. Vì sao lại như vậy?
Bởi vì Nga đi theo chủ trương tàng hình bằng plasma, với loại tàng hình này thì không sử dụng hình dáng bề mặt để tàng hình. Do đó người Nga tin rằng khi họ thành công với loại này. Họ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối vì vừa có tàng hình, vừa có sự cơ động.

Tiếp theo sẽ nói về trang bị của máy bay.
F22 vì phải thiết kế tàng hình nên chỉ mang được 6 quả tên lửa tầm trung (AMRAAM) và 2 quả tầm ngắn (ASRAAM).
Flanker - như SU27/30/SMK mang được 10 quả AMRAAM, còn như SU35BM thì được 14 quả.

Theo truyền thống của Nga, họ sẽ bắn nhiều loại tên lửa được dẫn đường bằng nhiều phương pháp sao cho hệ thống đánh lừa điện tử của đối phương mất tác dụng. Máy bay Mỹ khó làm như vậy vì nó mang qua ít tên lửa.
Ai đúng ai sai quả thật không thể nói được vì ai cũng có lý cả.

Nói về tên lửa không đối không thì Nga có tên lửatầm xa hơn hẳn Mỹ.
Khi Mỹ cho ra mắt loại tầm trug AIM 120 mà em đã post trong bảng các nạn nhân ở Kosovo. Đó là loại tên lửa hoạt động ở 2 phase.
Đầu tiên khi máy bay tìm thấy mục tiêu, nó sẽ nạp thông tin để tên lửa dùng chế độ dẫn đường quán tính bay tới mục tiêu. Trong thời gian này máy bay phải tiếp tục cập nhật tọa độ để tên lửa điều chỉnh.
Khi tới 1 khoảng cách nhất định, tên lửa sẽ khởi động quá trình dò tìm bằng nhiệt ở đầu tên lửa. Ở đây là dò bằng ảnh nhiệt, Do đó đối thủ tung ra nguồn nhiệt giả thì nó vẫn nhận biết đâu la máy bay, đâu là nguồn nhiệt giả. Nói chung không đánh lừa theo kiểu thông thường được.

Trong khi Nga cũng tương tự, phát triển loại AMRAAMSKI đó là những loại như R73, R77...tầm xa hơn hẳn hàng Mỹ, có laọi tới 300km. Nguyên lý hoạt động vẫn tương tự Mỹ. Pha đầu vẫn dẫn bằng quán tính, pha sau nó có 2 chế độ dẫn. Ở 20km cuối nó sẽ dùng active rađa ở đầu tên lửa. Nếu máy bay đối phương có nhiễu điện tử thì nó sẽ chuyển qua tìm bằng nhiệt. Trước đây hàng Nga vẫn tìm nhiệt bằng tia hồng ngoại. Nó không biết đâu là nguồn nhiệt chính, nếu người ta thả ra 1 nguồn nhiệt phụ lớn hơn nhiệt từ máy bay thì nó sẽ chạy đi tìm nguồn nhiệt lớn kia.
Nói thua hnàg Mỹ ở chỗ Mỹ sài ảnh nhiệt, nhìn hình ảnh để tìm mục tiêu. Tuy nhiên có lẽ Nga sẽ thay đổi phương pháp thôi, không quá khó thể thay.

Như vậy xét về tính năng thì tên lửa Mỹ có ưu thế hơn do tìm bằng ảnh nhiệt. Nhưng xét về độ dài thì người Nga có khả năng bắn ở khoảng cách gấp đôi Mỹ.
Hẳn nhiều người sẽ nói máy bay Mỹ tàng hình thì tầm xa của tên lửa Nga ăn nhậu gì ở đây?
Bây giờ vấn đề quay về tàng hình. F22 tàng hình tuyệt đối chứ? Thật ra nó chỉ tàng hình ở 1 bước sóng nhất định thôi.
Đó là lý do khi Mỹ triển khai ném bom bằng máy bay tàng hình như F117, họ phải triệt hạ hết rađa của đối thủ.
Như vậy cho tới lúc này có thể rút ra 1 chút kết luận để chấm dứt sự so sánh về Sukhoi Flanker và Super Hornet.

- Máy bay Nga có tính cơ động hơn hẳn, không riêng với F18, mà cả F15. F16.
- Máy bay Nga có tầm rađa và tầm tên lửa dài hơn. Mang nhiều vũ khí hơn.
- Máy bay Nga hiện nay không cải tiến về tính năng tàng hình (ít nhất là cho tới mẫu Su 30) do đó sẽ bị phát hiện sớm hơn.

Bài sau sẽ nói về lý do Nga hy sinh tính năng tàng hình. Liệu F22 có phải là chúa tể không thể bị đánh bại hay không?
 
Last edited by a moderator:
A1
14/12/03
2.555
4.253
113
Em định không làm loãng bài viết nhưng chịu không nổi đành vào CẢM ƠN bác Sinh Viên Già và các bác chia sẻ kiến thức trong bài này. Mong các bác như Củ Cải, NTA552, Coward..... đóng góp thêm hoặc phản biện tý cho thêm sôi nổi.
--------------------------
Từ đây em sẽ chỉ XEM chứ không spam làm loãng chủ đề nữa ạ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Cảm ơn bác waker up ảnh cho thêm sinh động.
Có nhiều cách "cấm vận": đen đủi nhất là như Indo khi chiến sự Đông Timor xãy ra. Đó là tiêu chuẩn về nhân quyền. Tệ không kém là Pakistan bị vì cho nổ thử nghiệm bom hạt nhân...Nếu biết lo xa thì tranh thủ ngay từ đầu như Malai đã làm.
Còn 1 cách "cấm vận" khác là hạn chế kỹ thuật: được xem xét theo hàng loạt "tiêu chuẩn" như mức độ thân cận với đồng minh(xếp theo bảng chữ cái a-z), nguy cơ xung đột trong khu vực (nói trắng ra là "dã tâm" tiềm ẩn của quốc gia sắm vk đối với láng giềng)....
Giả sử Malai có mua được F15 thì cũng không thể full option được: anh ta sẽ đe dọa đến Brunei, Singapore, kể cả Indo và VN ở các hải đảo và vùng biển tranh chấp.
Em hóng hớt như vậy có đúng không bác SVG?:D
Còn nói về trang bị thiết bị điện tử, em thấy người Nga nổ quá thì phải. Điển hình họ gắng cái camera Sony dân dụng cho chiến đấu cơ của mình vì không chế tạo được cảm biến hồng ngoại.


Bác magic nói đúng, tùy mức độ thì Mỹ sẽ bán cho những loại vũ khí khác nhau. Họ rất ngại tình trạng như Pakistan cho TQ mượn cái xác F16.
Mã Lai có mối quan hệ tốt với Mỹ. Nhưng nay họ cũng có mối quan hệ với TQ.
Bác nói thế nào chứ Nga sao bèo tới nổi thua hãng Sony sao :D
Nhờ bác waker up vài ảnh Su chính diện, các bác xem bên phải phi công có 1 cái cục lồi. Đó là cái tương tự cái camera sony đấy. :D Hàng Mỹ không có cái này đâu.