Hạng D
13/9/09
3.006
10.477
113
52
Em xin chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân khi lái xe AT.

1. Sử dụng O/D off.

- Tất cả các hộp số AT hoặc MT đều có một (hoặc vài) cấp số có tỷ số truyền nhỏ hơn 1, thường là số cao nhất của xe, các cấp số này được gọi chung là Over Drive.

VD
hộp số xe Ford Escape VN:

Số I---- 2.89 : 1
Số II--- 1.57 : 1
Số III-- 1.00 : 1
Số IV--- 0.70 : 1 (Over Drive)
Số lùi-- 2.31 : 1

Hộp số xe Hyundai Sonata 2011
Số I---- 4.21 : 1
Số II--- 2.64 : 1
Số III-- 1.80 : 1
Số IV--- 1.39 : 1
Số V---- 1.00 : 1
Số VI--- 0.77 : 1 (Over Drive)
Số lùi-- 3.39 : 1


Khi khởi động xe, chế độ OD sẽ được bật ON ngầm định, bất kể là lúc tắt máy nó ở ON hay OFF. Ở chế độ này, hộp số sẽ được phép chuyển đến số cao nhất tùy theo tính toán của máy tính, căn cứ vào điều kiện chạy xe, đường xá v.v. và về cơ bản thì chỉ cần đóng số D là đi được hầu hết các điều kiện đường xá thông thường.

Ở chế độ OD ON này, lực phanh động cơ (engine brake) là rất thấp, xe chạy bon và đỡ hao nhiên liệu hơn.

Khi gặp một số tình huống mà việc tính toán chuyển số có vẻ khó khăn, ví dụ như việc leo một con dốc không cao lắm nhưng lại hơi dài, hộp số tự động Escape cứ nhảy qua-lại giữa số 3 và số 4, dẫn đến việc xe bị mất đà, lúc này chúng ta có thể nhấn OD OFF. Hộp số sẽ cắt hoàn toàn số 4, chỉ còn dịch chuyển giữa 1-2-3, xe leo dốc khỏe hơn hẳn.

Ngược lai, khi xuống dốc, nếu để số 4 xe sẽ lao rất nhanh, phải đệm phanh nhiều, dễ cháy phanh nguy hiểm, ta cũng nhấn OD OFF để cắt số 4, dùng sức ghì động cơ (engine brake) để xuống dốc an toàn hơn, để dành phanh chính cho những tình huống cần thiết hơn.

Khi di chuyển trong phố đông người, chạy chậm, cũng có thể dùng OD OFF để lợi dụng thêm phanh động cơ, đỡ phải dùng phanh nhiều

Câu hỏi 1: khi vượt xe khác có nên dùng OD OFF hay không?(giả sử ta đang đi xe Escape)

- Câu trả lời là CÓ và KHÔNG, tùy theo điều kiện thực tế khi vượt và thao tác thành thạo của lái xe.

- Trường hợp xe trước chạy chậm, khoảng 50-60kmh thì có thể bấm OD OFF, cắt số 4, về số 3 để tăng lực kéo, vọt qua.

- Trường hợp xe trước chạy nhanh hơn 80kmh thì có thể dùng OD OFF để tăng tốc đột ngột khi vượt, nhưng khi vượt ngang qua xe trước rồi thì phải bấm OD ON ngay để cho phép xe lên số 4, nếu không nó cứ ở số 3 hoài, không nhanh hơn được nữa, máy gào rú nghe rất ghê và cảm giác rất nguy hiểm vì chỉ cần ngớt ga là xe tụt tốc độ rất nhanh

- Lựa chọn tối ưu khi vượt xe khác trên đường là QUÊN OD OFF đi, mà chỉ thao tác đơn giản là đạp lút ga (kick down), xe sẽ tự hiểu là cần tăng tốc đột ngột, nó sẽ tự về số 3 vọt lên và tự lên số 4 khi đủ tốc, lái xe chỉ còn lo xử lý tình huống trên đường thôi.

Câu hỏi 2: leo dốc cao thì dùng OD OFF có đủ không?

- Nếu dốc thoáng, xe có đà thì OD OFF là đủ.

- Nhưng nếu đường đông, xe không có đà (như lúc em leo theo đoàn lên đỉnh Langbian) thì OD OFF không đủ để leo. Em phải về số 2, đôi lúc phải về số 1 mới leo hết nổi con dốc này.

(còn nữa)
 
  • Like
Reactions: hoangthienle
Hạng D
13/9/09
3.006
10.477
113
52
2. Sử dụng số N (Neutral, số mo)

Khi ở vị trí N, không có lực kéo nào được đưa xuống bộ truyền động. Số N trên xe AT chủ yếu chỉ dùng khi phải kéo xe hỏng, còn lại các trường hợp khác sử dụng rất ít.

- Khi dừng chờ đèn đỏ lâu, có thể về N để ngắt hoàn toàn lực kéo của động cơ xuống bánh xe, lúc này chỉ cần phanh xe với một lực nhẹ nhàng là đủ giữ xe đứng yên tại chỗ. Nhưng nếu dừng ngắn thì cứ để số D mà đạp phanh. Cơ cấu truyền mô men xoắn của AT (torque converter) cho phép sự trượt này, về cơ bản thì chỉ là trượt dầu trong hộp số thôi nên không có hao mòn gì đáng kể. Việc giữ nguyên số ở D cũng tiết kiệm nhiều lần đóng-mở van dầu của hộp số.

- Khi giảm tốc để dừng xe (ví dụ như thấy đèn đỏ ở ngã tư phía trước) thì tuyệt đối không nên về N để xe trôi tự do. Điều này có thể gây nguy hiểm vì xe trôi theo quán tính, phanh sẽ khó khăn hơn vì không còn sức ghì động cơ (engine brake), việc giảm tốc xe chỉ còn do 4 phanh đảm nhiệm, hiệu quả kém hơn nhiều. Ngoài ra, còn phải tính đến các tình huống khẩn cấp, (vd như lại cần tăng tốc bất ngờ vì lý do nào đó), ta sẽ không còn số để vọt, thời gian phản ứng để đóng số D và khoảnh khắc hộp số chuyển số có thể đã quá dài, tai nạn đã có thể xảy ra.

- Khi xe cần phải kéo thì việc để ở số N là chưa đủ an toàn cho hộp số. Nếu kéo xe với khoảng cách ngắn và tốc độ chậm thì có lẽ không gây hư hại nhiều lắm. Nhưng tốt nhất là nhấc phía cầu chủ động đặt lên xe cứu hộ mà kéo, nếu xe 4WD hoặc AWD thì tốt nhất nên chở chứ không nên kéo.

- Ở số N thì xe có thể tắt máy & khởi động lại được, nhưng đa phần ở số N là không rút chìa khóa ra khỏi ổ được
 
  • Like
Reactions: hoangthienle
Hạng D
13/9/09
3.006
10.477
113
52
3. Sử dụng số P và Parking Brake (phanh đỗ xe)
Số P là Parking, dùng để đỗ xe. Ở vị trí này, hầu hết tất cả các xe đều có cơ chế khóa lẫy, để cố định cầu chủ động. Nếu đỗ xe ở địa hình bằng phẳng, không có nguy cơ trôi xe thì thông thường chỉ cần số P là đủ. Nhưng nếu ở địa hình dốc thì phải cài thêm phanh tay (thực ra là Parking Brake, vì các xe đời mới lại có bàn đạp Parking thay vì kéo tay).

Phanh Parking thường là cơ cấu cơ khí (dùng dây cáp kéo) và tác động chủ yếu trên trục sau. Hệ thống parking brake là hoàn toàn độc lập với hệ phanh chính của xe. Mặc dù cũng tác động lên bánh xe sau, nhưng Parking Brake có tang trống riêng chứ không dùng chung phanh chính.

Cài Parking Brake giúp cố định cả 4 bánh xe, an toàn hơn so với chỉ cài lẫy ở 1 cầu.

Thứ tự thao tác khi đỗ xe chỗ dốc thế nào là đúng?

Thao tác đúng nhất là:
1. Đạp phanh để dừng hẳn xe vào chỗ đỗ
2. Cài Parking Brake
3. Về số P
4. Nhả bàn đạp phanh chính.

Mục đích là để cố định bánh xe trước rồi mới cài P.

Nếu ta cài P trước, rồi nhả phanh chính, thì xe sẽ dịch chuyển một chút rồi mới ăn lẫy P, cuối cùng cố định bằng phanh đỗ. Làm thế này thì lẫy P sẽ bị ép sát về một phía và ghì chặt, khi xuất phát trở lại, kéo cần số sẽ thấy rất nặng và có tiếng kêu khọt khẹt. Chắc chắn là có hại cho cơ cấu lẫy P
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.477
113
52
4. Hộp số thông minh, tự thích nghi với kiểu lái xe của tài xế.
Hầu hết các hộp số AT hiện đại đều có trang bị thuật toán thích nghi (Adaptive Transmission) để sang số phù hợp theo phong cách lái của tài xế.

Nếu chạy theo kiểu Agressive tức là đạp ga hỗn, bật vọt nhanh thì hộp số sẽ duy trì số thấp để tăng tốc nhanh, dĩ nhiên là vòng tua máy rất cao, tốc độ xe vượt ngưỡng nó mới sang số. Kiểu này thì có cảm giác mạnh nhưng tốn xăng bà cố lun.

Còn nếu chạy theo kiểu Defensive, từ tốn, chậm rãi, thì xe cứ đủ tốc là tự tăng số mặc dù vòng tua chỉ khoảng 1400-1600rpm. Chạy kiểu này thì chẳng bao giờ thấy dính lưng vào ghế, nhưng bù lại thì cái túi đỡ viêm (tiết kiệm ít nhất 25-30% lượng xăng tiêu thụ)

Giả sử chủ xe cũ đã đi xe rất lâu theo kiểu Agressive, bi giờ làm thế nào?

Xử lý vấn đề này rất đơn giản: tháo cọc bình, hộp số sẽ tự reset. Sau đó nối lại, và chạy xe từ tốn trong vài chục km tiếp theo. Hộp số sẽ học lại cách chạy mới, sang số mượt, vòng tua thấp, tiết kiệm được kha khá xăng cộ. Lưu ý khi tháo cọc bình, xe sẽ reset nhiều thứ khác như bộ nhớ ghế, nhớ gương, hoặc Code của đầu CD v.v. Nên cân nhắc và có sự chuẩn bị.


Tham khảo:
ADAPTIVE TRANSMISSION CONTROL (ATC)

What it is: The Adaptive Transmission Control system recognizes individual styles of driving (e.g., aggressive vs. Relaxed) and adapts transmission shift parameters accordingly.

Two types of ATC are adaptive shift-scheduling and adaptive shift-quality control.
- Adaptive shift scheduling uses information to assess driving style and decides when to upshift or downshift. It also can identify uphill or downhill gradients and recognize hard cornering. This helps inhibit shifts that might be annoying to the driver or affect vehicle stability.

- Adaptive shift-quality control uses information about the vehicle or environment, such as changes in the transmission due to wear, to improve the quality of shifts. This system can also adjust shift smoothness to suit driving style (e.g., crisper shifts for aggressive driving or smoother shifts for normal driving).

How it works: Adaptive Shift Scheduling uses a microprocessor to read signals from various sensors. It uses a complex algorithm and ongoing memory to decide when to shift. For example, high lateral acceleration during cornering may prevent shifting even if the accelerator is suddenly depressed or released. This helps avoid potential loss of tire grip due to load reversal. Shift points can be based on calibration curves in memory. Adaptive shift-quality control adjusts parameters that affect the speed and smoothness of the shift by interpreting data, including driveline feedback from various sensors, as well as post shift parameters.

Customer benefit: Improves shift consistency and transmission durability and allows for shifting that is better suited to specific driver styles or operating conditions.
 
  • Like
Reactions: hoangthienle
Hạng B1
4/4/11
58
3
8
Thao tác đúng nhất là:
1. Đạp phanh để dừng hẳn xe vào chỗ đỗ
2. Cài Parking Brake
3. Về số P
4. Nhả bàn đạp phanh chính.

cái này hay . giờ biết thêm cái này . trước giờ toàn về P rồi mới kéo thắng tay. cám ơn chủ thớt.
 
Hạng B2
18/3/07
363
6
18
66
Hà Nội
Tiện thể hỏi bác Newbie_SG cái:
Nếu tỷ số truyền như nhau, ví dụ số 3 của Escape, số 5 của bác (tỉ số truyền xe em - AT 4 số, cũng gần như Escape), cùng tỉ số nén (thường là 10:1), nếu đường kính ngoài bánh xe như nhau (chỉ số lốp của em cũng giống Escape) có thể đưa ra nhận định: với vận tốc như nhau thì vòng tua trên của động cơ cũng như nhau và xe nào dung tích nhỏ hơn sẽ ít hao xăng hơn. Hoặc như trường hợp bác đưa ra ở trên cho Escape và Sonata, khi đi với vận tốc 100km/h, cả 2 xe sẽ chuyển về tỉ số truyền thấp nhất tương ứng là 0,70 và 0,77, nếu bánh xe của Sonata (em không biết) cũng giống như Escape thì vòng tua của xe Sonata cao hơn 10% so với Escape. Ví dụ Escape đi tốc độ 100km/h, vòng tua trên đồng hồ Escape là 2.500v/p thì ở Sonata sẽ là 2.750v/p, nếu bánh xe của Sonata lớn hơn bánh xe Escape thì vòng tua Sonata <2.750v/p và ngược lại.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.477
113
52
Cái này thì em không rành, nhưng có lẽ nó không đơn giản như bác phân tích. Vì trước khi truyền lực đến bánh xe và mặt đường, còn có vi sai nữa. Tùy thuộc tỷ số truyền vi sai, chu vi bánh xe, v.v. và v.v. người ta mới tính được vận tốc thực của xe tại một gear nhất đinh và rpm nhất định...
 
Hạng C
19/9/10
953
48
48
54
láigió nói:
Thao tác đúng nhất là:
1. Đạp phanh để dừng hẳn xe vào chỗ đỗ
2. Cài Parking Brake
3. Về số P
4. Nhả bàn đạp phanh chính.

cái này hay . giờ biết thêm cái này . trước giờ toàn về P rồi mới kéo thắng tay. cám ơn chủ thớt.
Nếu bước 1 (Đạp phanh để dừng hẳn) và xe đã đứng hoàn toàn (không còn xê dịch theo trớn) thì thực hiện bước 2 trước (Cài Parking Brake) rồi mới làm bước 3 (Về số P) HAY ngược lại: về số P rồi mới cài thắng tay => thì em nghĩ là giống nhau? Mục đích là xe phải dừng hẳn rồi mới cài P.
 
Hạng C
11/10/09
904
732
93
HCM
Happy Car nói:
láigió nói:
Thao tác đúng nhất là:
1. Đạp phanh để dừng hẳn xe vào chỗ đỗ
2. Cài Parking Brake
3. Về số P
4. Nhả bàn đạp phanh chính.

cái này hay . giờ biết thêm cái này . trước giờ toàn về P rồi mới kéo thắng tay. cám ơn chủ thớt.
Nếu bước 1 (Đạp phanh để dừng hẳn) và xe đã đứng hoàn toàn (không còn xê dịch theo trớn) thì thực hiện bước 2 trước (Cài Parking Brake) rồi mới làm bước 3 (Về số P) HAY ngược lại: về số P rồi mới cài thắng tay => thì em nghĩ là giống nhau? Mục đích là xe phải dừng hẳn rồi mới cài P.
Em thấy bước 2 hay 3 trước cũng không quá quan trọng với địa hình phẳng, vì xe luôn dừng lại rồi, không nhúc nhích gì hết, phanh chân vẫn đạp rất chắc mà. Tuy nhiên nếu địa hình dốc thì nên làm theo bác chủ phân tích.