Anh Ba
15/7/09
6.620
726
113
51
HCMC
bannang.com
Trên đường về Vinh, đoàn đi qua địa phận Thanh Hóa gặp một khu du lịch "Suối Cá Thần", AE hội ý AE trong 2 giây ! Mọi người điều OK thế là vào .
E tìm trên Eikipedia một số thông tin về Suối cá thần này . AE tham khảo trước, e post bài sau .

Suối Cá thần là tên gọi của một số dòng suối ở miền núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, nơi có những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ và đã trở thành những danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng.
800px-Suoi_ca_Cam_Luong.jpg
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, (cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây Bắc). Xã Cẩm Lương nằm ở bờ bắc sông Mã. Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng... Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Đây là điều hấp dẫn nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm. Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không bao giờ tanh. Người dân ở đây vẫn thường nấu ăn bằng nước của dòng suối này. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng.Người ta tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt. Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường, nên truyền đời người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng.Có thể nói rõ hơn về xã Cẩm Lương là xung quanh giáp với các xã Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Giang của huyện Cẩm Thủy và phía Bắc giáp huyện Bá Thước. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng. Suối Lương Ngọc dài hơn trăm mét, chảy từ một hang đá chân núi, đổ ra cánh đồng thung lũng nằm thoai thoải bên bờ nam sông Mã.Nằm cách thành phố Thanh Hoá 80km về phía Tây, là suối cá tự nhiên, có tới hàng ngàn con cá. Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Người ta tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt. Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường, nên truyền đời người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng.[sửa]
 
Chi Hội MBFC
25/1/08
10.110
3.613
113
Mercedes-Benz
www.mercedes-amg.vn
Em cũng chờ bác Bannang post đến Hà Nội thì em mới post tiếp hình ảnh du lịch tốc hành tại Hà Nội trong 60 giây. Do thời gian không còn nhiều nên đến Hà Nội em tranh thủ cùng với khách hàng của em vi vu bằng xe gắn máy trong 1 giờ để cảm nhận không khí 1000 năm còn vương vấn ở Thủ Đô
 
Giống như các bác vào miền Nam đều muốn tham quan Dinh Thống Nhất, em thì muốn vào đây lắm nhưng đành nhìn từ xa vậy
 
img3225resize.jpg

 
Tòa nhà hàm cá mập nổi tiếng của Hà Nội. Em cũng xin dẫn chứng một ý kiến phân tích khá khôi hài về tòa nhà này
Toà nhà lúc đầu được khoác tấm áo choàng màu đen bên Hồ Gươm mang tên DAEWOO. Khôi hài hơn là bên tường, họ gắn mấy con rùa đang bò ngược lên trời! Toà nhà này, dân Hà Nội đặt tên là Hàm Cá Mập. Công trình này là sự “kết hợp sai giấy phép (Nhà xe điện cũ) và không giấy phép (Bách hóa Bờ Hồ). Thủ tướng Chính phủ đã ra thông báo số 64/TB ngày 19/8/1996: “Yêu cầu UBND TP Hà Nội xử lý nghiêm khắc đối với chủ đầu tư công trình này, thiết lập lại kỷ cương quản lý xây dựng thành phố, buộc chủ đầu tư phải sửa kiến trúc công trình (về hình khối và chiều cao cho phù hợp với cảnh quan chung). Xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật nếu thấy cần thiết để đề cao kỷ cương trật tự”. Thế rồi hai năm sau, nó vẫn ngang nhiên nhe răng nằm đó không hề hấn gì! Thế rồi ông Kiến trúc sư trưởng thành phố lại dẫn ra: “… có ý kiến cảnh báo không khéo sửa “Cá Mập” thành “Cá Sấu”, cái mặt đã méo thì sẽ khó mà sửa thành tròn được… Còn trong kiến trúc mà nói, bất kỳ sự phê phán nào cũng có thể là vội vàng, bởi vì khi tháp Eiffel được xây dựng, ngay từ đầu có ý kiến cho rằng đây là con quỷ hù dọa Paris, nhưng hôm nay nó trở thành kỳ quan thế giới" (3). Như vậy, chắc cứ để tòa nhà Hàm Cá Mập tồn tại rồi nay mai chắc sẽ trở thành kỳ quan thế giới! Nhưng cuối cùng nó cũng đã được cải tạo lại trông cũng đỡ ghê hơn!
 
img3233resize.jpg

 
Trụ sở rất đẹp và rất to của báo Nhân Dân vẫn còn giữ lại theo kiến trúc của Pháp
img3236resize.jpg

 
img3240resize.jpg

 
Hồ Gươm vào ban đêm đẹp lung linh nhưng hệ thống đèn màu nhấp nháy xung quanh hồ trông hiện đại và giống đèn Noel quá :D
img3248resizek.jpg

 
img3257resize.jpg

 
Cầu Thê Húc - Hà Nội Chiếc cầu mầu son, như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của Hồ Hoàn Kiếm bên cạnh những liễu rủ, phượng lăn tăn, cành đa cổ tích, nối phố xá ồn ào với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng. Ðó là cầu Thê Húc (tức là cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại) được quan án sát Nguyễn Văn Siêu xây dựng năm 1865. Gần một thế kỷ rưỡi trôi qua, cầu gỗ ngày xưa đã được thay bằng xi-măng cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp cây cầu son đỏ. Có ai đến Hà Nội lại ít nhất không một lần bước lên những tấm ván cầu Thê Húc cong cong, đặt hai bàn tay lên lan can, phóng tầm mắt xuống hướng Nam ngắm tháp Rùa trầm mặc, hay đưa mắt về hướng Bắc còn có phố Hàng Ðào, Hàng Ngang và những con đường dẫn vào phố cổ... Riêng một chiếc lược màu son chải vào sóng tóc nghìn mùa xuân thu vần chuyển đã đủ làm ta phải say mê, làm ngây ngất bao thế hệ thi nhân, vua chúa, làm trầm trồ bao du khách trăm phương
 
 
img3283resize.jpg

Phở xếp hàng Gia Truyền
Một bát phở Hà Nội ngon tuyệt! 

Miếng nạm thơm lừng mới cắt. Miếng tái mềm ngọt. Sợi phở chín tới. Nước dùng thật vừa và thật nóng, húp tới đâu người ấm lên tới đó. Sau hai ngày chầu chực nhưng bỏ đi vì hàng dài quá, cuối cùng cũng ăn được Phở Bát Đàn rồi, anh mừng mừng tủi tủi nhớ lại những người đi trước...và những lần đi ăn phở HN trước.

Vậy là bao nhiêu ức chế và bức xúc của anh với Phở Hà Nội lâu nay đã được giải tỏa. Ăn xong, anh bồi hồi nhìn những tảng thịt nạm ngon lành treo chỗ bếp. Chạnh lòng nhớ tới bao lần khác bưng bê, sắp hàng trong giá rét hay bụi mù xe cộ, nghe mắng nghe chửi vì lỡ xin thêm rau...
 
img3373resize.jpg

  "Tái gầu!”- người nhà phở hô to. Một ông bước lên trả tiền, nhận lấy tô phở bò tái gầu rồi tự bưng về bàn. Nước phở nóng sóng sánh bỏng tay nhưng ông khách có vẻ sung sướng lắm!

Hàng người tiến lên từng bước sau mỗi lần hô của người nhà phở. Tôi đến hiệu phở gia truyền, số 49 phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, thì đã 9 giờ mà dòng người xếp hàng vào ăn phở vẫn đông. Sau tôi dòng người cứ dài ra.

Nhưng cũng không phải chờ lâu

Bếp phở nằm phía trái hiệu phở. Một người đàn ông trạc 50 tuổi mang tạp dề thoăn thoắt cắt miếng nạm bò to cỡ 5 kg ra từng lát nhỏ, bên cạnh là một phụ nữ cho bánh, thịt và gia vị vào tô rồi chuyền cho một thanh niên đứng phía sau múc nước phở, thỉnh thoảng lại cho thêm củi vào lò. Nhưng cũng không phải chờ lâu, chỉ khoảng 5 phút là đến lượt tôi trả tiền và mang tô phở bò tái gân về bàn.

Mặt tô phở nổi lớp nước béo và lá hành xắt nhỏ. Phở Hà Nội chính hiệu không ăn kèm giá, rau thơm, rau quế, ngò gai... như ở Sài Gòn. Gia vị có thể thêm vào là ớt tương cay nồng và chanh. Nhà phở nêm nếm vừa miệng nên khách không cần thêm nước mắm. Sợi phở mỏng, thịt mềm và thơm, nhưng đặc biệt là gân được nấu rất mềm ngậm vào cứ tan ra trong miệng.

Đã trở thành kỷ niệm

Phở là một trong những món điểm tâm chính ở Hà Nội. Một anh bạn tôi người Hà Nội, nói ở Hà Nội có nhiều quán phở nấu rất ngon nhưng người ta cứ thích đến đây xếp hàng ăn phở. Bạn tôi cũng nhiều lần đến đây ăn. Có lần nước phở chao làm bỏng tay khiến anh bạn tôi cáu thề không đến quán này nữa. Vậy mà đi công tác có dịp ghé Hà Nội là thế nào anh cũng tranh thủ làm một tô.

Thế thì quán phở Gia Truyền này có gì đặc biệt mà cứ lôi người ta đến đây xếp hàng? Quan sát thấy quán khá nhỏ, thấp, xây theo lối nhà cổ Hà Nội, bên trong có vỏn vẹn 6 bộ bàn ghế. Từ cách bài trí đến các đồ dùng tô đũa đều bình dân, thậm chí hơi có phần cũ kỹ. Quán hơi chật so với số thực khách rồng rắn ngoài kia. Tại sao người ta không mở rộng mặt bằng ra hoặc mở thêm chi nhánh? Phải chăng người nhà phở không nhạy bén kinh doanh như người Sài Gòn?

Theo anh bạn tôi, quán phở xếp hàng 49 Bát Đàn này có từ những năm 60 của thế kỷ trước, gần nửa thế kỷ tồn tại quán vẫn như xưa, gần như không thay đổi. Vào thời kỳ đó, ăn phở xếp hàng là hình ảnh quen thuộc của Hà Nội. Nó đã trở thành kỷ niệm, ăn sâu vào ký ức của nhiều thế hệ.

Vâng, khi ra Hà Nội ăn phở xếp hàng, bạn nhớ mua thêm tờ báo đọc để đợi đến lượt mình, và quan trọng là được hòa vào cái thú ẩm thực của người Hà Nội!
 
 
img3375resize.jpg


img3381resize.jpg

 
img3383resize.jpg


img3384resize.jpg
 
Chi Hội MBFC
25/1/08
10.110
3.613
113
Mercedes-Benz
www.mercedes-amg.vn
 
Sau một đêm ở Hà Nội trú tại một khách sạn quốc doanh thời bao cấp. Chắc là khách sạn cao cấp dành để phục vụ cho hội nghị cấp cao Asean nên hết sạch sành sanh
17.gif
. Trước đó được anh bạn của bác Bannang hy sinh nghỉ một buổi để đưa anh em dạo phố một vòng trước khi về lại Sài Gòn. Thưởng thức tô phở Gia Truyền mà hiện trở thành truyền thuyết với nhiều giai thoại khác nhau, điểm đến tiếp theo là ghé thưởng thức cà phê bờ hồ Hoàn Kiếm 
  
 
img3393resize.jpg
  
    
 Hà Nội vào buổi sáng sớm thật lãng mạn
 
 
img3405resize.jpg


img3400resize.jpg

 
 Chắc là đang cầu nguyện...

img3411resize.jpg

 
Cầu nguyện xong lại tỏ tình

 
img3415resize.jpg


Chị này đang nhắn tin cùng một lúc với 2 máy. Anh nào đến trước thì em chọn :)

img3438resize.jpg



cách chào của người Hà Nội :D
 

img3441resize.jpg

 
Lại chờ...


img3451resize.jpg

Bác này cũng chờ ai đó ...
 
img3395resize.jpg
 
Chi Hội MBFC
25/1/08
10.110
3.613
113
Mercedes-Benz
www.mercedes-amg.vn
Ông Lenin ở nước Nga
Vì sao ông lại đứng ở vườn hoa nước mình ?
 
img3509r.jpg

 
Công viên Lênin là một trong những khu công viên đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Khuôn viên của công viên có hình tam giác, với tổng là 17.183 m2, trong đó bao gồm quần thể kiến trúc tượng đài Lênin, với chiều cao 5,2 m, trên bệ đá hoa cương cao 2,7 m…

Nằm gọn giữa ba đường Trần Phú, Hoàng Diệu và Điện Biên Phủ, đối diện với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, công viên xinh xắn này ban đầu mang tên Công viên Chi Lăng, để tưởng nhớ trận thắng giặc Minh oanh liệt của nghĩa quân Lê Lợi ngày 10-10-1427 tại ải Chi Lăng (Lạng Sơn), đập tan đạo quân chi viện do Liễu Thăng chỉ huy, dẫn đến giải phóng Đông Đô…

Sau đó, vườn hoa Chi Lăng được gắn biển, đổi tên thành Công viên V.I. Lênin (Trước khi vườn hoa Chi Lăng đổi tên, tên gọi Công viên Lênin đã được dùng cho Công viên Thống Nhất hiện nay. Sau ngày 7 tháng 10 năm 2003, Công viên Thống Nhất được khôi phục tên cũ).

Ngược dòng lịch sử, thời Vua Lê - Chúa Trịnh, khu vực này nguyên là một cái hồ trong thành (đường Trần Phú là tường thành phía nam) dùng cho quân lính tắm, thường gọi là hồ Voi. Từ 1894-1897, sau khi phá thành Hà Nội, Pháp quy hoạch lại thành phố, lấp hồ Voi, lập công viên. Vì ở góc công viên phía đường Hoàng Diệu có một cụm tượng bốn mặt bệ là bốn tầng lớp dân bản xứ: Sĩ, nông, công, thương; mặt trước là tượng người nông dân vác cày, dắt trâu, nên cũng quen gọi là vườn hoa Canh Nông…

Công viên Lênin hiện nay là khu vui chơi, giải trí hấp dẫn của người dân và du khách tới tham quan Thủ đô Hà Nội. ở đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT v.v. Đồng thời, đây cũng là nơi lý tưởng, với không khí trong lành, cây xanh, bóng mát… rất tốt cho mọi người đến thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi…

Bác đã nói: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chân chính nhất, cách mạng nhất, nhân văn nhất vẫn là Chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Theo bạn Hoàng Sơn từ Yahoo