Thảo Luận Chung Không nên nóng máu

Hạng D
9/6/12
1.846
1.051
113
Thực ra là khí hậu nó cũng ảnh hưởng đến văn hoá và lối sống của con người đấy bác. Nhưng nơi lạnh lẽo hay khí hậu ôn đới thì tính tình người ta cũng ôn hoà, nơi nóng như lửa thì khiến tính khí con người trở nên cọc cằn thô lỗ.
 
Tập Lái
6/1/14
8
1
3
Trẻ em đang lớn thường bắt chước cha mẹ và người lớn, trong văn hóa giao thông, người lớn để lớp trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh mình chen lấn, giành đường, phóng ẩu và thường xuyên phạm luật GT thì dần dần nó sẽ tạo trong đầu bon trẻ một thứ văn hóa GT giống y như thế.
Mọi người nên dần tạo cho mình thói quen, khi tham gia GT thì tiêu chí hàng đầu là phải nhường nhịn nhau và tuân thủ PL. Điều này rất quan trọng để xd một môi trường văn hóa GT tốt đẹp cho các thế hệ sau.
 
  • Like
Reactions: 52Z 8580
Hạng D
11/5/11
3.419
5.584
113
Sài Gòn
quangnakata nói:
SubaruLover nói:
HappyGuy nói:
Bác SubaruLover ở bên Mẽo mà. Dân bên đó rảnh nên mới chịu tà tà bám đuôi xe đạp. Dân VN bận lắm bác ơi, chậm 1 phút 1 giây là thiệt hại ối tiền nên ai cũng vội.


Vậy thì Mỹ lái xe không vội nhưng uống cà phê nhanh không dám nhậu nhiều; Việt Nam thì lái xe tranh thủ từng giây nhưng ngồi uống cà phê và nhậu tà tà :) Bởi vậy hai nước đêm ngày khác nhau tư duy phải khác chứ :) Chỉ kẹt là mấy người như tôi phải lơ lửng giữa 2 dòng :)
Vn thì ngồi cà fe cả buổi sáng, nhậu cả buổi chiều mà không gấp. Nhưng đi trên đường thì tranh thủ, giành giật từng giây, ngộ thặc
... sẳn sàng đứng coi nhảy cầu tự tử hay leo cột điện hàng giờ mà không có gì là vội vàng,
... nhưng đèn vàng 2 giây cũng ráng nhấn ga vượt.
24.gif

 
Hạng D
16/1/13
4.804
89.646
113
Không biết ai có thể trả lời giùm là:

Giả sử đang chạy trên cao tốc Trung Lương ở lane 100km/h. Xe sau muốn qua mặt. Lane trong không có xe nào, vậy thì:
(a) xi nhan phải để chuyển vào lane phải, và giảm tốc độ theo đúng quy định.

(b) xi nhan phải, giảm tốc độ cho phép của lane trong, và chuyển lane.

(c) ????

Vậy theo luật giao thông ở VN thì làm sao?

Bên tôi thì (a) vì như vậy sẽ an toàn hơn vì giảm tốc độ trước là điều không nên. Do đó đó sau khi chuyển xong thì từ từ giảm tốc độ cho phép.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
89.646
113
Văn hoá đi xa lộ ở vùng thưa dân cư (nhắc lại thưa dân cư = xa thành phố)

Xa lộ ở VN ngắn quá (chỉ 40-60km mỗi phần) không thể nói lên được điều gì trong lúc xa lộ ở một số nước khác thì đủ dài để tạo nên văn hoá riêng trên xa lộ.

Xa lộ ở vùng thưa dân cư thì nó cũng thưa thớt xe.

Xa lộ ở xa dân cư thì 2 lane mỗi chiều và "đa số" có khoảng đất ở giữa bằng cả 6 lane (để sau này phát triển mà không cần đền bù và giải toả).

http://www.milebymile.com/photos/photo_8622.jpg

Vì thưa dân cư và ít xe nên mọi xe đều phải chạy lane trong (lane phải), lane ngoài dùng để vượt. Nếu chạy lane ngoài lâu mà không cần phải vượt thì có thể bị cảnh sát bắt lỗi.

Do đó khi đi xa lộ ở Mỹ vùng thưa dân nó sẽ như thế này:

(1) Chạy một lát thì sẽ gặp xe tải hoặc xa chạy chậm. Xe tải chạy chậm hơn cho nên phải vượt.

  1. (1-a) Xin xi nhan ra lane trái. Nếu an toàn thì ra lane trái vượt xe tải. Tăng tốc lên để vượt nhưng không quá nhanh. Vượt từ từ.
    • (1-a-a) Nếu trước xe tải trống (không có xe hoặc xe trước xe tải ở rất xa) thì tấp vào lane phải từ từ và rồi giữ tốc độ theo ý muộn
    • (1-a-b) Nếu trước xe tải (hoặc xe chạy chậm) không trống thì tà tà vượt từng xe một nhưng không quá nhanh (ví dụ tốc độ cho phép 100km/h cho cả 2 lanes thì chạy 110km/h). Sau khi vượt hết thì phải tấp vào lane phải và giữ tốc độ theo ý muốn.
    • (1-a-c) Nếu trước xe tải (hoặc xe chạy chậm) không trống mà mình muốn vào lane trong để exit hay không thích vượt nữa thì xin xi nhan làm sao để cho xe bên phải phía sau thấy. Nếu họ thấy thì họ sẽ chạy chậm hơn một chút và sẽ có khoảng trống an toàn giữa 2 xe lane phải cho mình điền vào.
Cứ thế mà vượt từng chiếc hay nhóm một trong suốt vài trăm km.

  1. (1-b) Trong lúc xi nhan ra lane trái thì phát hiện có chiếc đang chạy vượt thì tắt xi nhan để cho nó vượt sau đó lập lại (1-a).
  1. (1-c) Nếu (1-b) phát hiện ra 1 đoàn xe đang vượt thì cứ để cho đoàn xe đó vượt rồi lập lại (1-a).
Vì chạy cả ngàn km nên chẳng cần gì gấp phải vượt khi có 1 đoàn xe đang vượt (đang sử dụng lane trái để vượt).

  1. (1-d) Nếu thật sự cần vượt trong lúc đoàn xe đang vượt ở (1-c) thì cứ giữ xi nhan và "hy vọng" sẽ có 1 xe trong đoàn xe đang vượt chạy chậm hơn một chút tạo ra khoảng trống ở lane trái để mình hoà vào lane trái và tham gia đoàn xe vượt.
Do đó khi đi đường dài ở vùng xa thì có lúc xe A vượt xe B rồi xe B vượt lại xe A nhưng mọi chuyện diễn ra như là phim rất chậm. Vì cả A và B chạy một lát gặp xe chậm thì vượt, vượt xong thì tấp vào lane phải.

Hoặc nhóm xe nhà vượt nhóm xe khác và tuần tự vượt nhau vì thế nào cũng gặp xe chạy chậm hơn ở phía trước.

(2) Nếu chạy xung quanh không có ai thì dễ bị chạy quá tốc độ vì mắt sẽ quen và thấy chậm rì. Lúc đó làm ơn sử dụng cruise control :) hoặc ghé trạm xăng hay rest area nào đó để rửa mặt giãn gân cốt.

(3) Cứ mỗi 50km sẽ gặp cảnh sát, không chiều bên này thì cũng chiều bên kia. Cảnh sát xa lộ hễ bắt là nó biên phạt chứ ít khi tha như cảnh sát ở địa phương. Do đó chạy cho đúng luật.

(4) Theo thống ke là người lái xe đường xa lộ dài là cứ 160km thì sẽ gặp 1 trường hợp bị cảnh sát tóm. Hoặc là hễ cảnh sát xa lộ đi xuống xa lộ thì 10 phút sau sẽ bắt phạt 1 xe (vì đa số chạy quá tốc độ cho phép). Cảnh sát phạt xong thì có khuynh hướng tìm exit gần nhất nào đó ra khỏi xa lộ và quay trở lại xa lộ 10 phút sau để tạo cảm giác thoải mái cho dân lái xe. Do đó cảnh sát xa lộ lên xuống xa lộ liên tục và viết giấy phạt cũng liên tục.
 
Hạng D
21/6/12
4.497
3.061
113
SubaruLover nói:
Không biết ai có thể trả lời giùm là:
 
Giả sử đang chạy trên cao tốc Trung Lương ở lane 100km/h.  Xe sau muốn qua mặt.  Lane trong không có xe nào, vậy thì:
(a) xi nhan phải để chuyển vào lane phải, và giảm tốc độ theo đúng quy định.
 
(b) xi nhan phải, giảm tốc độ cho phép của lane trong,  và chuyển lane.
 
(c) ????
 
Vậy theo luật giao thông ở VN thì làm sao?
 
Bên tôi thì (a) vì như vậy sẽ an toàn hơn vì giảm tốc độ trước là điều không nên.  Do đó đó sau khi chuyển xong thì từ từ giảm tốc độ cho phép.
mọi người dân lá xe ở cao tốc này đều muốn chọn (a). Nhưng luật có cho đâu, bác mà nhường như thế thì sẻ bị phạt lổi quá tốc độ. Thì ra luật lái xe ở mỹ dể thiệt.
 
Hạng C
10/4/13
882
4
16
48
Người VN ra nước ngoài cũng rất nghiêm chỉnh thế đấy, nhung khi về xứ mình hoặc đang sống tại đây thì không làm được như thế... ngày nay còn tranh giành vượt phải, trái... thậm chi cả choảng nhau mới chịu thôi

 
Hạng D
16/1/13
4.804
89.646
113
ngidinh nói:
SubaruLover nói:
Không biết ai có thể trả lời giùm là:

Giả sử đang chạy trên cao tốc Trung Lương ở lane 100km/h. Xe sau muốn qua mặt. Lane trong không có xe nào, vậy thì:

(a) xi nhan phải để chuyển vào lane phải, và giảm tốc độ theo đúng quy định.

(b) xi nhan phải, giảm tốc độ cho phép của lane trong, và chuyển lane.

(c) ????

Vậy theo luật giao thông ở VN thì làm sao?

Bên tôi thì (a) vì như vậy sẽ an toàn hơn vì giảm tốc độ trước là điều không nên. Do đó đó sau khi chuyển xong thì từ từ giảm tốc độ cho phép.
mọi người dân lá xe ở cao tốc này đều muốn chọn (a). Nhưng luật có cho đâu, bác mà nhường như thế thì sẻ bị phạt lổi quá tốc độ. Thì ra luật lái xe ở mỹ dể thiệt.


Nếu vậy thì (c) là tạo ra mật mã cho xe sau vượt:

(c) khi thấy xe sau muốn vượt thì nhá thắng 3 lần để xe sau hiểu là: anh cứ vào lane trong 80km/h, tui chạy giảm còn 75km/h thì anh cứ vượt.

Khi xe đông và nối đuôi nhau thì mà ai ở đầu tốp cũng rất ư là nice cho vượt thì hậu quả là lanes trái 75km/h và lane trong 80km/h và người chạy lane ở đầu tốp muốn vào lane phải rất khó vì dòng chảy 80km/h ở lane phải sẽ không ngừng (vì xe đông).

Do đó các bạn đừng có nóng máu khi xe trước không nhường cho bạn vì luật nó làm khó.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
89.646
113
Core One nói:
Người VN ra nước ngoài cũng rất nghiêm chỉnh thế đấy, nhung khi về xứ mình hoặc đang sống tại đây thì không làm được như thế... ngày nay còn tranh giành vượt phải, trái... thậm chi cả choảng nhau mới chịu thôi

Không có ý kiến nhưng tôi cũng thấy số ít là vậy. Điều đó chứng tỏ là luật nghiêm thì người ta chấp hành. Luật không nghiêm thì người ta tự xử nhau thôi. Nếu không thì chính họ bị tai nạn. Ví dụ dừng đèn đỏ có thể bị xe tải cán chết. Không tranh giành đường thì không biết có đi tới nơi được không.