Hạng B2
2/4/05
319
10
18
Thế là tôi lại có cơ hội trở lại thăm xã Huồi Tụ - huyện Kỳ Sơn - Nghệ An. Đây là xã nghèo nhất trong 3 huyện nghèo nhất của tỉnh Nghệ An với đa phần là người Mông, người Khơ Mú và Thái chiếm 1 tỷ lệ nhỏ và đây cũng từng là địa bàn nóng nhất về cây thuốc phiện. Vượt qua những tập tục của người Mông, Huồi Tụ đã từng bước đi lên, chuyển đổi trồng chè thay cho cây thuốc phiện, nhưng cái nghèo, cái khó vẫn chưa lìa xa họ. Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong là 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An, nơi trọng điểm thực hiện Nghị quyết 30A của Chính phủ.

Nằm ở độ cao 1.200m, Xã Huồi Tụ nằm cách thị trấn Mường Xén 30km về hướng Bắc và cách tp Vinh 280km về hướng Tây Bắc. Huồi Tụ theo nghĩa của người Mông là nơi đầu suối. Quả đúng là như vậy, đây còn là địa danh của vùng Cổng Trời một thủa. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Huồi Tụ một món quà mà không đâu trong tỉnh Nghệ An có được, đó chính là khí hậu. Ở trên núi cao, Huồi Tụ có điều kiện khí hậu giống như ở Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa. Đó cũng là điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế ở huyện nghèo Kỳ Sơn. Tổng đội TNXP 8 đã được thành lập, từng bước giúp bà con đến với cây chè Tuyết San, trồng hoa Ly, nuôi gà Đen,.... Cùng với sự giúp đỡ của Tổng đội TNXP 8, chè Tuyết San đang từng bước giúp bà con Huồi Tụ đổi đời, bỏ cây thuốc phiện chuyển sang trồng chè, trồng rau.

Nhớ năm đó, khởi hành từ lúc sáng sớm, vượt 280km, đoàn em đến thị trấn Mường xén vào buổi trưa ngày 5/09/2007. Trời mưa rả rích, các thành viên trẻ ái ngại nhìn nhau nghĩ về chặng 30km đường đất sắp tới.
small_50576.JPG

(Đường vào Huồi Tụ)
Trời mưa thế này dễ bị sạt lở lắm, vào rồi có ra được không. Mọi người thi nhau kể về những kỷ niệm "nằm vùng" ở bản do sạt đường, xe lầy không thể ra được. Rồi trời dần hửng sáng, mọi người lại tiếp tục lên đường.
img-0795-162433.jpg

(Tranh thủ ghi hình khi xe dừng lại thay lốp)
Tại trung tâm xã Huồi Tụ, liền kề với UBND xã có 3 trường: Mầm non, cấp 1 và cấp 2 Huồi Tụ 1. Đó là điểm đặt chân gần nhất khi đoàn chúng tôi đến với Huồi Tụ. Trời mưa, đường lầy và trơn, còn 6km nữa mới có thể vào tới Huồi Tụ 2, chúng tôi quyết định chỉ dừng lại ở đây. Cách đây 6 năm, tôi cũng đã có dịp vào Huồi Tụ cùng Tỉnh đoàn Nghệ An và Huyện đoàn Kỳ Sơn trong đợt phát động "Xóa nhà tranh tre tạm bợ". Nay, Huồi Tụ đã có nhiều khởi sắc, nhìn xa về phía tổng đội, những nương chè trải dài, khu vườn ươm cũng đã mở rộng hơn, trải dần xuống chân núi.
img-0816-253401.jpg

(Giống bưởi mới đang trồng thử nghiệm tại Tổng đội 8)
Những năm qua, cái tên Huồi Tụ đã được biết đến với kỳ tích "Lên Cổng Trời kiếm bạc tỷ" (Báo Gia Đình). Nếu như trước đây, nói đến tiền tỷ ở Huồi Tụ thì người ta nghĩ ngay đến ả phù dung, cây Anh Túc,.... Nay tiền tỷ đang được người Huồi Tụ làm ra với cây chè Tuyết San, cây Hoa Ly. Hoa Ly ở Huồi Tụ đã là nguồn cung chủ yếu của người dân Tp Vinh hay Hà Tĩnh những dịp đón xuân về. Chè Tuyết San đã trở thành đặc sản của người dân xứ Nghệ với cái vị đắng ban đầu chuyển thành cái vị ngọt lùi khi đã nhấp xong một lượt, cũng giống như cái tình của người xứ Nghệ như câu hát "Người xứ Nghệ không mau, nhưng bén rồi mà sâu lắng, quen xứ Nghệ quen lâu càng tình sâu nghĩa nặng".
congtroi3.jpg

(Vườn ươm chè)
congtroi5.jpg

(Trồng Hoa Ly ở tổng đội TNXP 8)

Bên cạnh kỳ tích đó, trong điều kiện khó khăn chung của huyện Kỳ Sơn, Trường cấp 1-2 Huồi Tụ vẫn còn chưa thể có một cơ sở khang trang, một khu ký túc xá ấm cúng cho các em bán trú. Vẫn còn đó lớp học bị lốc mái, đổ tường đã mấy năm rồi chưa thể sửa chữa, nay ngổn ngang cỏ cây hoang vươn mình vượt tường kênh kiệu với thời gian.

121350img_0806.jpg

(Lán nhỏ cạnh trường)

Vẫn còn đó những lán nhỏ với những em học sinh bán trú với manh áo mỏng đối chọi với cái rét lúc về đêm. Vẫn còn đó, cô giáo mầm non hằng ngày chăm các cháu mà nghĩ về đứa con nhỏ ở quê nhà cùng tuổi, nửa năm trời mới được gặp mẹ đôi ngày.
img-0807-248284.jpg

(Nhà giám hiệu Trường mầm non Huồi tụ 1 - Cô Nguyễn Thị Hiền - áo dài đỏ - người Đô Lương đã gắn bó với Huồi Tụ hơn 12 năm)

img-0799-315411.jpg


img-0800-375291.jpg

(Toàn cảnh trường Câp 1-2 Huồi Tụ 2)

Tỷ lệ học sinh bán trú tại Trường Cấp 1-2 Huồi Tụ 1 là 340/448 học sinh. Nhưng cho đến nay, Huồi Tụ chưa thể có được một khu nội trú cho các em. Các em bán trú, thường được bố mẹ dựng cho những lán nhỏ cạnh trường, hay ven đường. Cứ cuối tuần, các em lại về nhà để lấy lương thực, băng đường mang gạo cho 1 tuần đi học, em nào ở xa thì hai ba tuần mới về một lần. Cái nghèo, sự vượt khó của các em để đến với cái chữ đã thực sự ghị lại trong tôi dấu ấn khó phai.

Trước khi thực hiện chuyến đi này, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã thông tin lại, đã chuẩn bị đủ cho các em sách, vở, đồ dùng học tập. Lúc hội ý về chuyến đi, khó khăn nhất là chọn đồ dùng cho các em. Mọi người cứ xuýt xoa kể về những em nhỏ trong những lán ven đường, đối chọi với cái rét buổi đêm bằng những manh áo mỏng. Năm nay, mùa Đông chắc lạnh hơn. Chúng tôi sẽ không đưa đến cho các em những sách, những vở, đồ dùng học tập mà chúng sẽ sẻ chia cùng các em những tấm chăn, những tấm chiếu, những chiếc áo ấm, cùng đồng hành cùng các em cùng đến với cái chữ, cái tình.

Kế hoạch đã lên, mọi công tác hậu cần đã được chuẩn bị xong hoàn chỉnh. 19h30, tối ngày 2/9, đoàn sẽ khởi hành ngược về miền núi phía Tây với quyết tâm sáng 3/9/2009 kịp có mặt chia vui cùng các em trong Lễ khai giảng năm học mới. Còn tôi, ngồi đây rà soát lại nội dung công việc, quyết định viết ký sự này. Năm 2008, tôi cũng đã chuẩn bị xong mọi việc cho chuyến đi nhưng lại đành bỏ dở vì phải đi công tác đột xuất ở phút cuối. Cái nghề của tôi nó là thế, cái gì mà chẳng cần mấy anh hậu cần cơm áo gạo tiền, ai bảo ông lo cái nồi cơm của cơ quan chứ. Cầu mong cho chuyến đi được thuận lợi, mong muốn trở lại Huồi Tụ của tôi sẽ trở thành hiện thực. Ngoài trời lại mưa!!!!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
2/4/05
319
10
18
Ký sự tới thăm xã nghèo nhất trong huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nhân dịp Khai giảng năm học 2009 2.

Chúng tôi rời thành phố Vinh vào lúc 21h37 cùng quyết tâm sẽ đến thị trấn Mường Xén - Huyện Kỳ Sơn trong đêm. 1h30 sáng ngày 03/09/2008, đoàn đã đến khách sạn Hoa Ban. Một chuyến đi thật dài. Ai cũng ngấm mệt, lục đục nhận phòng và nhắc nhau kế hoạch 6h sáng sẽ khởi hành vào Huồi Tụ.

Có lẽ rằng, người đầu tiên thức giấc chính là đồng chí Trưởng đoàn. Thói quen của ông là thế, ngày làm việc của ông bắt đầu từ lúc 4h30 sáng. Sau bài thể dục ngắn, ông lại ngồi vào bàn đọc tài liệu, sửa báo cáo hay duyệt cho phát hành các văn bản mà anh em tham mưu đã gửi trình qua mạng trong cả ngày hôm trước. Trở mình thức giấc, qua ánh sáng từ chiếc máy tính, ông cặm cụi ngồi làm việc, không bật đèn vì sợ ảnh hưởng tới giấc ngủ của tôi. Đã đi công tác với ông nhiều, ông thường lo cho chúng tôi từng miếng ăn, giấc ngủ như người cha.

5h30, hàng hóa được bốc xếp sáng chiếc xe tải 2 cầu khởi hành trước. Một ép xôi lớn đã được anh em cơ sở chuẩn bị cho đoàn. Đường càng vào sâu càng xấu. Trời đã không mưa mấy ngày rồi, nhưng vẫn chưa làm thoát hết những vũng nước lớn trên đường. Nước, đất thịt, những hố voi như níu chân đoàn lại. Cung đường này đã hơn 6 năm rồi vẫn chưa được sửa sang lại.
duong-721762.jpg


Thủng lốp, chiếc xe Land cruide cố bò đến đoạn đường thoáng, một khe nước nhỏ.
img-5132-774623.jpg

img-5133-824258.jpg


Cả đoàn cùng dừng chân và ăn sáng. Bữa tiệc được bày ra ngay ven đường.
img-5138-989621.jpg


img-5136-930742.jpg


img-5134-873994.jpg


Vượt nửa chặng đường còn lại, chúng tôi đến trung tâm xã Huồi Tụ lúc 8h30 phút. Bước vào sân trường, các thầy cô giáo và các em học sinh đã tập hợp đông đủ. Ngước mắt nhìn, ngôi trường đã khoác lên mình màu áo mới, khang trang hơn nhiều so với suy nghĩ của tôi. Có được điều đó, tôi thầm cảm ơn UBND huyện Kỳ Sơn đã cùng chia sẻ khó khăn cùng nhà trường.

nhatruong-01-152202.jpg

nhatruong02-461601.jpg


Một không khí khai giảng thật ấm cúng, bình dị.
dsc-0046-176562.jpg

dsc-0042-093013.jpg
\
Điều đặc biệt là cả 3 cấp học cùng tập trung khai giảng ở đây. Cùng với các anh chị, các bé học sinh mầm non thơ ngây tham dự.
dsc-0049-218299.jpg

dsc-0055-254257.jpg


Các chị lớn thì xúng xính trong bộ trang phục dân tộc.
dsc-0091-296357.jpg


Gác lại sau lưng không khí của ngày khai trường, tôi lặng lẽ bước ra sau. Các dãy nhà bán trú được dựng thêm nhiều hơn, ngăn nắp hơn. Dường như tất cả còn mới lắm. Trò chuyện cùng chúng tôi, thầy Trường - Hiệu trưởng trường cấp 2 Huồi Tụ 1 giải bày, đây cũng là việc cần làm nhằm đảm bảo an toàn và an ninh khu vực giáp biên giới. Các em cần được ở cạnh trường, các thầy cô cũng tiện việc chăm sóc, dạy dỗ, hạn chế việc bọn xấu lôi kéo.
img-5151-050615.jpg


Mỗi ngôi nhà, là các em học sinh trong cùng 1 bản. Mỗi một bản là một dòng họ. Các em quây quần bên nhau trong ngôi nhà chung đó. Các chị, các anh lớn thì chăm sóc cho các em nhỏ hơn.
img-5187-256052.jpg

img-5198-354197.jpg


Có bản xa, chỉ có 2 chị em đi học.
img-5190-303724.jpg


Cuộc sống của các em đã khá hơn trước rất nhiều. Nhưng vẫn không xóa đi được cái nghèo, thiếu thốn của cuộc sống sớm xa nhà đến với cái chữ của các em.
img-5179-151783.jpg


Thức ăn chủ yếu là rau và muối. Một tuần về nhà 1 lần, 2-3 kg gạo.
img-5183-612038.jpg


Góc học tập của các em cũng thật đơn sơ. Một tấm ván mỏng, dựa trên 4 cọc gỗ ở góc nhà.
img-5204-404146.jpg


Một tấm chăn ấm, thực sự là quý đối với các em. Cái rét của mỗi buổi chiều tối, sương lạnh, vách thưa, cả căn lều như mở toang, ngập chìm trong cái giá của sương đêm.
img-5174-103512.jpg


Qua câu chuyện tình cờ bên chén rượu tàn, tôi được nghe kể về gia đình thầy Văn. Quyết định đưa ra nhanh chóng, chúng tôi ghé thăm vợ chồng thầy Văn vào cuối buổi trưa, trước lúc lên đường ra thị trấn. Thầy Văn quê ở Diễn Châu, Vợ thầy quê ở huyện Tương Dương, cũng là cô giáo trong trường. Vợ chồng thầy có 1 cháu bé đã 3 tuổi, cứ đến ngày hè lại cùng bố mẹ khăn gói ra Hà nội chữa bệnh. Trong câu chuyện rời rạc, qua cặp mắt đỏ hoe của người bố, người mẹ, tôi lơ mơ hiểu về bệnh tình của cháu bé. Hiện cháu đang ở cùng ông bà ngoại tại Thị trấn Hòa Bình, cách bố mẹ cháu 90km. Một quảng đường dài.
dsc-0171-528258.jpg

dsc-0178-609397.jpg

dsc-0177-570735.jpg


Bước ra ngoài thềm, tôi thấy....
dsc-0166-488333.jpg

Hoàn cảnh đặc biệt của gia đình thầy đã thúc dục chúng tôi xây dựng một kế hoạch mới. Đó cũng là phần III của ký sự này
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/7/08
692
1
0
Re:Ký sự tới thăm xã nghèo nhất trong huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nhân dịp Khai giảng năm học 2009 2.

bác chủ thớt hôm nào ra hà nội em đưa đi mấy chỗ trên tây bắc thoái mái con gà mái mà viết phóng sự nhá. Học nội trú như thế còn sướng chán.
Cái thị trấn Hoà bình mà bác nhắc đến trong bài viết em đã từng ăn dầm ở đề đó mấy tháng rồi. có nhiều cái vui mà ăn cũng ngon đặc biệt là món cá suối chiên....
 
Hạng B2
2/4/05
319
10
18
Re:Ký sự tới thăm xã nghèo nhất trong huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nhân dịp Khai giảng năm học 2009 2.

cục gạch nói:
bác chủ thớt hôm nào ra hà nội em đưa đi mấy chỗ trên tây bắc thoái mái con gà mái mà viết phóng sự nhá. Học nội trú như thế còn sướng chán.
Cái thị trấn Hoà bình mà bác nhắc đến trong bài viết em đã từng ăn dầm ở đề đó mấy tháng rồi. có nhiều cái vui mà ăn cũng ngon đặc biệt là món cá suối chiên....

Nơi bọn em đến là xã Huồi Tụ ở Huyện Kỳ Sơn (cách thị trấn 30km). Còn thị trấn Hòa Bình là của Huyện Tương Dương. Từ thị trấn Hòa Bình lên Thị trấn Mường xén (Kỳ Sơn) là 60km.
Nói đến Tương Dương mà nhắc đến cá suối chiên thì chưa ngon đâu cụ ạ. Cụ vào đúng đợt thì mời cụ xơi bài ngăn suối bắt cá rồi nướng luôn bên mép suối thì mới gọi là ngon được. Cái này hơi kỳ công nhưng làm được thì ...chẹp chẹp... Các bác ở Tương Dương cũng nhiều trò hay phết.
Muốn ăn cá suối chiên thì phải về Con Cuông. Cụ thông cảm, sở trường của em là ăn uống, sở đoản của em là các món liên quan đến cá!
 
Hạng B2
19/3/07
143
1
18
44
Hanoi-Vietnam
Re:Ký sự tới thăm xã nghèo nhất trong huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nhân dịp Khai giảng năm học 2009 2.

Hay quá bác conan77.
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng D
19/9/08
1.277
4
38
www.otosaigon.com
Re:Ký sự tới thăm xã nghèo nhất trong huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nhân dịp Khai giảng năm học 2009 2.

Bac Conan77 viết rất hay, tiếp phóng sự phần 3 đi bác.
 
Hạng B2
2/4/05
319
10
18
Re:Ký sự tới thăm xã nghèo nhất trong huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nhân dịp Khai giảng năm học 2009 2.

Fesantasat nói:
..., tiếp phóng sự phần 3 đi bác.

Phần III thì em xin chậm hơn, vì sáng nay mới thông tin lại cho cơ sở ở Hòa Bình, Diễn Châu check lại cụ thể về gia cảnh và thông tin về cháu bé. Chiều qua hơn 2h30 em mới về đến Vinh do buổi sáng còn cố gắng ghé qua thăm và dự khai giảng tại xã Na Ngoi - Kỳ Sơn (nơi đang nuôi thí điểm cá Hồi đó cụ ợ). Anh em thì nhừ người. Mệt nhưng ý nghĩa.
Đây sẽ là 1 hoạt động đột xuất của đơn vị em nên mọi việc cần được thực hiện khá bài bản, cần có đủ tài liệu, băng ghi hình nên thời gian cũng sẽ cần nhiều hơn.
 
Hạng D
15/5/09
2.269
114
0
48
Re:Ký sự tới thăm xã nghèo nhất trong huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nhân dịp Khai giảng năm học 2009 2.

ước gì lấy tiền tham nhũng xây trường cho mấy em học sinh.